OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

11/12/2018 730.62 KB 16516 lượt xem 27 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20181211/394888546091_20181211_135318.pdf?r=644
ADMICRO/
Banner-Video

Cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được những nhận thức mới mẻ của nhà văn trong cách nhìn hiện thực sau chiến tranh. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách phân tích vấn đề, tình huống trong một tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững kiến thức về truyện ngắn này, các em có thểm tham khảo thêm bài giảng Chiếc thuyền ngoài xa.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) thuộc lớp nhà văn chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Sau năm 1975, ông chủ yếu tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Các nhà nghiên cứu đánh giá Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong “người mở đường tinh anh và tài năng nhất” của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
  • Quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật ở Nguyễn Minh Châu trước hết thể hiện trong cách nhìn hiện thực. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (1987) được xem là một tác phẩm tiêu biểu cho cách nhìn đó.

2. Thân bài

Giới thiệu chung:

  • Đọc tác phẩm Nguyễn Minh Châu, có thế hình dung khá rõ quá trình vận động tư tưởng tình cảm cũng như những tìm tòi, đổi mới cách tiếp cận đời sống và bút pháp sáng tạo, với những đóng góp đáng trân trọng. Trong những năm tháng chiến tranh, điều người ta cần nhất ở con người (những chuẩn mực thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách) là sự cống hiến, hi sinh cho Tổ quốc. Con người được đặt trong những mối quan hệ chủ yếu (để bộc lộ những phẩm chất đạo đức cách mạng) với kẻ thù, với đồng chí, với nhân dân.
  • Nguyễn Minh Châu đã làm công việc của người đi khai phá, mở đường với những ngã rẽ mà sau này, nền văn học sẽ đi qua. Tác giả viết về chiến tranh để đối diện với hai vấn đề: hồi ức đẹp đẽ và sự tự vấn lương tâm.

Phân tích:

  • Cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được thể hiện thông qua các tình huống truyện:
    • Tình huống 1: Nguyễn Minh Châu đã để cho người nghệ sĩ (trước là người lính) trở về vùng đất từng là chiến trường cũ. Tại đây Phùng đã gặp nhiều điều “trớ trêu và bất ngờ”. Nhà văn tạo điểm nhìn hiện thực bằng cách xây dựng tình huống cho tác phẩm.
    • Tình huống 2: Người nghệ sĩ trong giây phút tâm hồn thăng hoa, bất ngờ chứng kiến cảnh đôi vợ chồng từ con thuyền “thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo.
    • Tình huống 3: Tình huống 2 được lặp lại một lần nữa. Nó có ý nghĩa bộc lộ rõ mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất tính cách, con người tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm trong cuộc đời con người, tạo ra những điều vỡ lẽ, giúp nhà văn nhìn sâu hơn vào hiện thực, vào con người. Trong tình huống ấy, lão đàn ông tự lộ diện là một kẻ vũ phu, độc ác, người đàn bà thì cam chịu, nhẫn nhục. Tình huống ấy, buộc Phùng phải có một cách nhìn đời khác hẳn: không chỉ bằng con mắt một nghệ sĩ chỉ biết rung động say mê trước vẻ đẹp của ngoại cảnh thuần túy”, của cảnh biển thuyền lúc sớm mai.
    • Tình huống 4: Cuộc nói chuyện giữa Phùng và chánh án Đẩu với người đàn bà hàng chài. Cuộc nói chuyện này đã làm Phùng và Đẩu vỡ lẽ được nhiều điều: người đàn bà không phải là không mơ đến một hạnh phúc, không nghĩ đến nỗi khổ cực, tủi nhục của mình. Đằng sau cái sự lạc hậu mà người đàn bà tự biết là cả một sự thấu hiểu lẽ đời, cả một sự hi sinh đáng quý.
  • Nguyễn Minh Châu vẫn là người đi săn tìm cái đẹp, tìm cái hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người.
  • Về nghệ thuật, điều làm nên thành công của tác phẩm là sự sáng tạo tình huống để các nhân vật tự thể hiện, tình huống làm cho con người phải thay đổi cách nhìn, cách quan niệm của mình.
  • Nguyễn Minh Châu đã nhìn cuộc sống đời thường với một mối quan tâm đặc biệt để chỉ ra những vấn đề bên trong của nó và làm cho người đọc cũng phải nhìn sự vật, cuộc sống, con người theo kiểu của mình, từ đó cùng suy nghĩ tìm ra cách giải quyết một cách thỏa đáng tóm lại là tìm đọc ra đáp số cho bài toán nghịch lí của cuộc đời.

3. Kết bài

  • Đọc văn Nguyễn Minh Châu, người đọc bao giờ cùng nhìn thấy “đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc” của nhà văn nhìn vào nội tâm và cả cuộc đời nhân vật. Viết văn, với Nguyễn Minh Châu, luôn là sự thực hiện khát vọng tác động đối với đời sống và con người, là đặt ra những vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và đời sống.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Gợi ý bài làm:

Nguyễn Minh Châu đã mang đến những sáng tạo mới cho nền văn học trước và sau 1975, khẳng định một tay nghề vững chắc và có sức đi xa: Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Những người từ trong rừng ra (1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983)...

Từ đầu thập kỉ 80 trở đi, Nguyễn Minh Châu là một trong những người tiên phong của sự nghiệp đổi mới nền vàn xuôi Việt Nam. Tiêu biểu cho sự đổi mới này, có thể kể đến tác phẩm như: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu, Hành khách ở xa quê, Bến quê, Phiên chợ Giát...

Quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật ở Nguyễn Minh Châu trước hết thể hiện trong cách nhìn hiện thực. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (1987) được xem là một tác phẩm tiêu biểu cho cách nhìn đó.

Đọc tác phẩm Nguyễn Minh Châu, có thế hình dung khá rõ quá trình vận động tư tưởng tình cảm cũng như những tìm tòi, đổi mới cách tiếp cận đời sống và bút pháp sáng tạo, với những đóng góp đáng trân trọng. Trong những năm tháng chiến tranh, điều người ta cần nhất ở con người (những chuẩn mực thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách) là sự cống hiến, hi sinh cho Tổ quốc. Con người được đặt trong những mối quan hệ chủ yếu (để bộc lộ những phẩm chất đạo đức cách mạng) với kẻ thù, với đồng chí, với nhân dân.

Các tác giả thời chiến tranh đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật để khẳng định niềm tin vào tính chất “bất khả chiến bại” của cái đẹp tinh thần, của cái thiện. Sau chiến tranh, sau không khí tráng ca, mọi người có điều kiện bình tâm để nhìn lại, rõ hơn, kĩ hơn về những góc khuất của đời thường những phức tạp mới nảy sinh trong đời sống con người, thậm chí trong mỗi bản thân con người. Trong đó có cả chiều sâu, sự chín chắn của cái nhìn quá khứ hãy còn ấm nóng. Nguyễn Minh Châu đã làm công việc của người đi khai phá, mở đường với những ngã rẽ mà sau này, nền văn học sẽ đi qua. Tác giả viết về chiến tranh để đối diện với hai vấn đề: hồi ức đẹp đẽ và sự tự vấn lương tâm. Bức tranh là một ví dụ. Bất hạnh vẫn còn đeo bám tới hòa bình, một thứ khổ đau không có màu khói súng. Từ tác phẩm này, nhà văn gửi gắm một thông điệp khẩn thiết cùng với niềm tin ở khả năng thức tỉnh để sự hoàn thiện của những lớp son hào nhoáng của danh vọng, là những sự thật tàn nhẫn, những sự dối trá ngọt ngào, một điều thất tín đã khoét sâu thêm những mất mát tưởng như không còn nữa.

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã để cho người nghệ sĩ (trước là người lính) trở về vùng đất từng là chiến trường cũ. Tại đây anh đã gặp nhiều điều “trớ trêu và bất ngờ”. Nhà văn tạo điểm nhìn hiện thực bằng cách xây dựng tình huống cho tác phẩm. Đây là “tình huống nhận thực”, nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu. Cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. Tình huống đó là sự kiện, người nghệ sĩ trong giây phút tâm hồn thăng hoa, bất ngờ chứng kiến cảnh đôi vợ chồng từ con thuyền “thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Tình huống này còn được lặp lại một lần nữa. Nó có ý nghĩa bộc lộ rõ mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất tính cách, con người tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm trong cuộc đời con người, tạo ra những điều vỡ lẽ, giúp nhà văn nhìn sâu hơn vào hiện thực, vào con người, trong tình huống ấy, lão đàn ông tự lộ diện là một kẻ vũ phu, độc ác, người đàn bà thì cam chịu, nhẫn nhục. Tình huống ấy, buộc Phùng phải có một cách nhìn đời khác hẳn: không chỉ bằng con mắt một nghệ sĩ chỉ biết rung động say mê trước vẻ đẹp của ngoại cảnh thuần túy”, của cảnh biển thuyền lúc sớm mai. Đó là cái nhìn mang tính sự thật. Đằng sau bức ảnh chụp con thuyền rất đẹp, cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích mà người phóng viên đã thu được ẩn chứa một cuộc sống đầy vật lộn giống như trang văn của Nam Cao ngày trước, màn sương khói lãng mạn, thơ mộng của cảnh biển thuyền sớm mai - thứ “ánh trăng xanh huyền ảo” ban mai ấy đã che đậy những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xâu xa (Trùng sáng - Nam Cao). Dưới màn sương lãng mạn, từ tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, con mắt tinh tế nhà nghề của một người nhiếp ảnh, con thuyền ngư phủ đẹp như một bức mực tàu của một danh họa thời cổ chỉ là thứ nghệ thuật xa xôi, là cái đẹp mong manh, siêu thực. Phải chăng cái “chân lí của sự toàn thiện”, cái làm nên “khoảnh khắc trong ngần” của tâm hồn vẫn chỉ là điều mà ta đang tìm kiếm, theo đuổi. Sự thực không hiện lên ở đó mà khoảng khắc ngay sau đó. Thêm một chút, nán lại, thật bất ngờ, chỉ trong giây phút, người đó. Thêm một chút nán lại, thật bất ngờ, chỉ trong giây phút người nghệ sĩ vừa thấy được cái xa mờ của nghệ thuật lại chạm trán ngay với một hiện thực trần trụi. Sự cay đắng phũ phàng đã thay thế cho niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ trong sương sớm ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, tàn nhẫn coi việc đánh vợ như một phương cách để giải tỏa uất ức. Sự ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là một thứ thuốc rửa quái đản, là những thước phim huyền diệu mà người nhiếp ảnh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp.

Câu hỏi mà người đọc cũng như nhân vật “tôi” đặt ra là: Nguyên nhân nào khiến lão đàn ông đánh vợ? Vì sao người đàn bà không chống đỡ hay chạy trốn?

Hiện thực được miêu tả như một câu chuyện cổ tích mà kết thúc không có hậu (không có sự giái thoát cho một bi kịch gia đình, một số phận bất hạnh).

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Như vậy, sau chiến tranh, trở về với đời sống cá nhân, với thực tế đời thường của cuộc sống con người, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những bão tố trong cuộc sống gia đình. Nhưng sự giải quyết mâu thuẫn của cuộc sống thực tại (qua gia đình người dân chài) không hề dễ dàng. Không chỉ đơn giản là khuyên người đàn bà li hôn, không phải cứ gọi lão chồng lên tòa để giáo dục là xong cái xấu, cái ác trong con người không phải cứ không thích là có thể loại bó đi được. Như lão Khúng trong Phiên chợ Giát đã nghĩ: cứ bán con bò đi là bỏ được cái phần u tối của mình. Nhưng làm sao có thể được. Có vấn đề thuộc về cá nhân (lão chồng) nhưng cũng có vấn đề thuộc về cái chung, chuyện miếng cơm manh áo, việc làm cho người lao dộng. Thực tế không thuận chiều như người ta vẫn nghĩ, bởi con người tồn tại trong những mối quan hệ đa chiều, hết sức phức tạp. Nguyễn Minh Châu đã thu nhỏ ống kính của mình trong phạm vi cuộc sống gia đình - một nội diện hẹp hơn nhưng lại mở ra những điều không kém phần lớn lao, sâu sắc và cả nhức nhối nữa. Trong bức tranh nhỏ ấy chứa đựng cả một vấn đề xã hội, vấn đề nhân sinh.

Điều thống nhất trong hành trình sáng tạo của Nguyễn Minh Châu luôn vẫn là “nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người” về cuộc sống. Đây cũng là lí do mà Nguyễn Minh Châu một đời cầm bút với hi vọng. “Văn học sinh ra đời để gìn giữ trong từng con người - một cái gì hết sức mong manh và luôn luôn run rẩy... một cái gì đó thật là như vậy, nhưng thiếu nó trong con người thì y rằng con người ấy không thể sống giữa quần thể loài người được, và trở thành một tại họa cho loài người (Nhật kí - Nguyễn Minh Châu).

Cái mầm ác trong con người không phải bây giờ mới mọc ra, có ai đó đã nói rằng chất độc nằm ngay trong sự sống. Lão chồng là một nhân vật vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính người thân mình. Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, phần người trong những kẻ thô bạo ấy.

Nhà văn trong hàng loạt tác phẩm viết sau năm 1980 đã đối chứng với rất nhiều quan niệm bảo thủ, lệch lạc về cuộc đời con người; về văn chương, nghệ thuật đã từng có thời thống trị trong ý thức xã hội, trong văn chương. Sự thật nghiệt ngã được mô tả trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ánh từ lâu trở nên quen thuộc về cuộc sống ngư phủ dưới cánh buồm mờ ảo, ban mai lên trên không gian rộng lớn của biển cả. “Cùng với Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu còn hàng loạt tác phẩm chứa đựng ý nghĩa rộng lớn sâu xa, nó khiến ta giật mình nếu quen nghĩ rằng cuộc đời đã hết đau thương, nó khơi gợi người cầm bút nên nhìn kĩ vào những gì sau vẻ đẹp bề ngoài để nhớ tới trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người.

Tư duy nghệ thuật dù đổi mới đến đâu thì cũng không thể vượt qua những quy luật của chân, thiện, mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khởi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh mông” (Lã Nguyên).

Trước sau, Nguyễn Minh Châu vẫn là người đi săn tìm cái đẹp, tìm cái hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người. Đó phải chăng là ý nghĩa của những biểu tượng như “Mảnh trăng cuối rừng”, “Chiếc thuyền ngoài xa”? Có sự đổi thay trong cách nhìn của nhà văn bởi thực tế và tâm thế sáng tạo của nhà văn đã khác trước, bởi cuộc sống hòa bình khác với cuộc sống chiến tranh.

Về nghệ thuật, điều làm nên thành công của tác phẩm như đã nói trên đó là sự sáng tạo tình huống để các nhân vật tự thể hiện, tình huống làm cho con người phải thay đổi cách nhìn, cách quan niệm của mình. Nó được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, sự thật cuộc đời (Đặng Hiển).

Tác phẩm vẫn là sự tiếp tục khám phá cuộc sống như trong Bức tranh, với cách nhìn đa diện và phức tạp. Ông đã nhìn cuộc sống đời thường với một mối quan tâm đậc biệt để chỉ ra những vấn đề bên trong của nó và làm cho người đọc cũng phái nhìn sự vật, cuộc sống, con người theo kiểu của mình, từ đó cùng suy nghĩ tìm ra cách giải quyết một cách thỏa đáng tóm lại là tìm đọc ra đáp số cho bài toán nghịch lí của cuộc đời.

Đọc văn Nguyễn Minh Châu, người đọc bao giờ cùng nhìn thấy “đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc” của nhà văn nhìn vào nội tâm và cả cuộc đời nhân vật. Viết văn, với Nguyễn Minh Châu, luôn là sự thực hiện khát vọng tác động đối với đời sống và con người, là đặt ra những vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và đời sống.

 

Trên đây là bài văn mẫu Cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xaNgoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

---Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp----- 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF