OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lý 12 Bài 13: Các mạch điện xoay chiều


Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về các dạng toán của dòng điện xoay chiều xuất hiện trong một mạch điện khi giữa 2 đầu của mạch điện chỉ có tác dụng của một điện áp xoay chiều : điện trở, cảm kháng dung kháng. Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 13: Các mạch điện xoay chiều

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Mối quan hệ giữa i và u trong mạch điện xoay chiều

\(i=I_0.cos\omega t\rightarrow u=U_0cos(\omega t+\varphi )\) 

\(\varphi=\varphi _u-\varphi _i\)  : độ lệch pha giữa u và i

Ta có: 

\(\varphi> 0\) : u sớm pha \(\varphi\) so với i.

\(\varphi< 0\) : u trễ pha |\(\varphi\)| so với i.

\(\varphi= 0\) : u cùng pha với i. 

2.2. Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở 

a. Khảo sát mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở 

Mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở

Nối hai đầu R vào điện áp xoay chiều \(u=U_0cos\omega t\)

→ \(i=\frac{u}{R}=\frac{U_0}{R}cos\omega t=\frac{U}{R}.\sqrt{2}cos\omega t\)

→ \(i=I_0cos\omega t\)

→ \(i=I\sqrt{2}cos\omega t\)

b. Định luật Ohm trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở 

- Định luật: Cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở có giá trị bằng thương số giữa điện áp hiệu dụng và điện trở của mạch.

\(I=\frac{U}{R}\)

- Nhận xét: Cường độ tức thời trong mạch cùng pha với điện áp tức thời hai đầu mạch: \(u_R\) cùng pha với i.

2.3. Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện

a. Khảo sát mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện

- Đặt điện áp u giữa hai bản của tụ điện: \(u=U_0cos\omega t=U.\sqrt{2}cos\omega t\)

- Điện tích bản bên trái của tụ điện: \(q=C.u=C.U.\sqrt{2}cos\omega t\)

- Giả sử tại thời điểm t, dòng điện có chiều như hình vẽ, điện tích tụ điện tăng lên. Sau khoảng thời gian \(\Delta t\), điện tích trên bản tăng \(\Delta q\). 

→ \(i=\frac{\Delta q}{\Delta t}\)

- Khi \({\Delta q},{\Delta t}\rightarrow 0\) thì : \(i=\frac{dq}{dt}q=-\omega C.U.\sqrt{2}sin\omega t\)

⇔ \(i=\omega C.U.\sqrt{2}cos(\omega t+\frac{\pi }{2})\)

- Đặt: \(I= U\omega C\rightarrow i=I.\sqrt{2}cos(\omega t+\frac{\pi }{2})\)

- Chọn: \(\varphi _i=0\rightarrow i=I.\sqrt{2}cos(\omega t); u=U.\sqrt{2}cos(\omega t-\frac{\pi }{2})\)

- Đặt: \(Z_C=\frac{1}{\omega _C}\rightarrow I=\frac{U}{Z_C}\)

với \(Z_C\) là dung kháng của mạch, đơn vị là \(\Omega\)

b. Định luật Ohm trong mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện

Định luật: Cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch và dung kháng của mạch.

\(I=\frac{U}{Z_C}\)

c. So sánh pha dao động của \(u_C\) và i

 i sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với \(u_C\) (hay \(u_C\) trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với i).

d. Ý nghĩa của dung kháng

- \(Z_C\) là đại lượng biểu hiện sự cản trở dòng điện xoay chiều của tụ điện.

-  Dòng điện xoay chiều có tần số cao (cao tần) chuyển qua tụ điện dễ dàng hơn dòng điện xoay chiều tần số thấp.

- \(Z_C\) có tác dụng làm cho i sớm pha \(\frac{\pi }{2}\)  so với \(u_C\).

2.4. Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần

a. Hiện tượng tự cảm trong mạch điện xoay chiều

- Cuộn cảm thuần là cuộn cảm có điện trở không đáng kể, khi dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn cảm sẽ xảy ra hiện tượng tự cảm.

- Khi có dòng điện i chạy qua một cuộn cảm, từ thông tự cảm có biểu thức: \(\varphi =Li\)  với L là độ tự cảm của cuộn cảm.

- Trường hợp i là một dòng điện xoay chiều, suất điện động tự cảm: \(e=-L\frac{\Delta i}{\Delta t}\)

- Khi \(\Delta t\rightarrow 0:e=-L\frac{di}{dt}\)

b. Khảo sát mạch điện xoay chiều có cuộn cảm thuần

Mạch điện xoay chiều có cuộn cảm thuần

- Đặt vào hai đầu L một điện áp xoay chiều. Giả sử i trong mạch là: \(i=I\sqrt{2}cos\omega t\)

- Điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm thuần: 

\(u=L\frac{di}{dt}=-\omega L.I.\sqrt{2}sin\omega t\)

→ \(u=\omega L.I.\sqrt{2}cos(\omega t+\frac{\pi }{2})\)

→ \(u=\omega L.I\)

- Suy ra: \(I=\frac{U}{\omega _L}\)

- Đặt: \(Z_L=\omega _L\rightarrow I=\frac{U}{Z_L}\)

với \(Z_L\) gọi là cảm kháng của mạch, đơn vị là \(\Omega\). 

c. Định luật Ohm trong mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần

Định luật: Trong mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần, Cường độ hiệu dụng có giá trị bằng thương số của điện áp hiệu dụng và cảm kháng của mạch.

\(I=\frac{U}{Z_L}\)

d. So sánh về pha của \(u_L\)­ so với i:

 i trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với \(u_L\), hoặc \(u_L\) sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với i.

e. Ý nghĩa của cảm kháng

- \(Z_L\)là đại lượng biểu hiện sự cản trở dòng điện xoay chiều của cuộn cảm.

- Cuộn cảm có L lớn sẽ cản trở nhiều đối với dòng điện xoay chiều, nhất là dòng điện xoay chiều cao tần.

- \(Z_L\) cũng có tác dụng làm cho i trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với u.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: 

Điện áp giữa hai đầu của một cuộn cảm thuần : \(u=100\sqrt{2}cos(100\pi t)(V)\)

Cường độ hiệu dụng trong mạch có giá trị I=5A

a. Xác định L

b. Viết biểu thức của i.

Hướng dẫn giải

a. Ta có: U=100(A)

Áp dụng: \(I=\frac{U}{Z _L}\rightarrow Z _L=\frac{U}{I}=20(\Omega )\)

Mà: \(Z _L=L.\omega \rightarrow L=\frac{Z_L}{\omega }=\frac{1}{5\pi } (H)\)

b. Ta có: \(I_0= I.\sqrt{2}=5\sqrt{2}(A)\)

Trong mạch chứa cuộn cảm thuần, i trễ pha \(\frac{\pi }{2}\)  so với u nên: \(i=5\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})(A)\)

Bài 2: 

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ có điện dung \(C=\frac{10^{-4}}{\pi }(F)\)  có biểu thức \(u=200sqrt{2}cos(100\pi t)(V)\) . Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là: 

Hướng dẫn giải

- Ta có: \(Z _C=\frac{1}{\omega_C }=100\Omega\)

\(I=\frac{U}{Z _C}=\frac{200}{100}=2(A)\)

- Vì i sớm pha góc \(\frac{\pi }{2}\) so với u hai đầu tụ điện, suy ra: \(i=2\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})(A)\)

ADMICRO

4. Luyện tập Bài 13 Vật lý 12 

Các mạch điện xoay chiều là 1 trong những dạng bài quan trọng nhất của chương điện xoay chiều. Qua bài giảng này,các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Phát biểu được tác dụng của tụ điện trong mạch điện xoay chiều.

  • Phát biểu được định luật Ôm đối với đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm thuần.

  • Phát biểu được tác dụng của cuộn cảm thuần trong mạch điện xoay chiều.

  • Viết được công thức tính dung kháng và cảm kháng.

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 12 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 74 SGK Vật lý 12

Bài tập 2 trang 74 SGK Vật lý 12

Bài tập 3 trang 74 SGK Vật lý 12

Bài tập 4 trang 74 SGK Vật lý 12

Bài tập 5 trang 74 SGK Vật lý 12

Bài tập 6 trang 74 SGK Vật lý 12

Bài tập 7 trang 74 SGK Vật lý 12

Bài tập 8 trang 74 SGK Vật lý 12

Bài tập 9 trang 74 SGK Vật lý 12

Bài tập 13.1 trang 35 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.2 trang 35 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.3 trang 35 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.4 trang 36 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.5 trang 36 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.6 trang 36 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.7 trang 36 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.8 trang 37 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.9 trang 37 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.10 trang 37 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.11 trang 37 SBT Vật lý 12

Bài tập 13.12 trang 38 SBT Vật lý 12

Bài tập 1 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 2 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 3 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 4 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 5 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 6 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao

5. Hỏi đáp Bài 13 Chương 3 Vật lý 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 12 HỌC247

NONE
OFF