Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài trong chương trình Ngữ văn 12 là một trong những truyện ngắn hay và trọng tâm mà các em cần chú ý. Và để giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vợ chồng A Phủ để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học tiết văn này hơn.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích truyện ngắn Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, Hoc247 mời các em xem thêm video bài giảng hướng dẫn tìm hiểu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Thông qua bài giảng giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản nhất về cả nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, dễ hiểu và dễ ghi nhớ; thuận tiện cho các em trong quá trình củng cố lại kiến thức để có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
- Dẫn dắt vào vấn đề
b. Thân bài
- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác: 1952 trong chuyến đi thực tế 8 tháng về Tây Bắc, Tô Hoài đã sáng tác “Tuyện Tây Bắc” phản ánh cuộc sống tủi nhục của đồng bào miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức bóc lột của Thực Dân – Phong Kiến và sự giác ngộ Cách mạng của họ.
- Tóm tắt:
- Phân tích
- Mị-con dâu gạt nợ nhà Pá Tra.
- Truyện mở đầu bằng lời giải thích về chân dung của Mị.
- Cô gái ngồi quay sợi bên tảng đá.
- Cô ấy luôn cúi mặt, mặt buồn rười rượi .Việc làm và chân dung của Mị hoàn toàn đối lập với sự giàu sang, tấp nập của gia đình Thống lý => Cách giải thích tạo sự chú ý cho người đọc, gợi ra một số phận éo le của Mị.
- Hoàn cảnh Mị phải làm dâu nhà Thống Lí.: Bố mẹ Mị nghèo không có tiền làm đám cưới nên vay tiền nhà Thống Lí -> trả mãi không hết, Mị lớn bị bắt về làm dâu gạt nợ => Số phận của người dân nghèo, người phụ nữ nghèo ở miền núi rất bi thảm; sự bất công của XH miền núi lúc đó.
- Nhân vật Mị.
- Trước khi về làm dâu nhà Thống Lí.
- Mị là thiếu nữ xinh đẹp, có tài thổi sáo, thổi lá. Tiếng sáo của Mị khiến trai bản đứng nhẵn cả chân vách buồng cô => Báo hiệu vẻ đẹp chàn đầy của tâm hồn.
- Mị từng có người yêu, từng được yêu và nhiều lần hồi hộp trước tiếng gõ của của bạn tình => Cuộc sống của Mị tuy nghèo về vật chất song rất hạnh phúc. Vì chữ hiếu Mị đành làm dâu gạt nợ.
- Khi bị bắt về làm dâu nhà Thống Lí: đêm nào Mị cũng khóc, Mị trốn về nhà, định ăn lá ngón tự tử. => Sự phản kháng quyết liệt của Mị, Mị không muốn sống cuộc đời của kẻ nô lệ trong nhà Thống Lí, muốn sống theo mong muốn của mình, cũng như nàng khao khát một cuộc sống có hạnh phúc, có tình yêu.
- Sau đó: ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen đi. Mị tưởng mình là con trâu con ngựa, Mị cúi mặt không nghĩ ngợi , chỉ nhớ những việc không giống nhau, mỗi ngày Mị không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, Mị ở trong buồng kín mít…thì thôi.Tô Hoài đã diễn tả được thứ ngục thất tinh thần, giam hãm cách li tâm hồn cô với cuộc đời, huỷ hoại tuổi xuân và sức sống của cô. Đó cũng chính là tiếng nói tố cáo chế độ pk miền núi chà đạp lên quyền sống của con người.Khi cha chết, Mị không nghĩ đến việc ăn lá ngón tự tử chết nữa nhưng cô buông xuôi, sống vật vờ. Mị đáng thương, không còn tha thiết với cuộc sống mà chỉ sống như một cái xác không hồn.=>Nghệ thuật miêu tả tinh tế, chọn lọc chi tiết đặc sắc đã khắc họa được hình tượng nhân vật Mi: tiêu biểu, điển hình.
- Đêm tình mùa xuân và sự thức tỉnh của Mị
- Mùa xuân Tây Bắc: gió thổi…, gió rét rất dữ dội …những chiếc váy hoa đem ra phơi…đán trẻ chờ chết cười ầm… -> mùa xuân Tây Bắc đặc trưng và làm say lòng người bằng hương rượu ngày tết.
- Mị uống rượu, uống ừng ực từng chén -> say nên quên đi thực tại và sống lại ngày trước: Mị thổi sáo giỏi, Mị “uống rượu bên bếp và thổi sáo, thổi lá…theo Mị”. Mị nghĩ lại mình từng có một quảng đời hạnh phúc, đầy kỉ niệm, Mị thấy mình phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước, Mị thấy mình còn trẻ lắm… Mị nhớ rằng mình vẫn là một con người và có quyền đi chơi ngày tết. Mị muốn đi chơi, muốn vợt qua cái nhà tù giam hãm mình bấy lâu nay.
- Tiếng sáo gọi bạn: được miêu tả nhiều lần và có nhiều biến đổi khác nhau: “Ngoài đầu núi…thổi”, “Tai Mị… gọi bạn”, “Trong đầu… sáo”, “Tiếng sáo… chơi”. Tiếng sáo thực tại đưa Mị về những mùa xuân trước, tiếng sáo tâm hồn đưa cô đến niềm hạnh phúc yêu thương. Tiếng sáo trở thành tiếng lòng của người thiếu phụ. => Mùa xuân, tiếng sáo, hơi rượu khiến lòng Mị rạo rực, Mị muốn đi chơi. Niềm khao khát hạnh phúc đầy nhân bản, tình yêu cuộc sống tiềm tàng được đánh thức. Trong Mị đầy những mâu thuẫn chân thực. Mị được đặt trong sự tương tranh giữa một bên là sự sống, một bên là cảm thức về thân phận. Tình càng xáo động thì lòng càm đớn đau cùng thực tại. Sức ám ảnh của quá khứ lớn hơn nên Mị đắm chìm vào ảo giác và “quấn lại tóc… cài áo”, cô không nhìn thấy A Sử bước vào, không nghe hắn nói. Bị A Sử trói, mị vẫn như không biết gì. Sau đó Mị ý thức thực tại khi “Cổ tay … thịt”.
- Trước khi về làm dâu nhà Thống Lí.
- A Phủ, người ở gạt nợ cho nhà thống lí:
- A Phủ đánh A Sử, bị bắt, bị những hủ tục của bọn cường hào miền núi biến thành nô lệ. Anh là sự đối lập giữa hai con người trong một: A Phủ cường tráng, gan góc, bất khuất và A Phủ cúi đầu chấp nhận sự trừng phạt -> Am hiểu tâm lí nhân vật của nhà văn.
- A Phủ nghèo nhưng sống tự lập, chân chất, thẳng thắn; anh lao động giỏi, thổi sáo hay và yêu nghệ thuật. A Phủ là đứa con của núi rừng tự do nhưng không tránh được kiếp sống nô lệ.=> Cuộc đời của A Phủ và Mị có nhiền nét tương đồng.
- Sự gặp gỡ của những con người cùng cảnh ngộ.
- A Phủ làm tôi tớ cho gia đình nhà thống lí vì mải bẫy nhím để hổ vồ mất một con bò nên thống lí trừng trị: “Trói đứng…hơi lúc lắc”. - A Phủ chỉ đứng nhắm mắt cho đến đêm khuya.
- Trong những đêm dài mùa đông lạnh và buồn, Mị đến bếp lửa hơ tay-bếp lửa như người bạn tri âm của Mị-và Mị thấy A Phủ mắt mở trừng trừng, Mị vẫn thản nhiên hơ tay chỉ biết ngọn lửa, A Phủ là cái xác chết đứng đấy thì Mị vẫn thế thôi -> Khi A Phủ bị trói đứng, Mị gần như vô tri, cô lặng lẽ như cái bóng. Hình ảnh Mị bên bếp lửa khắc họa rõ nét nỗi héo hắt của người đàn bà trong đêm dài tối đen vùng cao.
- Đêm mùa đông khác Mị dậy thổi lửa, liếc mắt trông sang thấy “A Phủ một dòng nước mắt… đen xạm lại”, Mị thấy A Phủ khóc và nhớ lại việc Mị bị trói -> thấy “chúng nó thật độc ác, chỉ đêm mai là người kia chết, ta chỉ con biết đợi ngày rũ xương ỡ đây”. => Giọt nước mắt của A Phủ là giọt nước làm tràn cốc đưa Mị ra khỏi cơn mê của thực tại trở về nỗi nhớ, nhớ đến nỗi khổ của mình, xót xa cho mình và cảm thấy thương A Phủ.
- Tô Hoài rất am hiểu tâm lí con người, phải thương mình, nhận ra mình cũng đau khổ thì mới hiểu được người khác. Mị thương A Phủ, tình thương lớn dần.
- Mị tưởng tượng… thấy sợ và úc này tình thương A Phủ lớn hơn tình thương bản thân, là cơ sở để Mị cởi trói cho A Phủ.
- Mị “rón rén bước… đi ngay” -> sau khi giúp đỡ được A Phủ, giải quyết được tình thương người thì Mị lo sợ cho tai họa của mình, thương mình. Sự lo lắng ấy giúp Mị có sức mạnh để cùng thoát chạy theo A Phủ, thay đổi số phận mình.
- Trong con người Mị đã lóe lên hi vọng, khát vọng sống lại bừng lên.
- Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của Tô Hoài.
- Miêu tả thiên nhiên, tả cảnh rất đặc sắc. Cảnh miền núi hiện ra với nét sinh hoạt và phong tục riêng.
- Tả mùa xuân, ngày tết rất hấp dẫn với nhiền nét chấm phá, màu sắc và đường nét tạo hình.
- Tả cuộc sống sinh động, tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.
- Miêu tả qua hành động của Mị và A Phủ rất ít nhưng gây ấn tượng.
- Qua dòng suy nghĩ trong tâm tư nhiều khi chập chờn.
- Diễn tả tinh tế những diễn biến tâm lí chân thực, phức tạp của nhân vật.
- Giọng kể khi thì khách quan, khi thì nhập vào nhân vật, các giải thích ngắn gọn, tạo ấn tượng. Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, có sáng tạo
- Miêu tả thiên nhiên, tả cảnh rất đặc sắc. Cảnh miền núi hiện ra với nét sinh hoạt và phong tục riêng.
- Mị-con dâu gạt nợ nhà Pá Tra.
c. Kết bài
- Nêu cảm nhận, đánh giá, nhận xét chung về vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1
Tô Hoài thành công trong “Vợ chồng A Phủ” không chỉ do vốn sống, tình cảm sống của mình mà còn là do tài năng nghệ thuật cùa một cây bút tài hoa. Trong “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, trong đó nổi bật và đáng chú ý nhất là biện pháp phân tích tâm lý và hành động của Mị trong từng chặng đường đời. Điểm nghệ thuật ấy thật sự phát sáng và thăng hoa trong đoạn văn miêu tả tâm lý và hành động của nhân vật Mị trong đêm mùa đông cứu A Phủ. Qua đó ta thấy được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Trong tác phẩm này, điều gây cho bạn đọc ấn tượng nhất đó chính là hình ảnh của cô gái “dù làm bất cứ việc gì, cô ta cũng cúi mặt, mắt buồn rười rượi”. Đó là tâm lý của một con người cam chịu, buông xuôi trước số phận, hoàn cảnh sống đen tối đầy bi kịch. Sở dĩ Mị có nét tính cách ấy là do cuộc sống hôn nhân cưỡng bức giữa Mị và A Sử. Mị không được lấy người mình yêu mà phải ăn đời ở kiếp với một người mà mình sợ hãi, lạnh lùng. Một nguyên nhân nữa chính là do uy quyền, thần quyền, đồng tiền của nhà thống lý Pá Tra đã biến Mị thành một đứa con dâu gạt nợ. Mang tiếng là con dâu của một người giàu có nhất vùng, nhưng thật sự Mị chỉ là một kẻ nô lệ không hơn không kém. Điều đó làm Mị đau khổ, Mị khóc ròng rã mấy tháng trời và từng có ý định ăn nắm lá ngón kết thúc cuộc đời mình. Thế nhưng “sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Chính vì thế Mị đã buông xuôi trước số phận đen tối của mình, trái tim của Mị dần chai sạn và mất đi nhịp đập tự nhiên của nó. Song song với nét tính cách đó lại là tâm trạng của một người yêu đời, yêu cuộc sống, mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh sống đen tối, đầy bi kịch. Điều đó đã được thể hiện trong đêm mùa xuân.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Mị muốn đi chơi. Lòng ham sống của Mị trỗi dậy mạnh mẽ. Quên đi những đau đớn thể xác, Mị đã “vùng bước đi”. Dòng nước mắt lăn trên má Mị đã khơi dậy trong tâm hồn Mị niềm cảm thông sâu sắc khi thấy A Phủ bị trói đứng. Càng thương mình Mị lại càng thưong người. Mị ko thể dửng dưng câm lặng được nữa. Tình thương đã lấn áp cả nỗi sợ và cao hơn cả cái chết. Mị đã đi đến hành động cắt dây trói cho A phủ. Đây là quá trình tự phát nhưng nó là kết quả phát triển tất yếu của cả một quá trình sức sống không ngừng trong con người Mị. Chính những phẩm chất tâm h hồn tốt đẹp đã giúp cho Mị và A Phủ có đủ sức sống và nghị lực để trỗi dậy, chạy trốn khỏi Hồng ngài, đi tìm tự do cho chính mình. Mị và A Phủ đã chạy đến Phiềng xa và giác ngộ Cách mạng. Từ trong tăm tối, đau thương Đảng đã dẫn đường chỉ lối cho họ, giúp họ tìm ra con đường mới: con đường cách mạng.
Tóm lại truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” mang ý nghĩa tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người tiêu biểu là số phận của Mị và A phủ.
Học 247 hi vọng rằng, tài liệu Phân tích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài trên đã hỗ trợ các em ôn tập tốt hơn kiến thức Ngữ văn 12 với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Chúc các em có thêm tài liệu hay và bổ ích.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024228 - Xem thêm