OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành - Ngữ văn 12

Banner-Video

Hướng dẫn soạn bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành giúp các em học sinh cảm nhận được hình tượng rừng xà nu trong cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và anh dũng cùng câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú – người anh hùng của cả dân làng Xô man và của cả dân tộc, thực hành bài luyện tập trong SGK Ngữ Văn 12. HỌC247 chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận lợi hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

2. Tóm tắt nội dung bài học 

2.1. Nội dung

  • Rừng xà nu đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không còn cách nào khác hơn là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác.
  • Hình tượng rừng xà nu vừa mang ý nghĩa cụ thể vừa được xây dựng như một ý nghĩa biểu tượng của sự sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt.
  • Hình tượng Tnú, nhân vật trung tâm của tác phẩm, người anh hùng mà câu chuyện bi tráng của đời anh là sự thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí lịch sử: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo.
    • Tnú mang trong mình những phẩm chất cao đẹp của con người Tây Nguyên kiên cường: gan góc, mạnh mẽ, sớm giác ngộ cách mạng.
    • Tnú với bi kịch đau thương và khả năng vượt qua đau thương để đứng dậy chiến đấu.
    • Tnú chan chứa tình yêu thương.

2.2. Nghệ thuật

  • Tạo dựng không khí nồng nàn hương sắc Tây Nguyên.
  • Chất sử thi bi tráng.
  • Ngôn ngữ nghệ thuật được trau chuốt kĩ càng.

3. Soạn bài Rừng xà nu chương trình chuẩn

3.1. Soạn bài tóm tắt

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Anh (chị) cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua:

  • Nhan đề tác phẩm:
    • Rừng xà nu như một biểu trưng đẹp đẽ nói lên sức sống bền vững, trường tồn của người dân Tây Nguyên.
    • Tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và khí thế chiến thắng của họ trong công cuộc chống Mĩ cứu nước của cả dân tộc.
    • Trở thành hình tượng mang vẻ đẹp sử thi hào hùng, tráng lệ.

⇒ Mang cả ý nghĩa tả thực và ý nghĩa tượng trưng.

  • Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác.
    • Đoạn văn mở đầu đã tạo ra một không khí rất ấn tượng cho câu chuyện về làng Xô Man chống Mĩ sẽ kể trong tác phẩm. Đại bác giặc đã bắn gãy hàng vạn cây xà nu nhưng những cây xà nu con lại mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn theo mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
    • Trong đau thương cây xà nu vẫn sinh sôi, nảy nở và trường tồn bất diệt như sức sống của dân làng Xô Man trong công cuộc đánh Mĩ, và “cứ thế hai ba năm nay cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiệp tận chân trời”.

⇒ Đoạn văn đã tô đậm, khắc sâu ý nghĩa nhan đề và góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của tác phẩm.

  • Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm có tác dụng nhấn mạnh vào hình tượng biểu trưng của truyện, gây ấn tượng cho người đọc và tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa cây xà nu với các thế hệ dân làng Xô Man chống Mĩ.

Câu 2: Tác giả vẫn coi rừng xà nu là truyện của một đời và được kể trong một đêm.

  • Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy là Tnú hiện lên với những phẩm chất đáng quý.
    • Là một người luôn yêu thương vợ con, tìm cách để bảo vệ hai mẹ con Mai khi bị giặc bắt và đánh đập dã man.
    • Anh căm thù bọn giặc đến tàn sát buôn làng, giết hại dân làng Xô Man cũng như đánh đập và giết chết vợ con anh một cách tàn nhẫn.
    • Tnú là người có lòng yêu nước sâu sắc, yêu buôn làng và trung thành với cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào cán bộ.
    • Cuộc đời Tnú đầy đau khổ do tội ác của giặc gây nên. Vợ con anh bị giặc giết hại, bản thân anh bị giặc đốt mười ngón tay, mỗi ngón tay chỉ còn hai đốt => Cuộc đời đau thương.
    • Từ trong đau thương, mất mát, Tnú đã đứng dậy và trưởng thành trong ngọn lửa yêu nước và cách mạng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một em bé liên lạc chưa biết chữ thành một du kích gan dạ, dũng cảm của buôn làng. Từ truyền thống kiên cường, bất khuất của núi rừng Tây Nguyên, anh đã ra đi để góp phần bảo vệ buôn làng, và khi về anh lại làm đẹp thêm cho truyền thống đó.
    • Tnú may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
      • Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
      • Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
      • Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
  • Trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại 4 lần rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Bởi hai bàn tay không thì làm sao mà thắng giặc. ngùn ngụt căm thù như lửa cháy, nhưng “Tnú chỉ có hai bàn tay trắng” thì làm sao cứu được vợ con; không những thế, chính Tnú cũng bị giặc trói lại và tra tấn dã man.
    • Cụ Mết nhấn mạnh điều này nhằm nhắc nhở con cháu đến một điều hệ trọng nhất, cốt tử nhất – nó là điều sống còn cho dân làng Xô Man: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!...”. Vì đây chính là sự lựa chọn con đường đi đúng đắn nhất của buôn làng, của Tây Nguyên, của cả dân tộc lúc này: “để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi trường tồn, không có cách nào khác là phải đứng lên, cầm vũ khí chống lại và tiêu diệt kẻ thù tàn ác”.
    • Qua lời nhắc nhở của cụ Mết với dân làng xô man, tác giả đặt ra một điều có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại. Đây cũng là chủ đề tư tưởng sâu sắc của tác phẩm. Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên chân lí lớn của dân tộc ta trong thời đại chống Mĩ cứu nước lúc bấy giờ để chống lại một kẻ thù tàn ác nhất: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng, vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để tự giải phóng của nhân dân.Làng Xô Man ở Tây Nguyên cũng như toàn miền Nam, cả nước ta đã chiến thắng giặc Mĩ bằng con đường ấy để làm sáng ngời lên chân lí của dân tộc và của thời đại. Và cũng chính vì thế mà câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú mang ý nghĩa điển hình cho số phận và con đường của cộng đồng làng Xô Man. Đó cũng là lí do cụ Mết muốn chân lí ấy phải được nhớ, để ghi truyền cho con cháu.
  • Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng đã góp phần không nhỏ làm nổi bật nhân vật chính và tư tưởng của tác phẩm.
    • Cụ Mết là người kể lại chuyejn cuộc đời Tnú cho dân làng nghe, cũng chính là người đã nói lên chân lí lớn lao của dân tộc và thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”
    • Mai, Dít là thế hệ hiện tại. Trong Dít có Mai của thời trước và có Dít của hôm nay. Vẻ đẹp của Dít là vẻ đẹp của sự kiên định, vững vàng trong bão táp chiến tranh.
    • Bé Heng là thế hệ tiếp theo của Tnú, là những cây xà nu con trong rừng xà nu bạt ngàn, chắc chắn bé Heng cũng sẽ là một Tnú trong tương lai để đi tiếp bước đường của anh, thực hiện ước mơ và lí tưởng của anh.

Câu 3: Hình ảnh rừng xà nu và hình tượng nhân vật Tnú gắn kết hữu cơ, khăng khít với nhau.

  • Hình ảnh cánh rừng xà nu là hình ảnh thiên nhiên biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, cho ý chí kiên cường bất khuất và khí thế chiến thắng của nhân dân Tây Nguyên, của dân làng Xô-man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
  • Hình tượng nhân vật Tnú được xem như là một cây xà nu nhỏ, khỏe, vũng chãi, vươn thẳng lên trời, đón lấy ánh sáng để sống và phát triển trong rừng xà nu bạt ngàn của Tây Nguyên với màu xanh bất tận, chạy dài tít tắp đến tận chân trời.
  • Hình ảnh cây xà nu và hình tượng nhân vật Tnú có sự gắn bó hữu cơ, khăng khít với nhau trong tác phẩm, soi chiếu vào nhau để bộc lộ chủ đề của truyện. Cây xà nu ham ánh sáng, ham khí trời cũng giống như Tnú ham lí tưởng, tìm đến cách mạng, một lòng trung thành với cách mạng. Cây xà nu lớn nhanh, ngọ như mũi tên lao thẳng lên bầu trời cũng giống như quá trình trưởng thành nhanh chóng của Tnú. Cây xà nu bị thương, nhựa chảy ra đặc quện lại như những cục máu cũng là cuộc đời đau khổ của Tnú: vợ con bị kẻ thù giết hại, bản thân bị tra tấn dã man…nhưng Tnú đã vượt qua để chiến thắng cũng như những cây xà nu mọc lại, ngọn xanh rờn, nhọn hoắt như những mũi lê, chĩa thẳng lên trời.

Câu 4: Cảm nhận về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm

  • Tạo ra cảnh “rừng xà nu” làm phông nền thiên nhiên hào hùng, tráng lệ cho câu chuyện kể.
  • Kết cấu truyện: câu chuyện một đời được kể trong một đêm.
  • Khắc họa nhân vật sống động, dẫn truyện khéo, nhiều chi tiết gợi cảm, gây ấn tượng mạnh.
  • Chất sử thi hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của truyện đã tạo ra sức cuốn hút và hấp dẫn người đọc.

Trên đây là những gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp các em soạn bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành tốt hơn. Và để củng cố kiến thức đã học, các em tham khảo thêm bài giảng Rừng xà nu.

4. Hướng dẫn luyện tập

Viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh (chị) về hình ảnh đôi bàn tay Tnú.

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu về hình tượng nhân vật Tnú.

b. Thân bài

  • Đôi bàn tay của cá tính mạnh mẽ, gan góc táo bạo.
    • Bàn tay trông tỉa trên rẫy, giấu gạo đi nuôi cán bộ quyết ở rừng.
    • Đôi bàn tay cầm đá tự đập vào đầu mình khi học chữ thua mai.
    • Bàn tay cầm thư đi liên lạc, bàn tay lên núi ngọc linh lấy đá mài đề mài vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa.
    • Bàn tay chỉ đường, bàn tay của ý chí, tín nghĩa.
  • Đôi bàn tay của nỗi đau, của lòng căm thù.
    • Bàn tay đã bứt đứt hàng chục trái vả khi phải chứng kiến cảnh kẻ thù tra tấn mẹ con Mai.
    • Đôi bàn tay không lao vào kẻ thù, Tnú đã không cứu được vợ con.
    • Bàn tày không nguyên vẹn, ngón tay chỉ còn 2 đốt.
  • Đôi bàn tay của ý chí kiên cường
    • Đôi bàn tay bị cụt mỗi đốt một ngón vẫn cầm vũ khí giết giặc.
    • Mười ngón tay chỉ còn hai đốt đã bóp chết thằng Dục -> kẻ thù phải chết bởi tội ác do chúng gây ra.
  • Đôi bàn tay chan chứa tình yêu thương.
    • Đôi bàn tay Xé tấm vải che cho mẹ con Mai,
    • Bàn tay che chở mẹ con Mai và vốc nước suối, cảm nhận cái tình quê hương.

c. Kết bài

  • Khái quát lại ý nghiã của đôi bàn tay Tnú.

5.  Một số bài văn mẫu về văn bản Rừng xà nu

Nhà văn Nguyễn Trung Thành như một người con của mảnh đất Tây Nguyên với những cánh rừng đại ngàn. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất phải kể đến là truyện ngắn “Rừng xà nu”, tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ. Để dễ dnagf lập dàn ý và viết một bài văn hoàn chỉnh đúng với định hướng đề bài, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF