So sánh hai nhân vật A Phủ và Tnú mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được những phẩm chất tốt đẹp của con người miền núi qua hai nhân vật trong truyện Vợ chồng A Phủ và Rừng Xà Nu. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách giải quyết dạng bài so sánh các nhân vật trong hai tác phẩm khác nhau. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vợ chồng A Phủ.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại. Hãy so sánh hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Tnú (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) để thấy được những phẩm chất mới mẻ ở Tnú.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
- Giới thiệu tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành
- Nêu vấn đề nghị luận: So sánh so sánh hai nhân vật A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và Tnú (Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành)
Nguyễn Trung Thành và Tô Hoài là hai nhà văn gắn bó mật thiết với cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta. Điểm chung của hai nhà văn là đều có những tác phẩm ngợi ca truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng của nhân dân ta. Tuy cả hai tác giả đều nói về người dân trong cuộc kháng chiến nhưng mỗi nhà văn lại xây dựng nhân vật với những đặc điểm riêng. Tnú trong “Rừng xà nu” và A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” là hai nhân vật tiêu biểu. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng: Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại.
2. Thân bài
- Giải thích:
- Tìm đường, nhận đường là vấn đề nhận thức về lý tưởng – mục đích cao nhất của cuộc sống.
- Nhân vật A Phủ của Tô Hoài được coi là nhân vật đang trên đường đi tìm lý tưởng và nhận thức lý tưởng. Nhân vật Tnú đã có lý tưởng ngày khi anh còn nhỏ.
→ Ở Tnú không có vấn đề tìm đường, nhận đường như nhân vật A Phủ, câu chuyện về Tnú được mở ra từ chính chỗ A Phủ dần khép lại. Có nghĩa Tnú là hệ nối tiếp, đi sau sẽ có những bước phát triển và phẩm chất mới mẻ hơn so với nhân vật đàn anh A Phủ.
- Điểm gặp gỡ và khác biệt của hai nhân vật
- Điểm gặp gỡ
- Đều sinh ra từ những vùng cao xa xôi, hẻo lánh:
- A Phủ sinh ra tại vùng núi Tây Bắc.
- Tnú sinh tại vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió.
- Đều mồ côi:
- Cha mẹ A Phủ mất trong dịch đậu mùa khi đó cậu chừng 10 tuổi. Lần lần đi làm thuê cho nhà người.
- Tnú cũng mồ côi từ nhỏ được dân làng STrá nuôi dưỡng.
- Lớn lên đều là những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng:
- A Phủ được ví như con trâu tốt trong làng.
- Tnú được ví như cây xà nu cường tráng bất chấp đạn bom.
- Cả hai đều có phẩm chất dũng mãnh, căm thù cái ác, sự bất công và đi theo cách mạng:
- A Phủ
- Chống lại A Sử – con quan khi hắn phá cuộc chơi → không sợ cường quyền.
- Sau khi được Mị cắt dây cởi trói, chạy đến vùng Phiềng Sa, được người cán bộ A Châu giác ngộ, anh đã là du kích hoạt động rất tích cực.
- Tnú:
- Gan góc quả cảm ngay từ nhỏ (Chi tiết: Nuôi giấu cán bộ, nuốt thư khi bị bắt)
- Chỉ huy dân làng mài vũ khí, chuẩn bị lực lượng chiến đấu.
- Mặc dù chịu nhiều đau thương: vợ con mất, bàn tay bị đốt nhưng anh vẫn đi lực lượng cầm vũ khí chiến đấu.
- A Phủ
- Đều sinh ra từ những vùng cao xa xôi, hẻo lánh:
- Sự khác biệt
- A Phủ
- Cảnh ngộ của A Phủ rất đáng thương.
- A Phủ mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ
- Nạn nhân của những tập tục phong kiến lạc hậu
- Kiếp sống nô lệ ngựa trâu cho nhà thống lí.
- Tính cách của A Phủ rất đặc biệt:
- Gan góc, có ý thức phản kháng mỗi khi không chịu nổi điều gì (chi tiết: đánh A Sử; để hổ bắt mất một con bò, anh không van xin, không cầu cứu, đêm cúi xuống nhay đứt hai vòng dây trói; khi được Mị cứu, anh quật sức chạy thoát)
- Tuy nhiên do bị đọa đày triền miên khiến trong anh còn rơi vào tình trạng chấp nhận, cam chịu(chi tiết: tập tễnh đi giết lợn phục dịch những kẻ vừa hành hạ mình; một mình rong ruổi ngoài rừng mà không chạy trốn; nghe lời thống lí tự đi lấy cọc, đóng cọc, lấy dây để hắn trói mình) → thói quen cam chịu, cam phận của người nông dân trên các vùng núi cao, khi ánh sáng của Đảng chưa vươn tới. Họ sống như trong đêm tối không biết đường ra, không ai chỉ đường vạch lối. Đến khi cái chết cận kề, họ mới biết dựa vào nhau để giành giật lấy sự sống.→ Tô Hoài rất biện chứng trong hai mặt đối lập của nhân vật và chỉ ra cho người đọc thấy đó làbước tìm đường, nhận đường của A Phủ để sau này sang Phiềng Sa gặp A Châu (cán bộ Đảng), anh được giác ngộ và sẵn sàng cầm súng trở thành du kích quay về giải phóng quê hương.
- Tnú:
- Khác với A Phủ, câu chuyện về cuộc đời của Tnú được mở ra từ chính câu chuyện về A Phủ được khép lại.
- Tnú mồ côi nhưng được sống trong vòng tay yêu thương đùm bọc của dân làng Xô Man.
- Được gần cán bộ cách mạng là anh Quyết, được dạy chữ để sau này tiếp nối làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng ở quê hương. → Tnú có những điều kiện mà các nhân vật anh hùng miền sơn cước trước đó chưa có, hay chỉ có khi đã trải qua vô vàn đau khổ, gian truân. Vì thế, ở Tnú không còn là nhân vật tìm đường nữa, anh đã có những điều kiện thuận lợi và phẩm chất mới mẻ, vượt xa với A Phủ
- Tnú có một bi kịch đau đớn nhưng vượt lên hoàn cảnh đau thương, anh lên đường vào lực lượng vũ trang tiếp tục chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
- A Phủ
- Điểm gặp gỡ
- Đánh giá chung
- Tnú – người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất thật đáng quý. Anh may mắn hơn so với thế hệ đàn anh của mình như anh hùng Núp và A Phủ:
- Không phải sống kiếp tội đòi cam phận, cam chịu.
- Được thừa hưởng phong trào cách mạng từ cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
- Được giác ngộ lí tưởng cách mạng ngay từ tuổi nhỏ.
- Nhưng “Lớp cha trước, lớp con sau / Đã thành đồng chí chung câu quân hành” tất cả các anh đều là những người con ưu tú của núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, mang trong mình chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ tiếp nối.
3. Kết bài
- Đánh giá lại vấn đề
- Bài học nhận thức và hành động cho thế hệ trẻ trong cuộc sống, xã hội mới.
Trên đây là bài văn mẫu So sánh hai nhân vật A Phủ và Tnú. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024206 - Xem thêm