Phần hướng dẫn giải bài tập Toán 10 Ôn tập chương III Phương trình - hệ phương trình sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Đại số 10 Cơ bản và Nâng cao.
-
Bài tập 1 trang 70 SGK Đại số 10
Khi nào hai phương trình được gọi là tương đương? Cho ví dụ.
-
Bài tập 2 trang 70 SGK Đại số 10
Thế nào là phương trình hệ quả? Cho ví dụ.
-
Bài tập 3 trang 70 SGK Đại số 10
Giải các phương trình
a) \(\sqrt {x - 5} + x = \sqrt {x - 5} + 6\) b) \(\sqrt {1 - x} + x = \sqrt {x - 1} + 2\)
c) \(\frac{{{x^2}}}{{\sqrt {x - 2} }} = \frac{8}{{\sqrt {x - 2} }}\) d) \(3 + \sqrt {2 - x} = 4{x^2} - x + \sqrt {x - 3} \)
-
Bài tập 4 trang 70 SGK Đại số 10
Giải các phương trình
a) \(\frac{{3x + 4}}{{x - 2}} - \frac{1}{{x + 2}} = \frac{4}{{{x^2} - 4}} + 3\)
b) \(\frac{{3{x^2} - 2x + 3}}{{2x - 1}} = \frac{{3x - 5}}{2}\)
c) \(\sqrt {{x^2} - 4} = x - 1\) - VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 70 SGK Đại số 10
Giải các hệ phương trình:
a) \(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + 5y = 9\\4x + 2y = 11\end{array} \right.\)
b) \(\left\{ \begin{array}{l}3x + 4y = 12\\5x - 2y = 7\end{array} \right.\)
c) \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y = 5\\3x + 2y = 8\end{array} \right.\)
d) \(\left\{ \begin{array}{l}5x + 3y = 15\\4x - 5y = 6\end{array} \right.\)
-
Bài tập 6 trang 70 SGK Đại số 10
Hai công nhân được giao việc sơn một bức tường. Sau khi người thứ nhất làm được 7 giờ và người thứ hai làm được 4 giờ thì họ sơn được \(\frac{5}{9}\) bức tường. Sau đó họ cùng làm việc với nhau trong 4 giờ thì chỉ còn lại \(\frac{1}{{18}}\) bức tường chưa sơn. Hỏi nếu mỗi người làm riêng thì sau bao nhiêu giờ mỗi người mới sơn xong bức tường?
-
Bài tập 7 trang 70 SGK Đại số 10
Giải các hệ phương trình
a) \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 3y + z = - 7\\ - 4x + 5y + 3z = 6\\x + 2y - 2z = 5\end{array} \right.\)
b) \(\left\{ \begin{array}{l}x + 4y - 2z = 1\\ - 2x + 3y + z = - 6\\3x + 8y - z = 12\end{array} \right.\)
-
Bài tập 8 trang 71 SGK Đại số 10
Ba phân số đều có tử số là 1 và tổng của ba phân số đó bằng 1. Hiệu của phân số thứ nhất và phân số thứ hai bằng phân số thứ ba, còn tổng của phân số thứ nhất và phân số thứ hai bằng 5 lần phân số thứ ba. Tìm các phân số đó.
-
Bài tập 9 trang 71 SGK Đại số 10
Một phân xưởng được giao sản xuất 360 sản phẩm trong một số ngày nhất định. Vì phân xưởng tăng năng suất, mỗi ngày làm thêm được 9 sản phẩm so với định mức, nên trước khi hết hạn một ngày thì phân xưởng đã làm vượt số sản phẩm được giao là 5%. Hỏi nếu vẫn tiếp tục làm việc với năng suất đó thì khi hết hạn phân xưởng đó làm được tất cả bao nhiêu sản phẩm.
-
Bài tập 10 trang 71 SGK Đại số 10
Giải các phương trình sau bằng máy tính bỏ túi
a) \(5{x^2} - 3x - 7 = 0\) b) \(3{x^2} + 4x + 1 = 0\)
c) \(0,2{x^2} + 1,2x - 1 = 0\) d) \(\sqrt 2 {x^2} + 5x + \sqrt 8 = 0\)
-
Bài tập 11 trang 71 SGK Đại số 10
Giải các phương trình:
a) \(|4x - 9|\,\, = \,\,3 - 2x\) b) \(|2x + 1|\,\, = \,\,|3x + 5|\)
-
Bài tập 12 trang 71 SGK Đại số 10
Tìm hai cạnh của một mảnh vườn hình chữ nhật trong hai trường hợp.
a) Chu vi là 94,4m và diện tích là \(494,55{m^2}\)
b) Hiệu của hai cạnh là 12,1m và diện tích là 1089 \({m^2}\)
-
Bài tập 13 trang 71 SGK Đại số 10
Hai người quét sân. Cả hai người cùng quét sân hết 1 giờ 20 phút, trong khi nếu chỉ quét một mình thì người thứ nhất quét hết nhiều hơn 2 giờ so với người thứ hai. Hỏi mỗi người quét sân một mình thì hết mấy giờ?
-
Bài tập 3.39 trang 76 SBT Toán 10
Tìm điều kiện của mỗi phương trình sau:
a) \(\sqrt { - 3x + 2} = \frac{2}{{x + 1}}\)
b) \(\sqrt {x - 2} + x = 3{x^2} + 1 - \sqrt { - x - 4} \)
c) \(\frac{{x+4}}{{\sqrt {3{x^2} + 6x + 11} }} = \sqrt {2x + 1} \)
d) \(\frac{{\sqrt { - 3x + 2} }}{{{x^2} - 9}} = x + 2\)
-
Bài tập 3.40 trang 76 SBT Toán 10
Xác định m để mỗi cặp phương trình sau tương đương:
a) 3x - 1 = 0 và \(\frac{{3mx + 1}}{{x - 2}} + 2m - 1 = 0\)
b) \({x^2} + 3x - 4 = 0\) và \(m{x^2} - 4x - m + 4 = 0\)
-
Bài tập 3.41 trang 76 SBT Toán 10
Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m:
a) \(2m\left( {x - 2} \right) + 4 = \left( {3 - {m^2}} \right)x\)
b) \(\frac{{\left( {m + 3} \right)x}}{{2x - 1}} = 3m + 2\)
c) \(\frac{{8mx}}{{x + 3}} = \left( {4m + 1} \right)x + 1\)
d) \(\frac{{\left( {2 - m} \right)x}}{{x - 2}} = \left( {m - 1} \right)x - 1\)
-
Bài tập 3.42 trang 76 SBT Toán 10
Cho phương trình
3x2 + 2(3m - 1)x + 3m2 - m + 1 = 0
a) Với giá trị nào của m thì phương trình vô nghiệm?
b) Giải phương trình khi m = - 1.
-
Bài tập 3.43 trang 76 SBT Toán 10
Cho phương trình
(m + 1)x2 + (3m - 1)x + 2m - 2 = 0.
Xác định m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 mà x1 + x2 = 3. Tính các nghiệm trong trường hợp đó.
-
Bài tập 3.44 trang 77 SBT Toán 10
Giải các phương trình:
a) \(\frac{{\sqrt {4{x^2} + 7x - 2} }}{{x + 2}} = \sqrt 2 \)
b) \(\sqrt {2{x^2} + 3x - 4} = \sqrt {7x + 2} \)
-
Bài tập 3.45 trang 77 SBT Toán 10
Giải và biện luận các phương trình sau theo tham số m:
a) \(\left| {2x - 5m} \right| = 2x - 3m\)
b) \(\left| {3x + 4m} \right| = \left| {4x - 7m} \right|\)
c) \(\left( {m + 1} \right){x^2} + \left( {2m - 3} \right)x + m + 2 = 0\)
d) \(\frac{{{x^2} - \left( {m + 1} \right)x - \frac{{21}}{4}}}{{x - 3}} = 2x + m\)
-
Bài tập 3.46 trang 77 SBT Toán 10
Giải phương trình \(\sqrt[3]{{\frac{1}{2} + x}} + \sqrt {\frac{1}{2} - x} = 1\)
-
Bài tập 3.47 trang 77 SBT Hình 10
Giải các hệ phương trình
a) \(\left\{ \begin{array}{l}
- 0,5x + 0,4y = 0,7\\
0,3x - 0,2y = 0,4
\end{array} \right.\)b) \(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{3}{5}x - \frac{4}{3}y = \frac{2}{5}\\
- \frac{2}{3}x - \frac{5}{9}y = \frac{4}{3}
\end{array} \right.\) -
Bài tập 3.48 trang 77 SBT Toán 10
Giải các hệ phương trình:
a) \(\left\{ \begin{array}{l}
x + 2y - 3z = 2\\
2x + 7y + z = 5\\
- 3z + 3y - 2z = - 7
\end{array} \right.\)b) \(\left\{ \begin{array}{l}
- x - 3y + 4z = 3\\
3x + 4y - 2z = 5\\
2x + y + 2z = 4
\end{array} \right.\) -
Bài tập 3.49 trang 77 SBT Toán 10
Tìm các giá trị của a và b để các hệ phương trình sau có vô số nghiệm:
a) \(\left\{ \begin{array}{l}
3x + ay = 5\\
2x + y = b
\end{array} \right.\)b) \(\left\{ \begin{array}{l}
ax + 2y = a\\
3x - 4y = b + 1
\end{array} \right.\) -
Bài tập 3.50 trang 77 SBT Toán 10
Một gia đình có bốn người lớn và ba trẻ em mua vé xem xiếc hết 370 000 đồng. Một gia đình khác có hai người lớn và hai trẻ em cũng mua vé xem xiếc tại rạp đó hết 200 000 đồng. Hỏi giá vé người lớn và giá vé trẻ em là bao nhiêu.
-
Bài tập 3.51 trang 77 SBT Toán 10
Nếu lấy một số có hai chữ số chia cho tích hai chữ số của nó thì được thương là 2 và dư là 18. Nếu lấy tổng bình phương các chữ số của số đó cộng với 9 thì được số đã cho. Hãy tìm số đó.
-
Bài tập 3.52 trang 77 SBT Toán 10
Một đoàn xe tải chở 290 tấn xi măng cho một công trình xây đập thủy điện. Đoàn xe có 57 chiếc gồm ba loại, xe chở 3 tấn, xe chở 5 tấn và xe chở 7,5 tấn. Nếu dùng tất cả xe 7,5 tấn chở ba chuyến thì được số xi măng bằng tổng số xi măng do xe 5 tấn chở ba chuyến và xe 3 tấn chở hai chuyến. Hỏi số xe mỗi loại?
-
Bài tập 3.53 trang 78 SBT Toán 10
Giải và biện luận theo tham số m hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l}
2x+\left( {3m + 1} \right)y = m - 1\\
\left( {m + 2} \right)x + \left( {4m + 3} \right)y = m
\end{array} \right.\) -
Bài tập 50 trang 101 SGK Toán 10 NC
Phương trình ax + b = 0 có thể có nghiệm trong những trường hợp nào?
-
Bài tập 51 trang 101 SGK Toán 10 NC
Giả sử ba phương trình f(x).g(x) = 0, f(x) = 0 và g(x) = 0 (với cùng tập xác định) có các tập nghiệm lần lượt là T, T1 và T2. Hãy chọn kết luận đúng trong hai kết luận sau:
a) T = T1 ∩ T2;
b) T = T1 ∪ T2.
-
Bài tập 52 trang 101 SGK Toán 10 NC
Hệ phương trình dạng \(\left\{ \begin{array}{l}
ax + by = c\\
a'x + b'y = c'
\end{array} \right.\) (\({a^2} + {b^2} \ne 0\) và \(a{'^2} + b{'^2} \ne 0\)) có thể có nghiệm trong trường hợp nào ?Áp dụng: Tìm a để hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
ax + y = {a^2}\\
x + ay = 1
\end{array} \right.\) có nghiệm ? -
Bài tập 53 trang 101 SGK Toán 10 NC
Biết rằng phương trình ax2 + bx + c = 0 có một nghiệm kép xo. Hãy chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
(A) Tam thức bậc hai ax2 + bx + c có thể viết dưới dạng bình phương của một nhị thức bậc nhất;
(B) Parabol y = ax2 + bx + c có đỉnh thuộc trục hoành;
(C) Phương trình cx2 + bx + a = 0 cũng có một nghiệm kép là \(\frac{1}{{{x_0}}}\)
-
Bài tập 54 trang 101 SGK Toán 10 NC
Giải và biện luận phương trình: m(mx –1) = x + 1
-
Bài tập 55 trang 101 SGK Toán 10 NC
Cho phương trình p(x + 1) − 2x = p2 + p − 4. Tìm các giá trị của p để:
a) Phương trình nhận 1 làm nghiệm;
b) Phương trình có nghiệm;
c) Phương trình vô nghiệm.
-
Bài tập 56 trang 101 SGK Toán 10 NC
Ba cạnh của một tam giác vuông có độ dài là 3 số tự nhiên liên tiếp. Tính độ dài của chúng.
-
Bài tập 57 trang 101 SGK Toán 10 NC
Cho phương trình (m − 1)x2 + 2x − 1 = 0
a) Giải và biện luận phương trình.
b) Tìm các giá trị của m sao cho phương trình có hai nghiệm khác dấu.
c) Tìm các giá trị của m sao cho tổng bình phương hai nghiệm của nó bằng 1.
-
Bài tập 58 trang 102 SGK Toán 10 NC
Với giá trị nào của a thì hai phương trình sau có nghiệm chung:
x2 + x + a = 0 và x2 + ax + 1 = 0
-
Bài tập 59 trang 102 SGK Toán 10 NC
Cho các phương trình:
x2 + 3x − m + 1 = 0 (1) và
2x2 − x + 1 − 2p = 0 (2)
a) Biện luận số nghiệm của mỗi phương trình bằng đồ thị.
b) Kiểm tra lại kết quả trên bằng phép tính.
-
Bài tập 60 trang 102 SGK Toán 10 NC
Giải các hệ phương trình
a) \(\left\{ \begin{array}{l}
{x^2} + {y^2} + xy = 7\\
{x^2} + {y^2} - xy = 3
\end{array} \right.\)b) \(\left\{ \begin{array}{l}
2{\left( {x + y} \right)^2} - xy = 1\\
{x^2}y + x{y^2} = 0
\end{array} \right.\) -
Bài tập 61 trang 102 SGK Toán 10 NC
Giải và biện luận các hệ phương trình
a) \(\left\{ \begin{array}{l}
mx + 3y = m - 1\\
2x + \left( {m - 1} \right)y = 3
\end{array} \right.\)b) \(\left\{ \begin{array}{l}
5x + \left( {a - 2} \right)y = a\\
\left( {a + 3} \right)x + \left( {a + 3} \right)y = 2a
\end{array} \right.\) -
Bài tập 62 trang 102 SGK Toán 10 NC
Giải và biện luận các hệ phương trình
a) \(\left\{ \begin{array}{l}
x + y = 4\\
xy = m
\end{array} \right.\)b) \(\left\{ \begin{array}{l}
3x - 2y = 1\\
{x^2} + {y^2} = m
\end{array} \right.\) -
Bài tập 63 trang 102 SGK Toán 10 NC
Tìm a, b và c để Parabol y = ax2 + bx + c (P) có đỉnh là I(1; -4) và đi qua điểm M(2; -3). Hãy vẽ Parabol nhận được.
-
Bài tập 64 trang 102 SGK Toán 10 NC
Cho tam giác ABC có BC = a; AC = b; AB = c.Ta lấy một điểm M trên cạnh BC. Qua M, ta kẻ các đường thẳng ME và MF thứ tự song song với các cạnh AC và AB (E ∈ AB, F ∈ AC). Hỏi phải lấy điểm M cách B bao nhiêu để tổng ME + MF = l (l là độ dài cho trước)? Biện luận theo l, a, b và c