Cảm nhận về hai đoạn văn miêu tả nhân vật Tnú trong truyện Rừng xà nu mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về tính cách và con người của nhân vật anh hùng Tnú. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách giải quyết dạng bài phân tích những nét tiêu biểu của một tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo! Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Rừng xà nu.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn bài chi tiết
Đề bài: Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, nhân vật Tnú được miêu tả:
- Khi xông ra cứu vợ con: “Một tiếng hét dữ dội. Tnú đã nhảy xổ vào giữa bọn lính. Anh không biết đã làm gì. Chỉ thấy thằng giặc to béo nằm ngửa ra giữa sân, thằng Dục tháo chạy vào nhà ưng. Tiếng lên đạn lách cách quanh anh. Rồi Mai ôm đứa con chui vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, trang 46)
- Khi bị kẻ thù tra tấn: “Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!”. Cụ Mết đúng rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về… ”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, trang 47)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn trên.
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu.
- Giới thiệu vấn đề
- Trích dẫn ngữ liệu
2. Thân bài
- Cảm nhận về 2 đoạn văn. Học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những nội dung sau :
- Đoạn 1:
- Nội dung: Vợ con Tnú bị bắt, bị bọn thằng Dục tra tấn dã man. Tnú đã bất chấp nguy hiểm xông ra cứu mẹ con Mai. Anh đánh gục thằng giặc to béo khiến cho bọn thằng Dục khiếp sợ, tháo chạy vào nhà ưng, lên đạn lách cách bao vây. Tnú bất chấp tất cả che chở cho vợ con. Mai ôm đứa con chui vào ngực anh để tìm nơi trú ngụ an toàn. Tnú dang hai cánh tay rộng như hai cánh lim chắc che chở, bảo vệ vợ con trong cơn đớn đau của số phận. Đoạn văn khắc họa đậm nét hình ảnh Tnú là một người chồng, người cha yêu thương gia đình hết mực.
- Nghệ thuật: Giọng điệu mạnh mẽ, từ láy, biện pháp tu từ so sánh…
- Đoạn 2:
- Tnú bị bắt, bị trói bằng dây rừng, kẻ thù đã dùng giẻ tẩm nhựa xà nu đốt cháy mười đầu ngón tay của anh. Trong cơn phẫn uất cùng cực, Tnú đã thét lên một tiếng dữ dội, vang trời. Tiếng thét ấy đã lan tỏa thành nhiều tiếng thét dữ dội khác để cụ Mết dẫn thanh niên trong làng cùng xông ra tiêu diệt gọn mười bọn thằng Dục bằng những cây rựa sáng loáng được mài bằng đá Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về. Tiếng thét của Tnú như một hiệu lệnh, ngòi nổ cho cuộc đồng khởi của cả buôn làng Tây Nguyên. Đoạn văn khắc họa Tnú là một người anh hùng bất khuất, anh dũng, ngời sáng trước kẻ thù.
- Nghệ thuật: câu văn ngắn, giọng điệu dứt khoát; sử dụng hàng loạt những động từ mạnh (chém, giết, thét, đạp…)
- Đoạn 1:
- Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn
- Tương đồng:
- Đều miêu tả về nhân vật Tnú;
- Đều bắt đầu bằng những âm thanh dữ dội trong hoàn cảnh ngặt nghèo;
- Bộc lộ sự mạnh mẽ, bản lĩnh mang đậm tính sử thi của người anh hùng.
- Khác biệt:
- Đoạn một Tnú xông ra cứu vợ con với tư cách, trách nhiệm của người chồng, người cha, kết quả anh bị bắt.
- Đoạn hai là bị giặc tra tấn bạo tàn, Tnú xuất hiện với tư cách một người chiến sĩ cách mạng kiên cường, bản lĩnh và được dân làng giải thoát để cùng tham gia cuộc đồng khởi đầy khí thế.
- Tương đồng:
3. Kết bài
- Đặc sắc về nghệ thuật
- Qua cách khắc họa những phẩm chất tốt đẹp, anh hùng của Tnú hiện lên thật đẹp.
Trên đây là bài văn mẫu Cảm nhận về hai đoạn văn miêu tả nhân vật Tnú trong truyện Rừng xà nu. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:
----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024222 - Xem thêm