Giải bài 2 tr 89 sách GK Toán Hình lớp 12
Viết phương trình tham số của đường thẳng là hình chiếu vuông góc của đường thẳng \(d: \left\{\begin{matrix} x=2+t & \\ y=-3+2t & \\ z= 1+3t& \end{matrix}\right.\) lần lượt trên các mặt phẳng sau:
a) (Oxy).
b) (Oyz).
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2
Phương pháp:
Bài toán viết phương trình tham số của đường thẳng d' là hình chiếu vuông góc của đi trên mặt phẳng (P) cho trước:
Cách 1: Áp dụng cho trường hợp tổng quát:
+ Viết phương trình mặt phẳng (Q) chứa d và vuông góc với (P).
+ d' chính là giao tuyến của mặt phẳng (Q) và (P).
Cách 2: (P) là các mặt phẳng tọa độ (Oxy), (Oxz), (Oyz).
+ Các điểm thuộc mặt phẳng (Oxy) thì z=0.
+ Các điểm thuộc mặt phẳng (Oxz) thì y=0.
+ Các điểm thuộc mặt phẳng (Oyz) thì x=0.
Từ đó ta suy ra ngay phương trình các đường thẳng cần tìm.
Lời giải:
Ta có lời giải chi tiết câu a, b bài 2 như sau:
Câu a:
Cách 1
Phương trình mp(Oxy) là z = 0.
Gọi \((\alpha )\) là mặt phẳng chứa d và vuông góc với (Oxy)
Vectơ chỉ phương của d là \(\vec{a}=(1;2;3)\)
Mp\((\alpha )\) nhận cặp vectơ chỉ phương là \(\vec{a}\) và \(\vec{k}=(0;0;1)\), do đó vectơpháp tuyến của \((\alpha )\) là \(\vec{n}_\alpha =\left [ \vec{a}; \vec{k} \right ]=(2;-1;0)\)
Hình chiếu vuông góc d' của d trên Oxy là giao điểm của hai mặt phẳng \((\alpha )\) và (Oxy).
Ta có \((\alpha )\) đi qua M(2;-3;1) và vectơ pháp tuyến \(\vec{n}_\alpha =(2;-1;0)\) nên \((\alpha )\) có phương trình: \(2(x-2) - (y+3) = 0\)
Vậy \(M(x;y;z)\in d'\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 2x-y-7=0\\ z=0 \end{matrix}\right. (*)\)
Vectơ chỉ phương của d' vuông góc với \(\vec{n}_\alpha\) và \(\vec{k}\) nên d' có vecto chỉ phương là: \(\vec{a}_{d'} =\left [ \vec{n}_d; \vec{k} \right ]=(-1;-2;0)\)
Từ (*) cho x = 2 ⇒ y = -3, z = 0 do đó \(A(2;-3;0)\in d'\)
Phương trình tham số của d' là: \(\left\{\begin{matrix} x=2+t & \\ y = -3 +2t \\ z =0& \end{matrix}\right.\).
Cách 2:
Khi chiếu vuông góc tất cả các điểm thuộc đường thẳng d lên mặt phẳng (Oxy), ta được các hình chiếu có tung độ và hoành độ giữ nguyên so với điểm ban đầu, cao độ bằng 0.
Vậy phương trình tham số hình chiếu của d lên mặt phẳng (Oxy) là \(\left\{\begin{matrix} x=2+t & \\ y = -3 +2t \\ z =0& \end{matrix}\right.\).
Câu b:
Cách 1
Phương trình mp(Oyz) là x=0.
Gọi \((\beta )\) là mặt phẳng chứa d và vuông góc với mp(Oyz).
Mp\((\beta )\) nhận \(\vec{a}\) và \(\vec{i}=(1;0;0)\) làm cặp vectơ chỉ phương nên vectơ pháp tuyến của \((\beta )\) là: \(\vec{n}_{\beta } =\left [ \vec{a}; \vec{i} \right ]=(0;3;-2)\)
\((\beta )\) đi qua M(2;-3;1) và vectơ pháp tuyến \(\vec{n}_{\beta }\) nên \((\beta )\) có phương trình:
\(3(y-2)-2(z-1)=0\Leftrightarrow 3y-2z-4=0\)
Ta có \(M(x;y;z)\in d''\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 3x-2z-4=0\\ x=0 \end{matrix}\right.\)
(d'' là hình chiếu của d lên mp(Oyz).
Vectơ chỉ phương của d'' vuông góc với \(\vec{n}_{\beta }\) và \(\vec{i}\) nên d'' có vectơ chỉ phương là: \(\vec{a}_{d'} =\left [ \vec{n}_\beta ; \vec{i} \right ]=(0;-2;-3)\)
Từ (**) cho z = 1 ⇒ y = 2, x = 0. Do đó \(B(0;2;1)\in d''\)
Phương trình tham số của d'' là: \(\left\{\begin{matrix} x=0 & \\ y=2-2t \\ z=1-3t& \end{matrix}\right.\).
Cách 2:
Khi chiếu vuông góc tất cả các điểm thuộc đường thẳng d lên mặt phẳng (Oyz), ta được các hình chiếu có tung độ và cao độ giữ nguyên so với điểm ban đầu, hoành độ bằng 0.
Vậy phương trình tham số hình chiếu của d lên mặt phẳng (Oxy) là \(\left\{\begin{matrix} x=0 & \\ y=2-2t \\ z=1-3t& \end{matrix}\right.\).
-- Mod Toán 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 89 SGK Hình học 12
Bài tập 3 trang 90 SGK Hình học 12
Bài tập 4 trang 90 SGK Hình học 12
Bài tập 5 trang 90 SGK Hình học 12
Bài tập 6 trang 90 SGK Hình học 12
Bài tập 7 trang 91 SGK Hình học 12
Bài tập 8 trang 91 SGK Hình học 12
Bài tập 9 trang 91 SGK Hình học 12
Bài tập 10 trang 91 SGK Hình học 12
Bài tập 3.31 trang 129 SBT Hình học 12
Bài tập 3.32 trang 129 SBT Hình học 12
Bài tập 3.33 trang 129 SBT Hình học 12
Bài tập 3.34 trang 129 SBT Hình học 12
Bài tập 3.35 trang 129 SBT Hình học 12
Bài tập 3.36 trang 130 SBT Hình học 12
Bài tập 3.37 trang 130 SBT Hình học 12
Bài tập 3.38 trang 130 SBT Hình học 12
Bài tập 3.39 trang 130 SBT Hình học 12
Bài tập 3.40 trang 130 SBT Hình học 12
Bài tập 3.42 trang 131 SBT Hình học 12
Bài tập 3.43 trang 131 SBT Hình học 12
Bài tập 3.44 trang 131 SBT Hình học 12
Bài tập 3.45 trang 131 SBT Hình học 12
Bài tập 24 trang 102 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 25 trang 102 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 26 trang 102 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 27 trang 103 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 28 trang 103 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 29 trang 103 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 30 trang 103 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 31 trang 103 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 32 trang 104 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 33 trang 104 SGK Hình học 12 NC
-
Trong không gian tọa độ Oxyz cho A(1; 2; -1), B(-1; 1; 1), C( 1; 0; 1). Tính góc giữa mp(ABC) và mp(Oxy).
bởi Quynh Nhu 25/05/2021
Trong không gian tọa độ Oxyz cho A(1; 2; -1), B(-1; 1; 1), C( 1; 0; 1). Tính góc giữa mp(ABC) và mp(Oxy).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong không gian tọa độ Oxyz cho A(1; 2; -1), B(-1; 1; 1), C( 1; 0; 1). Mặt phẳng (Oxy) chia tam giác ABC thành 2 phần, tính tỉ số diện tích 2 phần đó.
bởi Song Thu 25/05/2021
Trong không gian tọa độ Oxyz cho A(1; 2; -1), B(-1; 1; 1), C( 1; 0; 1). Mặt phẳng (Oxy) chia tam giác ABC thành 2 phần, tính tỉ số diện tích 2 phần đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong không gian tọa độ Oxyz cho A(1; 2; -1), B(-1; 1; 1), C( 1; 0; 1). Chứng minh rằng ngoài điểm O còn có một điểm S duy nhất sao cho SABC là tứ diện vuông đỉnh S. Tìm tọa độ của S.
bởi Đặng Ngọc Trâm 25/05/2021
Trong không gian tọa độ Oxyz cho A(1; 2; -1), B(-1; 1; 1), C( 1; 0; 1). Chứng minh rằng ngoài điểm O còn có một điểm S duy nhất sao cho SABC là tứ diện vuông đỉnh S. Tìm tọa độ của S.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong không gian tọa độ Oxyz cho A(1; 2; -1), B(-1; 1; 1), C( 1; 0; 1). Chứng minh OABC là 1 tứ diện vuông đỉnh O.
bởi thanh duy 25/05/2021
Trong không gian tọa độ Oxyz cho A(1; 2; -1), B(-1; 1; 1), C( 1; 0; 1). Chứng minh OABC là 1 tứ diện vuông đỉnh O.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Trong không gian tọa độ Oxyz, xét đường thẳng \({\Delta _m}\) là giao tuyến của 2 mặt phẳng \((\alpha )\) : mx + y - mz -1= 0 và \((\alpha '):x - my + z - m = 0\). Tìm tập hợp các giao điểm M của \({\Delta _m}\) và mp (Oxy) khi m thay đổi.
bởi Đào Lê Hương Quỳnh 25/05/2021
Trong không gian tọa độ Oxyz, xét đường thẳng \({\Delta _m}\) là giao tuyến của 2 mặt phẳng \((\alpha )\) : mx + y - mz -1= 0 và \((\alpha '):x - my + z - m = 0\). Tìm tập hợp các giao điểm M của \({\Delta _m}\) và mp (Oxy) khi m thay đổi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong không gian tọa độ Oxyz, xét đường thẳng \({\Delta _m}\) là giao tuyến của 2 mặt phẳng \((\alpha )\) : mx + y - mz -1= 0 và \((\alpha '):x - my + z - m = 0\). Chứng minh góc giữa \({\Delta _m}\) và trục Oz không đổi; khoảng cách giữa \({\Delta _m}\) và trục Oz không đổi.
bởi hà trang 25/05/2021
Trong không gian tọa độ Oxyz, xét đường thẳng \({\Delta _m}\) là giao tuyến của 2 mặt phẳng \((\alpha )\) : mx + y - mz -1= 0 và \((\alpha '):x - my + z - m = 0\). Chứng minh góc giữa \({\Delta _m}\) và trục Oz không đổi; khoảng cách giữa \({\Delta _m}\) và trục Oz không đổi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời