OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ của Sơn Nam - Ngữ văn 12

Banner-Video

Hướng dẫn soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ giúp các em học sinh biết cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên và con người vùng đất mũi Cà Mau - miền đất cực Nam của Tổ quốc.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

2. Tóm tắt nội dung bài học

2.1. Nội dung

  • Bắt sấu rừng U Minh Hạ đã khắc họa sinh động khung cảnh thiên nhiêu và cuộc sống của con người vùng đất mũi. Đó là bức tranh thiên nhiên hoang sơ, giàu có, dữ dội của vùng rừng tràm U Minh Hạ - một vùng sông nước, cây cối chằng chịt và dày đặc cá sấu…
  • Giữa hình ảnh thiên nhiên hoang sơ ấy là những con người đôn hậu, chất phác, chân thực, hình cảnh về con người miền cực Nam Tổ quốc đã được nhà văn kết đọng ở nhân vật Năm Hên: sống giản dị và hồn hậu, trong thực chất phác và giàu ình nghĩa.
  • Tác phẩm là bài ca về sự giàu có của thiên nhiên vùng cực Nam của Tổ quốc và tài trí, công lao của người dân ở đây trong công cuộc mở mang bờ cõi của đất nước.

2.2. Nghệ thuật

  • Cách dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm.
  • Nhân vật giàu chất sống, ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.

3. Soạn bài Bắt sấu rừng U Minh Hạ chương trình chuẩn

3.2. Soạn bài chi tiết 

Câu 1: Qua tác phẩm, thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ hiện lên như một bức tranh sống động, đẹp đẽ.

  • Đó là rừng tràm xanh biếc, những cây cỏ hoang dại như lau sậy, mốp, cóc kèn,…và thật lạ lùng, ở ngọn rạch Cái Tàu có cái ao sấu “nhiều như trái mù u chín rụng”.
  • Những con người sống trên vùng đất hoang hóa, dữ dội đó mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ: cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, không chỉ có sức sống mãnh liệt mà còn đậm sâu ân nghĩa. Họ thương tiếc những bà con xóm giềng bị hùm tha sấu bắt, họ vượt lên gian khó, hiểm nguy bằng sức mạnh và tài trí của mình: câu sấu bằng lưỡi sắt, móc mồi bằng con vịt sống, bắt sấu tay không, ăn ong, bẫy cọp, săn heo rừng,…
  • Chính những con người nơi đây đã mang lại một sức sống mới cho vùng rừng hoang hóa nơi đất mũi Cà Mau.

Câu 2: Phân tích tính cách và tài nghệ của nhân vật Năm Hên. Nêu cảm nghĩ về bài hát của ông Năm Hên.

  • Tính cách, tài nghệ của ông năm hên đã gây một ấn tượng đặc sắc với người đọc:
    • Là người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiên Giang đạo.
    • Bơi xuồng đến ngọn rạch Cái Tàu với vỏn vẹn một lon nhang trần và một hũ rượu.
    • Lọn nhang dùng để tưởng niệm những người bị cá sấu bắt.
    • Hũ rượu để tăng thêm sự khôn ngoan và sức mạnh bắt giết cá sấu trừ họa cho dân lành.
    • Ông đào sẵn đường thoát, đốt cháy sập đế, cóc kèn, sấu bị nung nóng, cay mắt, ngộp thở bò lên bị ông đút vô miệng một khúc mốp dính chặt hai hàm răng lại, rồi dùng mác xắn lưng cá sấu cắt gân đuôi, trói hai chân sau, bắt sấu về.

⇒ Nghệ thuật miêu tả của sơn nam đã dựng lên sống động một hình tượng nhân vật mộc mạc, khiêm nhường nhưng lại vô cùng gan góc, mưu trí.

  • Bài hát của ông Năm Hên tưởng nhớ hương hồn những người bị cá sâu bắt, chết một cách oan ức, trong đó có anh ruột của ông. Bài hát đầy khắc khoải, da diết ám ảnh tâm hồn người đọc, thể hiện sinh động cuộc sống khắc nghiệt ở vùng đất U Minh, nhiều người phải bỏ thân “nơi đầu gành cuối bãi” vì “manh áo chén cơm”, đồng thời cũng cho thấy tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đồng loại, đồng bào của nhân vật. lời bái hát thể hiện sự xót xa, thương tiếc chân tình của một con người giàu lòng yêu thương.

Câu 3: Những đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm.

  • Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của tác giả đã đạt được những thành công độc đáo.
    • Ở điểm nhìn trần thuật hàm ẩn, Sơn Nam có lối dẫn truyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ.
    • Nét độc đáo của cảnh vật thiên nhiên, tính cách nhân vật được thể hiện bằng vài chi tiết đơn sơ.
    • Ngôn ngữ truyện mang phong vị Nam Bộ rất đậm đà, đặc biệt là những phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ khắc họa sâu đậm vóc dáng, tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau.

Câu 4: Cảm nhận của anh chị về vùng đất và con người miền cực Nam Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ.

  • Bắt sấu rừng U Minh Hạ không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lí thú khi mở ra những điều bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực Nam Tổ quốc mà còn khiến người ta thêm yêu thương gắn bó một phần đất, phần hồn của đất nước mình, quê hương mình. Đâu đây vẫn là vẻ đẹp giàu có mà  khắc nghiệt của đất Việt, vẫn là hồn cốt cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời của người Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn và mở mang, xây dựng đất nước thân yêu. Sự kì thú khi khám phá những yêu thương, thân gần và một tình cảm tự hào  tha thiết đó chính là cảm xúc thẩm mĩ mà tác phẩm đem đến cho người đọc.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bắt sấu ở rừng U Minh Hạ để nắm vững những kiến thức cần đạt khi học văn bản này.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Bắt sấu rừng U Minh Hạ

Bắt sấu rừng U Minh Hạ là một truyện ngắn in trong tập truyện Hương rừng Cà Mau (NXB Phù Sa, Sái Gòn, 1962). Toàn tập gồm 18 truyện, thể hiện sinh động cảnh quan, đời sống, truyền thống lịch sử và phẩm chất tính cách con người ở mảnh đất cực nam của chúng ta. . Để cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF