OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Hình ảnh tiếng sáo đêm trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ

28/02/2018 657.16 KB 14519 lượt xem 63 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180228/575914186156_20180228_124120.pdf?r=2435
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hình ảnh tiếng sáo đêm trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ là một trong những chi tiết nghệ thuật hay và độc đáo mà nhà văn Nam Cao đã xây dựng qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Và để hiểu hơn về chi tiết này, Học247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vợ chồng A Phủ để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học tiết văn này hơn.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

 Sơ đồ tư duy Hình ảnh tiếng sáo đêm trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
  • Dẫn dắt vào vấn đề: tiếng sáo đếm trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác
    • Tóm tắt
  • Những nội dung chính cần làm rõ
    • Được nhắc đến nhiều lần
      • Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi
      • Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng
      • Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường
      • Mị vẫn nghe tiếng sao đưa Mị đi theo những cuộc chơi,..
    • Ý nghĩa
      • Tiếng sao biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa người dân miền núi.
      • Là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mĩ
      • Có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân
      • Thể hiện tư tưởng của tác phẩm: sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên là giá trị nhân đạo
  • Nhận xét:
    • Tiếng sáo mở ra một không gian xa xôi của núi rừng tây bắc. Tiếng sáo gọi bạn, gọi người yêu là nét đẹp văn hoá của người dân miền núi
    • Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người. "Mị thổi sáo giỏi", "Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đẽ thổi sáo đi theo Mị"
    • Tiếng sáo kêu gợi quá khứ tươi đẹp, ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng thời tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị "Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", "Mị vùng bước đi".
    • Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi, cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người

=> Nếu tiếng chân ngựa đạp vào vách là sự lên tiếng của hiện thực phũ phàng thì tiếng sao lại là hiện thân của những ước mơ, hoài niệm.

 

c. Kết bài

  • Nêu suy nghĩ, đánh giá vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Hình ảnh tiếng sáo đêm trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ

Gợi ý làm bài

Tô Hoài là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong làng văn chương Việt Nam. Trước Cách mạng, nhà văn nổi tiếng với câu chuyện viết cho thiếu nhi như "Dế mèn phưu lưu ký". Sau cách mạng nhà văn đã để lại dấu ấn trong những tác phẩm viết về đề tài miền núi như "Truyện Tây Bắc". Truyện Vợ chồng A Phủ, một tác phẩm để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với những kiếp đời trâu ngựa mà còn có một đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo, chi tiết nghệ thuật làm xúc động tâm hồn người đọc một cách sâu sắc

Mị xuất hiện ngay từ phần mở đầu tác phẩm, gây ám ảnh cho người đọc về một kiếp người héo hắt, tàn tạ " chỉ biết cúi mặt, mặt buồn rười rượi". Mỵ không hiện lên bằng chân dung mà hiện lên bởi số phận - một số phận đau buồn về kiếp người làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Hành động này cho thấy Mị không hề biết mình đang bị trói (hoặc có thể biết bị trói nhưng đã quên vì sức sống của tâm hồn lớn hơn nỗi đau thể xác). Nhưng rồi "tay chân đau không cựa được" lại đưa Mị về với hiện thực cay đắng "Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa". Nhưng sức sống ấy vẫn âm ỉ cháy dù đau đớn, tủi nhục. Suốt đêm, Mị lúc mê lúc tỉnh. Lúc mê thì sống trong "hơi rượu tỏa" cùng tiếng sáo mênh mang gọi bạn tình. Lúc tỉnh thì "nồng nàn tha thiết nhớ".

Tóm lại, tiếng sáo trong khi Hồng Ngài chuẩn bị ăn tết mà Mị nghe được giữa cuộc sống lầm than và tủi cực của hiện tại đã làm cho tâm hồn Mị bị xáo trộn. Nàng lắng nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết, bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm theo bài hát. Còn tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ngà ngà say ấy giống như là một âm thanh đánh thức tâm hồn vốn đã ngủ vùi từ lâu của Mị. Nó làm Mị nhớ về quá khứ tươi đẹp một thời, ngày ấy Mị xinh đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sống, Mị cũng biết thổi sáo và thổi rất hay, đã làm đắm say biết bao trai làng...Tiếng sáo làm Mị thức tỉnh và đã làm sức sống lại dạt dào trong lòng Mị. Đến nỗi khi bị A Sử trói vào dây, nghe tiếng sáo một lần nữa Mị vẫn vùng chạy đi. Sức sống của tiếng sáo thật diệu kì.

Học 247 tin rằng, tài liệu trên đã hỗ trợ các em có thêm những kiến thức hay và bổ ích về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài trong chương trình Ngữ văn 12 Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF