-
Video trong Playlist
-
Nội dung
-
Bài 1: Dao động điều hòa
Bài học giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về: 1. Các phương trình dao động điều hòa: Phương trình li độ. Phương trình vận tốc. Phương trình gia tốc. 2. Mối liên hệ về pha - Công thức độc lập với thời gian Mối liên hệ về pha. Công thức độc lập thời gian. 3. Liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa.00:59:15 25074 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 1: Xác định các đại lượng và trạng thái của vật dao động điều hòa
Bài giảng cung cấp cho học sinh tìm hiểu mối liên hệ giữa các đại lượng và trạng thái của vật trong quá trình dao động. Ngoài ra nắm được các nội dung chính của bài: Công thức tính tần số góc. Khái niệm chu kỳ (T). Khái niệm tần số (f). Xác định vị trí, vận tốc, gia tốc tại thời điểm ban đầu. Xác định trạng thái của vật tại thời điểm ban đầu.00:55:04 2538 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 2: Áp dụng công thức độc lập với thời gian
Thông qua bài học các em sử dụng các công thức độc lập thời gian để giải các bài toán liên quan và tìm các đại lượng.00:32:15 1546 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 3: Viết phương trình dao động của vật
Bài học hướng dẫn học sinh thành lập phương trình dao động điều hòa của vật. Qua đó áp dụng phương trình dao động điều hòa tìm các đại lượng A, ⍵,...00:32:12 1589 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 4: Xác định ly độ của vật sau thời gian ∆t
Với bài học này, học sinh sẽ được củng cố các kiến thức về: Xác định ly độ của vật. Nắm và vận dụng các công thức xác định vị trí. Biết được các trường hợp đặc biệt khi xác định vị trí của vật tại thời điểm ∆t. Xác định vị trí của vật dao động điều hòa tại một thời điểm cho trước.00:33:48 2006 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 5: Vận tốc trung bình - Tốc độ trung bình
Thông qua bài học này, học sinh biết được công thức tính vận tốc trung bình, tốc độ trung bình. Từ đó tìm vận tốc trung bình - tốc độ trung bình của vật dao động điều hòa trong một quá trình nào đó.00:16:57 1567 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 6: Sơ đồ thời gian, tìm thời điểm vật qua vị trí x_0 lần thứ n
Nội dung bài học giúp các em học sinh ứng dụng mối liên hệ chuyển động tròn đều và giao động điều hòa thiết lập sơ đồ về thời gian giữa các vị trí. Từ đó giải nhanh bài toán tìm thời điểm vật qua vị trí x0 lần thứ n.00:51:53 1825 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 7: Tìm quãng đường S vật đi được trong thời gian ∆t
Bài học giúp học sinh ứng dụng sơ đồ thời gian xác định quãng đường S vật đi được trong thời gian Δt, qua đó thực hành giải các bài toán liên quan.00:38:46 1750 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 8: Tìm thời gian ∆t để vật đi được quãng đường
Sau khi học bài học này, học sinh dễ dàng giải các bài toán xác định thời gian ∆t để vật đi được quãng đường S.00:36:45 1962 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 9: Trong một chu kì tìm thời gian để đại lượng Vật lý P thoả điều kiện cho trước
Qua bài học này, học sinh nắm được công thức dạng tổng quát của đại lượng vật lý P, ngoài ra xác định được thời gian vật thỏa một điều kiện cho trước.00:29:25 2186 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 10: Quãng đường dài nhất - Quãng đường ngắn nh
Sau khi học bài học này, học sinh nắm được một số kỹ năng giải các bài tập liên quan đến quãng đường dài nhất, quãng đường ngắn nhất trong một thời gian xác định. Qua việc xét một số trường hợp của bài toán, học sinh có thể tìm được quãng đường một cách nhanh nhất.00:44:59 1773 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 11: Năng lượng của dao động điều hoà
Năng lượng điều hòa là dạng toán quan trọng nhất trong chuyên đề Dao động cơ học. Bài học giúp các em nắm được khái niệm năng lượng, cơ năng (động năng và thế năng). Có thể tìm được giá trị của động năng, thế năng, hoặc cơ năng trong dao động điều hòa và biết được các kỹ thuật biến đổi khi giải các bài toán liên quan.00:36:16 1108 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết dao động điều hoà
20 câu ôn lý thuyết Dao động điều hòa giúp các em củng cố lại kiến thức lý thuyết, nắm được những phần kiến thức trọng tâm và cơ bản nhất của dao động điều hòa.00:26:48 1335 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn bài tập dao động điều hoà
Qua việc thực hành giải 20 câu ôn bài tập dao động điều hòa, các học sinh nắm được một số kỹ năng giải bài tập, rèn luyện khả năng giải nhanh, đồng thời nắm được các dạng bài tập có khả năng xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia.00:55:52 1801 Thầy Thân Thanh Sang
-
Bài 2: Con lắc lò xo
Bài giảng giúp học sinh nắm được các kiến thức trọng tâm về con lắc lò xo: Cấu tạo của con lắc xò xo Khảo sát chuyển động của con lắc lò xo nằm ngang, thẳng đứng và nằm nghiêng. Khái niệm, biểu thức lực đàn hồi Biết thêm công thức tính dao động điều hòa00:54:11 2189 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 1: Cắt - Ghép lò xo
Bài học này giúp học sinh nắm được công thức tính độ cứng lò xo, các công thức biến đổi khi cắt, ghép lò xo (ghép nối tiếp, ghép song song). Qua đó có thêm công cụ tính độ cứng, xét tính ⍵ của các lò xo, có thêm công thức giải được nhiều bài toán.00:24:02 1366 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 2: Biến đổi chu kỳ, tần số con lắc lò xo
Qua bài học này học sinh nắm được một số kiến thức: Biết thêm một công thức tính tần số gốc. Mối liên hệ giữa khối lượng và chu kì , khối lượng và tần số, tần số và độ cứng lò xo. Biến đổi chu kì và tần số bằng cách lập tỉ số00:26:53 1343 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 3: Viết phương trình dao động của con lắc lò xo
Bài giảng Viết phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo trình bày cho các em các kiến thức cơ bản về phương trình dao động con lắc lò xo, các công thức biến đổi tìm các đại lượng ⍵, φ cách xác định biên độ A. Qua đó nắm được nhưng lưu lý khi viết phương trình dạo động con lắc lò xo, xác định biên độ.00:35:51 1620 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 4: Năng lượng con lắc lò xo - Thời gian nén, dãn trong một chu kỳ
Đến với bài học này các em sẽ được củng có kiến thức, nắm vững công thức tính động năng, thế năng, cơ năng. Biết được mối liên hệ giữa cơ năng và biên độ, cách tính thời gian nén hoặc giãn trong một chu kỳ của con lắc lò xo trong các trường hợp nằm ngang, treo thẳng đứng…00:39:50 1253 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết con lắc lò xo
20 câu hỏi ôn tập lý thuyết con lắc lò xo bao gồm một các dạng câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết từ đơn giản đến khó, giúp các em tổng hợp lại kiến thức đã học liên quan đến con lắc lò xo, cũng như phương pháp nhớ và biến đổi một số công thức.00:38:06 1525 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn bài tập con lắc lò xo
Bài giảng 20 câu ôn bài tập con lắc lò xo bao gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Giúp các em nắm vững kiến thức về giải các bài toán liên quan đến con lắc lò xo, nâng cao kỹ năng nhận dạng bài tập, biết vận dụng các phương pháp để giải các bài tập về con lắc lò xo một cách linh hoạt và chính xác nhất.00:48:03 1783 Thầy Thân Thanh Sang
-
Bài 3: Con lắc đơn
Bài Con lắc đơn cung cấp cho học sinh các kiến thức trọng tâm: Cấu tạo con lắc đơn. Phương trình li độ, vân tốc, gia tốc của con lắc đơn dao động điều hòa. Phương trình động lực họ của con lắc đơn. Năng lượng của con lắc đơn dao động điều hòa. Qua đó nắm được các công thức để tìm năng lượng, vận tốc, lực căng dây trong trường hợp tổng quát.00:37:36 1744 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 1: Biến đổi chu kỳ, tần số con lắc đơn dao động điều hòa
Từ công thức tính tần số góc của con lắc đơn dao động điều hòa, học sinh có thể biết thêm công thức tìm chu kì và tần số. Nắm được mối quan hệ, sự phụ thuộc của chu kì, tần số với các đại lượng khác. Ngoài ra, giáo viên còn hướng dẫn các em một số mẹo nhớ nhanh công thức, nắm được phương pháp biến đổi, kĩ thuật biến đổi chu kì và tần số. Qua bài học này, các em thể vận dụng lý thuyết đã học để áp dụng giải các bài tập về biến đổi chu kì, tần số con lắc đơn dao động điều hòa và có phương pháp giải nhanh các dạng bài tập đó.00:37:02 1500 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 2: Con lắc đơn dao động tuần hoàn - Năng lượng - Vận tốc - Lực căng dây
Nội dung bài giảng giúp học sinh nắm được công thức tính năng lượng, vận tốc, lực căng dây của con lắc dao động tuần hoàn, biết được một số điểm cần lưu ý khi sử dụng các công thức này trong giải bài tập. Qua bài giảng này, học sinh nắm được điểm khác và giống nhau giữa dao động điều hòa và dao động tuần hoàn, từ đó rút ra phương pháp giải bài tập phù hợp.00:42:11 1384 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 3: Thay đổi chu kỳ con lắc đơn khi thay đổi độ cao, nhiệt Dạng 3: Thay đổi chu kỳ con lắc đơn khi thay đổi độ cao, nhiệt độ
Bài giảng giúp học sinh củng cố các kiến thức cũng như các công thức tính toán chu kì của con lắc đơn khi thay đổi độ cao, nhiệt độ hoặc cả hai đại lượng. Qua đó thấy được sự ảnh hưởng của độ cao và nhiệt độ đối với sự di chuyển của đồng hồ quả lắc. Bên cạnh đó học sinh được hướng dẫn giải một số bài tập, để rèn luyện một số kĩ năng tính toán cần thiết.00:45:13 1121 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 4: Thay đổi chu kỳ con lắc đơn khi thay đổi, khi chịu tác dụng của lực lạ
Bài học giúp học sinh củng cố thêm các kiến thức liên qua đến con lăc đơn, tìm hiểu sâu hơn về chu kì của con lắc đơn khi chịu tác dụng của lực lạ: l ực điện trường, lực từ, quán tính ... Đồng thời biết thêm các công thức tính chu kỳ mới, mẹo giải bài toán con lắc đơn chịu sự tác dụng của lực lạ. Với các ví dụ áp dụng có hướng dẫn giải + mẹo giải nhanh về dạng này, học sinh sẽ có thêm những kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho kì thi THPT sắp tới.00:34:14 1502 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết con lắc đơn
Với các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến con lắc đơn, giúp học sinh ôn tập, củng cố những kiến thức trọng tâm cần thiết, biết được cách biến đổi đổi công thức liên quan đến lực căng dây, chu kì, tần số, năng lượng, vân tốc…00:48:23 984 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn bài tập con lắc đơn
20 câu ôn bài tập con lắc đơn sẽ giới thiệu cho các em các dạng toán liên quan đến con lắc đơn từ cơ bản đến nâng cao nhằm giúp các em: Rèn luyện kỹ năng giải nhanh. Vận dụng công thức tính toán tốt nhất. Nắm được các mẹo đọc hiểu bài toán thật nhanh để tìm ra phương pháp giải phù hợp, chính xác. Từ đó các em tự rút ra những kinh nghiệm, lưu ý cần thiết cho bản thân để chuẩn bị thật tốt cho kì thi THPT.00:51:38 1339 Thầy Thân Thanh Sang
-
Bài 4: Dao động tắt dần – dao động duy trì – dao động cưỡng bức – sự cộng hưởng
Qua bài học này, học sinh nắm được định nghĩa, đặc điểm của dao động tắt dần, dao động duy trì, dao động cưỡng bức, sự cộng hưởng. Qua đó học sinh có thể phân biệt, biết được sự khác và giống nhau của các dao động.00:34:05 1356 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 1: Dao động cưỡng bức - Sự cộng hưởng
Bài giảng Dao động cưỡng bức – Sự cộng hưởng giúp học sinh ôn tập các kiến thức liên quan đến: Dao động cưỡng bức: định nghĩa, tính chất, đặc điểm, biên độ phụ thuộc vào những yếu tố nào. Điều kiện để có sự cộng hưởng. Mối liên hệ giữa dao động cưỡng bức và sự cộng hưởng. Với một số ví dụ có hướng dẫn giải, học sinh nắm được phương pháp làm bài, rèn thêm kỹ năng giải bài nhanh, chính xác.00:23:51 1223 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 2: Dao động tắt dần
Dao dộng tắt dần là một dạng khó và có sử dụng đến kiến thức lớp 10. Sau khi học bài này, các em sẽ nắm rõ được lý thuyết, hiểu rõ bản chất, hiểu phương pháp, nắm được cách làm bài liên quan đến dao động tắt dần. Qua đó biết được vị trí vật đạt tốc độ cực đại, tốc độ cực đại của vật, độ giảm biên độ sau một chu kỳ, số dao động và thời gian vật thực hiện dao động.00:41:15 1279 Thầy Thân Thanh Sang
-
Dạng 3: Bài toán va chạm
Bài giảng Bài toán va chạm nhằm giúp học sinh hiểu được khái niệm va chạm, phân biệt được từng loại va chạm và đặc điểm của chúng. Qua đó, nắm được các kiến thức cơ bản áp dụng giải các bài toán va chạm từ đơn giản đến phức tạp. Từ đó rút ra kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết các bài toán va chạm một cách ngắn gọn và đúng nhất.00:31:51 1390 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn lý thuyết các loại dao động
Với 20 câu ôn lý thuyết phần Các loại dao động, chủ yếu là dao động tắt dần, dao động cưỡng bức xảy ra cộng hưởng và dao động duy trì giúp các em ôn lại các kiến thức liên quan đến các loại dao động từ dễ đến khó.00:39:00 1386 Thầy Thân Thanh Sang
-
Ôn tập: 20 câu ôn bài tập các loại dao động
Bài giảng giới thiệu đến các học sinh 20 câu hỏi bài tập ôn tập về các loại dao động, với các câu hỏi từ đơn giản đến phúc tạp giúp các em hình thành kỹ năng phân tích các hiện tượng, các dao động từ đó đưa ra các phương pháp giải bài tập phù hợp.01:08:14 1434 Thầy Thân Thanh Sang
-
Bài 5: Tổng hợp dao động
Kiến thức các em có được sau khi hoàn thành bài Tổng hợp dao động là: Biểu diễn một dao động điều hòa bằng một vecto. Tổng hợp 2 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Nắm được một số phương pháp tổng hợp dao động Sử dụng máy tính bỏ túi, toán học để giải các bài toán về tổng hợp dao động.01:04:50 2059 Thầy Thân Thanh Sang
Chuyên đề dao động cơ học bao gồm những nội dung hết sức quan trọng và là nền tảng của chương trình Vật Lý 12. Trong đó có 5 bài học bám sát Sách Giáo Khoa: Dao động điều hòa, con lắc lò xo, con lắc đơn, dao động tắt dần - dao động duy trì - dao động cưỡng bức - sự cộng hưởng, tổng hợp dao động. Với mỗi bài học được xây dựng gồm phần lý thuyết, phương pháp giải các dạng bài tập tương ứng, các ví dụ có hướng dẫn giải chi tiết và các bài tập rèn luyện theo từng dạng sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức và kỹ năng về:
- Khái niệm về dao động điều hòa.
- Xác định các đại lượng và trạng thái của vật dao động điều hòa.
- Vận dụng nhuần nhuyễn công thức độc lập thời gian để giải bài tập nhanh hơn.
- Nắm được sự biến đổi chu kỳ, tần số của con lắc đơn và con lắc lò xo.
- Vận dụng tốt các công thức, viết được các phương trình dao động trong dao động điều hòa của con lắc lò xo và con lắc đơn.
- Hiểu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa và con lắc.
- Vận dụng tốt mối liên hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa để giải bài tập trắc nghiệm nhanh và chính xác.
- Phân biệt được các loại dao động: dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.
- Hiện tượng cộng hưởng và điều kiện để xảy ra cộng hưởng.