Giải bài 3 tr 74 sách GK Lý lớp 12
Điện áp giữa hai đầu của một tụ điện: \(\small u = 100\sqrt{2}cos100 \pi t (V)\). Cường độ hiệu dụng trong mạch là I = 5A.
a) Xác định C.
b) Viết biểu thức của i.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
Nhận định và phương pháp:
Bài 3 là dạng bài xác định giá trị điện dung C và viết biểu thức của i trong một mạch điện chỉ chứa tụ điện, dữ kiện đề bài cho ta là biểu thức điện áp giữa hai đầu của một tụ điện và giá trị cường độ hiệu dụng trong mạch.
Cách giải :
-
Ta tiến hành giải bài này theo các bước như sau:
-
Bước 1: Tính \(Z_C\) dựa trên công thức: \(\small Z_C=\frac{U}{I}\)
-
Bước 2: Từ \(Z_C\) suy ra \(C=\frac{1}{\omega Z_C}\)
-
Bước 3: Tính \(I_0=I\sqrt{2}\) ⇒ viết biểu thức của i.
-
Lời giải:
-
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 3 như sau:
-
Ta có:
a. \(\small Z_C=\frac{U}{I}=\frac{100}{5}= 20\Omega\)
\(\Rightarrow C=\frac{1}{\omega Z_C}=\frac{1}{100 \pi .20}=\frac{1}{2000 \pi }F\)
b. \(i = 5\sqrt{2}cos(100 \pi t +\frac{\pi}{2} ) (A)\)
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 74 SGK Vật lý 12
Bài tập 2 trang 74 SGK Vật lý 12
Bài tập 4 trang 74 SGK Vật lý 12
Bài tập 5 trang 74 SGK Vật lý 12
Bài tập 6 trang 74 SGK Vật lý 12
Bài tập 7 trang 74 SGK Vật lý 12
Bài tập 8 trang 74 SGK Vật lý 12
Bài tập 9 trang 74 SGK Vật lý 12
Bài tập 13.1 trang 35 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.2 trang 35 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.3 trang 35 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.4 trang 36 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.5 trang 36 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.6 trang 36 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.7 trang 36 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.8 trang 37 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.9 trang 37 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.10 trang 37 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.11 trang 37 SBT Vật lý 12
Bài tập 13.12 trang 38 SBT Vật lý 12
Bài tập 1 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bài tập 2 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bài tập 3 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao
-
Mạch điện R,L,C nối tiếp, điện áp hai đầu mạch \(u = 220\sqrt{2}cos\omega t(V)\) và có thể thay đổi được. Tính điện áp hiệu dụng 2 đầu R khi biểu thức dòng điện có dạng \(i=I_{0}cos\omega t\)?
bởi Trần Bảo Việt 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh có \(R=100\Omega , L=\frac{2}{\pi }H\), tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u_{AB}=200\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})\) . Giá trị của C và công suất tiêu thụ của mạch khi điện áp giữa hai đầu R cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch nhận cặp giá trị nào?
bởi thanh duy 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Biết R = 50Ω, \(L=\frac{1}{\pi }H\)H. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u=220\sqrt{2}cos100\pi t\)(V). Biết tụ điện C có thể thay đổi được.
bởi Phạm Khánh Ngọc 13/01/2022
a. Định C để điện áp đồng pha với cường độ dòng điện.
b. Viết biểu thức dòng điện qua mạch.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện không phân nhánh gồm R = 40Ω, cuộn dây có r = 20Ω và L = 0,0636H, tụ điện có điện dung thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có f = 50Hz và U = 120V. Điều chỉnh C để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt giá trị cực đại, giá trị đó bằng?
bởi Nguyễn Thị An 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
\(u_{AB} = 200\sqrt{2}cos100\pi t (V); R =100\Omega ; L=\frac{1}{\pi } H;\) C là tụ điện biến đổi ;RV→ ∞ . Tìm C để vôn kế V có số chỉ lớn nhất. Tính Vmax?
bởi Bùi Anh Tuấn 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mạch điện xoay chiều, gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u tần số 1000Hz. Khi mắc 1 ampe kế A có điện trở không đáng kể song song với tụ C thì nó chỉ 0,1A. Dòng điện qua nó lệch pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch góc π/6 rad. Thay ampe kế A bằng vôn kế V có điện trở rất lớn thì vôn kế chỉ 20V, điện áp hai đầu vôn kế chậm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch π/6 rad. Độ tự cảm L và điện trở thuần R có giá trị?
bởi Hoa Hong 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 100Ω và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết biểu thức hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch u = 100 cos100πt V và cường độ hiệu dụng trong mạch I= 0,5 A. Tính tổng trở của đoạn mạch và điện dung của tụ điện?
bởi Bảo khanh 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện gồm R, L, C nối tiếp. R thay đổi \(L=\frac{1}{\pi }H,C=\frac{10^{-3}}{4\pi }F\) Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u=75\sqrt{2}cos100\pi t(V)\). Công suất trên toàn mạch là P = 45W. Điện trở R có giá trị bằng bao nhiêu?
bởi Lê Viết Khánh 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện không phân nhánh. R = 100Ω, cuộn dây có độ tự cảm L = 0,318 H, f = 50Hz, tụ điện có điện dung thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(U=100\sqrt{2}\)V. Điều chỉnh C để mạch có cộng hưởng điện. Giá trị C và cường độ dòng điện khi đó là?
bởi Hữu Trí 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mạch điện xoay chiều gồm một cuộn dây có điện trở r = 30W, độ tự cảm H mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là: (V). Với giá trị nào của C thì công suất tiêu thụ của mạch có giá trị cực đại và giá trị công suất cực đại bằng bao nhiêu?
bởi Kim Ngan 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện như hình vẽ: u= \(120\sqrt{2}cos(100\pi t)\)(V); cuộn dây có r =15Ω; \(L=\frac{2}{25\pi }(H)\). C là tụ điện biến đổi. Điện trở vôn kế lớn vô cùng. Điều chỉnh C để số chỉ vôn kế lớn nhất. Tìm C và số chỉ vôn kế lúc này?
bởi can tu 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. UAB=const; f=50(Hz) , điện trở các khóa K và ampe kế không đáng kể. \(C=\frac{10^{-4}}{\pi }(F)\). Khi khóa K chuyển từ vị trí 1 sang 2 thì số chỉ của ampe kế không thay đổi. Tính độ tự cảm L của cuộn dây ?
bởi Bảo khanh 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính tổng trở của các mạch điện sau:
bởi lê Phương 13/01/2022
a. Cho mạch RLC không phân nhánh: UC = 4V; UR =16V; UL=20V; I=2A
b. Cho Mạch RL nối tiếp có R=20Ω; u lệch pha 60o so với i
c. Cho Mạch RC nối tiếp có R=10Ω; u lệch pha 30o so với i
d Cho Mạch RLC nối tiếp có R=60Ω; hệ số công suất 0,6
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dòng điện xoay chiều hình sin chạy qua một đoạn mạch có biểu thức có biểu thức cường độ là \(i=I_{0}cos(\omega t-\frac{\pi }{2}),I_{0}> 0\), . Tính từ lúc t=0(s) , điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn của đoạn mạch đó trong thời gian bằng nửa chu kì của dòng điện là?
bởi Spider man 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một cuộn dây có hệ số tự cảm L được mắc nối tiếp với một tụ có điện dung C rồi mắc vào 2 điểm A, B của một mạch điện xoay chiều có tần số f. Đo điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB, giữa hai đầu cuộn dây và giữa hai cực của tụ điện bằng vôn kế có điện trở rất lớn, ta lần lượt được: UAB = 37,5 V, UL=50V, UC=17,5 V.Đo cường độ dòng điện bằng một ampe kế có điện trở không đáng kể, ta thấy I=0,1 A.Khi tần số f thay đổi đến giá trị fm=330 Hz thì cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại. Tính độ tự cảm L, điện dung C, và tần số f của điện áp đã sử dụng ở trên.
bởi Sasu ka 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện như hình vẽ Biết \(C=\frac{10^{-4}}{\pi }F,L=\frac{1}{2\pi }H,u_{AB}=200cos100\pi t(V)\). Điện áp uAM chậm pha \(\frac{\pi }{6}\) so với dòng điện qua mạch và dòng điện qua mạch chậm pha \(\frac{\pi }{3}\) so với uMB. Tính r và R?
bởi Kieu Oanh 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch như hình vẽ Cuộn dây có r=100Ω, \(L=\frac{1}{\pi }H\) tụ điện có điện dung \(C=\frac{10^{-4}}{2\pi }F\) . Điện áp xoay chiều hai đầu đoạn mạch \(u_{AB}=100\sqrt{2}cos100\pi t(V)\) .Tính độ lệch pha giữa điện áp uAB và uAM ? Tính Uc?
bởi thủy tiên 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện như hình vẽ , trong đó \(C=\frac{10^{-4}}{\pi }F;L=\frac{1}{2\pi }H;r=10\Omega ,R=40\Omega\)
bởi Minh Hanh 13/01/2022
Biểu thức dòng điện trong mạch i = 2\(\sqrt{2}\)cos 100πt (A)
a.Tính tổng trở của mạch?
b.Độ lệch pha φ và Công suất của toàn mạch ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp \(u=U_{0}cos\omega t\) vào 2 đầu cuộn cảm thuần có \(L=\frac{1}{3\pi }H\) .ở thời điểm t1 các giá trị tức thời của u và i lần lượt là 100V và -2,5\(\sqrt{3}\)A. ở thời điểm t2 có giá trị là 100\(\sqrt{3}\)V và -2,5A. Tìm ω
bởi Nguyen Ngoc 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt vào hai đầu một đoạn mạch RLC một điện áp có PT: \(u=220\sqrt{2}cos(100\pi t)(V)\) Tính thời gian từ thời điểm u =0 đến khi u = 110\(\sqrt{2}\) ( V)
bởi Bảo khanh 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp xoay chiều có u = 100\(\sqrt{2}\)cosωt(V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện C có ZC = R.Tại thời điểm điện áp tức thời trên điện trở là 50V và đang tăng thì điện áp tức thời trên tụ là:
bởi Meo Thi 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vào cùng một thời điểm nào đó, hai dòng điện xoay chiều i1 = Iocos(ωt + φ1) và i2 = Iocos(ωt + φ2) đều cùng có giá trị tức thời là 0,5Io, nhưng một dòng điện đang giảm, còn một dòng điện đang tăng. Hai dòng điện này lệch pha nhau một góc bằng.
bởi Mai Trang 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại thời điểm t, điện áp \(u=200\sqrt{2}cos(100\pi t-\pi /2)\) (trong đó u tính bằng V, t tính bằng s) có giá trị \(100\sqrt{2}V\) và đang giảm. Sau thời điểm đó 1/300 (s), điện áp này có giá trị là?
bởi Lê Minh Bảo Bảo 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời