OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 12


Bài học Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu giúp các em cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người. Thấy được kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo. Thông qua video bài giảng kết hợp với soạn bài và phần bài học, HOC247 chúc các em có thêm nhiều tiết học hấp dẫn và hiệu quả hơn tại lớp.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Nguyễn Minh Châu

  • Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989).
  • Quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
  • Là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
  • Sau 1975, sáng tác của NMC đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.

b. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”

  • Xuất xứ:
    • Được sáng tác năm 1983.
    • Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được in lại trong tập cùng tên.
    • Là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
  • Bố cục: 2 đoạn
    • Đoạn 1: Từ đầu …. đến “Chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
    • Đoạn 2: Phần c̣òn lại: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện và tấm ảnh được chọn.

2.2. Đọc – hiểu văn bản

a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng

  • Phát hiện thứ nhất đầy thơ mộng
    • Vẻ đẹp trên mặt biển mờ sương, như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ:
      • Thiên nhiên: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa và màu hồng của mặt trời”.
      • Con người: “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.
      • Cách nhìn: “Toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”, “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”.
    • Tâm trạng người nghệ sĩ:
      • Bối rối, trái tim bị bóp chặt…
      • “Vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.

⇒ Cảm thấy hạnh phúc chất ngất, cảm nhận được cái Thiện, cái Mĩ của cuộc đời, cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khiết.

  • Phát hiện thứ hai đầy nghịch lí
    • Phùng đã chứng kiến cảnh tượng: một người đàn ông đánh vợ dã man.
      • Người đàn bà: khắc khổ, xấu xí, mệt mỏi và chỉ biết “cam chịu đầy nhẫn nhục”.
      • Lão đàn ông: thơ kệch, dữ dằn, độc ác, quật tới tấp vào lưng vợ như một cách để giải toả uất ức, khổ đau.
      • Thằng bé Phác: đánh lại cha vì thương mẹ.
    • Thái độ của người nghệ sĩ:
      • “Chết lặng”, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt.
      • “Vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”.
  • Nghịch lí của hai phát hiện trên
    • Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa trong gia đình kia đã làm cho những điều huyền diệu mà anh phát hiện hiện hình ra thật khủng khiếp, ghê sợ.
    • Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác.
    • Người nghệ sĩ phải t́ìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.

b. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện

  • Câu chuyện về người đàn bà hàng chài
    • Ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi”
    • Bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn cam chịu.
    • Thái độ của người đàn bà: rón rén, cố thu người lại ⇒ Đáng thương và tội nghiệp.
    • Lời van xin “ Quí toà … đừng bắt con bỏ nó” ⇒ Mọi giá quyết không bỏ chồng, có thể đánh đổi tất cả.
    • Lời giải thích cho sự chịu đựng không thể bỏ chồng:
      • “Các chú không hiểu người làm ăn” ⇒ Chưa hiểu hoàn cảnh của con người.
      • Do sinh con nhiều, trên thuyền lại chật ⇒ Tù túng, gò bó của cuộc sống nên sinh ra vậy.
      • Cần người đàn ông trên thuyền ⇒ vì vậy mới cam chịu để sống.
      • Cũng có khi biển động sóng to ⇒ Cuộc sống có khi va chạm, không hiểu nhau.
      • “Phải sống cho con chứ không thể cho mình” ⇒ Đó là sự hi sinh, tình mẫu tử vô bờ bến.
      • Cuộc sống cũng có lúc hạnh phúc được nhìn các con ăn no ⇒ Chắt chiu hạnh phúc dù nhỏ nhất.
    • Nhân vật có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và tâm hồn bên trong:
      • Người đàn bà thất học nhưng rất hiểu cuộc đời.
      • Giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha, nhân hậu – chắt chiu hạnh phúc đời thường – nhìn đời một cách sâu sắc
      • Thấp thoáng vẻ đẹp truyền thống của  người phụ nữ VN trong quá khứ

  ⇒ Cuộc sống con người không đơn giản, người nghệ sĩ không thể dễ dãi, giản đơn khi nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của đời sống.

  • Các nhân vật trong câu chuyện
    • Người đàn ông:
      • Dáng vẻ khắc khổ, lam lũ nhưng mạnh mẽ và dữ dội.
      • Vốn là một anh con trai hiền lành, chỉ vì “nghèo khổ, túng quẫn” nà trở thành người chồng vũ phu.
      • Khi nào thấy khổ là lão đánh vợ.
      • Qua cái nhìn của người đàn bà: nạn nhân của hòan cảnh nên đáng được cảm thông, chia sẻ.
      • Qua cái nhìn của Đẩu, Phùng và bé Phác: người vũ phu, thủ phạm gây đau khổ nên đáng căm phẫn, đáng lên án.
      • Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây đau khổ cho những người thân.
    • Chị Phác:
      • Có những hành động đúng đắn, biết lo toan, là chỗ dựa vững chắc cho người mẹ.
      • Trong lòng tan nát vì đau đớn:
        • Bố điên cuồng hành hạ mẹ.
        • Vì thương mẹ  thằng em định cầm dao ngăn bố lại…
      •  Một cô bé ốm yếu mà can đảm, phải vật lộn để tước lấy con dao từ tay Phác, không cho nó làm việc trái với luân thường đạo lí.
    • Phác:
      • Thương mẹ theo kiểu trẻ con xốc nổi, theo cách của đứa con trai vùng biển.
        • Lặng lẽ đưa ngón tay lên khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ.
        • uyên bố rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”
      • Phản ứng dữ dội, tình thương mẹ dạt dào.
    • Nhiếp ảnh Phùng:
      • Nhạy cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh.
      • Xúc động mãnh liệt trước t́ình trạng con người phải chịu sự bạo hành của cái xấu, cái ác.
      • Phát hiện vẻ đẹp tâm hồn con người: đằng sau vẻ xấu xí của người đàn bà là một tâm hồn yêu thương, vị tha…
      • Rút ra chân lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.
    • Chánh án Đẩu:
      • “Vỡ ra” nhiều vấn đề về cách nhìn nhận, đánh giá con người:
        • Cuộc đời người đàn bà này không hề giản đơn.
        • Trong hồn cảnh này, cách hành xử của người đàn bà là không thể khác.
        • Giải pháp “bỏ chồng” mà Đẩu áp dụng là không ổn.

c. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”

  • Mỗi lần nhìn kĩ bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” ⇒ Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.
  • Nhưng nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” ⇒ Sự thật cuộc đời đằng sau bức  tranh.

⇒ Quan niệm: nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời và phải là cuộc đời, luôn luôn vì cuộc đời.

d. Đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

  • Xây dựng tình huống truyện: 
    • Độc đáo, hấp dẫn, mang  ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
      • Tình huống 1: Phùng rung động, say mê trước cảnh đẹp “trời cho”.
      • Tình huống 2: Trong giây phút tâm hồn thăng hoa, anh bất ngờ chứng kiến cảnh tượng người đàn ông đánh vợ.

 ⇒ Tình huống được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu để thể hiện tính cách con người và cuộc đời.

  • Ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm
    • Ngôn ngữ người kể chuyện:
      • Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả.
      • Điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể chân thật, giàu sức thuyết phục.
    • Ngôn ngữ nhn vật: Phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.
  • Tổng kết

Mời các em cùng tổng kết lại nội dung chính của bài học qua sơ đồ sau:

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Phân tích hình tượng người đàn bà hàng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”:
    • Xuất xứ.
    • Đặc điểm truyện.
  • Giới thiệu nhân vật:
    • Cuộc đời.
    • Phẩm chất.

b. Thân bài

  • Giới thiệu chung về nhân vật
    • Hiện thân cho mảng đời tăm tối cơ cực.
    • Vẫn toát lên những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
    • Nhân vật quan trọng trong tác phẩm.
  • Phân tích nhân vật
    • Ngoại hình
      • Từ nhỏ đã có ngoại hình xấu xí, sau đó có mang với một anh con trai hàng chài, gã chồng hiện thời lúc đó cục tính nhưng hiền lành.
      • Qua năm tháng lam lũ, vất vả, lo toan nên nét xấu xí càng được thể hiện rõ….
    • Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng
      • Vừa ở dưới thuyền lội lên, chị đã bị chồng đánh tới tấp.
      • Bị chồng đánh đập dã man, chị hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục.
    • Lòng tự trọng
      • Bị chồng đánh đập tàn nhẫn, chỉ cắn răng chịu đựng.
      • Khi biết chuyện mình bị Phác và Phùng chứng kiến, cảm thấy đau đớn, xấu hổ, nhục nhã; không muốn bất cứ ai chứng kiến và thương hại, không muốn con trai chứng kiến cảnh dã man ấy.
    • Vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn
      • Khi ở toà án, chị đem đến cho Phùng, Đẩu và người đọc nhiều nhận thức mới mẻ:
        • Sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế: lúc đầu “thưa gởi”, xưng “con” và chắp tay vái lia lịa van xin; nhưng khi lấy lại sự tự tin, tâm thế đã thay đổi, chuyển cách xưng hô
        • Qua những lời giãi bày Đẩu, Phùng và người đọc đã “vỡ ra” nhiều điều: đằng sau vẻ cam chịu, nhịn nhục, đáng thương là một tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh; chấp nhận đau khổ vì đàn con; có cách ứng xử rất nhân bản.
        • Nhận ra được lí do chị không thể bỏ chồng: cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, nuôi nấng đặng một sấp con, trong đau khổ triền miên vẫn có được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi…
      • Biểu tượng cho tình mẫu tử, khát vọng hạnh phúc gia đình.

c. Kết bài

  • Nguyễn Minh Châu đã khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ.
  • Tấm lòng nhân đạo của nhà văn: yêu thương, thông cảm, phát hiện và khẳng định những phẩm chất cao đẹp, khao khát có một chỗ dựa tinh thần, một cuộc sống no ấm bình yên, hạnh phúc gia đình bình dị.
  • Quan điểm sáng tác của Nguyễn Minh Châu: rất sâu sắc, nhiều chiều về con người và cuộc sống.
ADMICRO

4. Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa

“Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu viết năm 1983. Qua tác phẩm nhà văn xây dựng một tình huống truyện độc đáo. Tình huống nhận thức mang tính khám phá, phát hiện về đời sống. Để nắm được nội dung kiến thức cần đạt về văn bản này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Chiếc thuyền ngoài xa.

5. Hỏi đáp về văn bản Chiếc thuyền ngoài xa

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

6. Một số bài văn mẫu về Chiếc thuyền ngoài xa

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: Sáng tác của ông viết trong những năm 80 thường hướng đến đời thường, khám phá về số phận và phẩm cách con người trong thực trạng đa đạng và phức tạp cuộc sống. Để hiểu và phân tích được truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

NONE
OFF