OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 4 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 4 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao

Mắc tụ điện có điện dung 2μF vào mạng điện xoay chiều có điện áp 220V, tần số 50Hz. Xác định cường độ hiệu dụng của dòng điện qua tụ điện. 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Ta có: \(C = 2(\mu F);U = 220(V),f = 50(Hz)\)

 Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch có tụ điện. 

Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua tụ điện là: 

\(\begin{array}{l} I = \frac{U}{{{Z_C}}} = \frac{U}{{\frac{1}{{C\omega }}}} = U.C.2\pi f\\ = {220.2.10^{ - 6}}.2\pi .50\\ \Rightarrow I = 0,14(A) \end{array}\)

-- Mod Vật Lý 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 4 trang 151 SGK Vật lý 12 nâng cao HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Nguyễn Hoài Thương

    đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được . điều chỉnh điện dung C đến giá trị 10^-4/4pi F hoặc 10^-4/2pi F thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch đều có giá trị bằng nhau. giá trị của L bằng

    A.1/3pi                             B.1/2pi                                C.3/pi                                 D.2/pi

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Rừng

    Cuộn dây có độ tự cảm L=159mH khi mắc vào hiệu điện thế một chiều U=100V thì cường độ dòng điện I=2A. Khi mắc cuộn dây vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U’=120V, tần số 50Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua cuộn dây là: 

    A. 1,5A                                  

    B. 1,2A                        

    C. 4A                                

    D.1,7A

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Bi do

    Một động cơ có hệ số công suất cosφ = 0,9 mắc nối tiếp với một điện trở R = 60Ω rồi mắc vào nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng UAB=220V thì đo được điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở là  45V và động cơ hoạt động bình thường. Công suất định mức của động cơ có giá trị gần giá trị nào sau đây nhất:  

    A.200 W                                

    B. 160 W                    

    C.150W                         

    D. 120 W

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • May May

    Người ta truyền tải điện năng từ nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây một pha có điện trở R. Nếu điện áp hiệu dụng đưa lên hai đầu đường dây là U = 220 V thì hiệu suất truyền tải điện năng là 60%. Để hiệu suất truyền tải điện năng là 90% mà công suất truyền đến nơi tiêu thụ vẫn không thay đổi thì điện áp hiệu dụng đưa lên hai đầu đường dây có giá trị gần giá trị nào sau đây nhất :

    A. 360 V                             

    B. 380 V                       

    C. 347 V                    

    D.467 V

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Lê Minh

    Đoạn mạch AB gồm 2 đoạn AM và MB mắc nối tiếp. AM gồm R1= 40\(\Omega\) nối tiếp với tụ C= \(\frac{10^{-3}}{4\pi}\)(F). MB gồm R2 nối tiếp với cuộn thuần cảm. Đặt vào AB điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số ko đổi thì điện áp tức thời 2 đầu AM, MB lần lượt là: \(u_{AM}=50\sqrt{2}\cos\left(100\pi t-\frac{7\pi}{12}\right)\), \(u_{MB}=150\cos\left(100\pi t\right)\). Hê số công suất của đoạn mạch AB là?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thanh Nguyên

    Biết điện áp hiệu dụng ở 2 đầu R,L,C lần lượt là \(30\sqrt{2}\), \(60\sqrt{2}\), \(90\sqrt{2}\). Khi điện áp tức thời ở 2 đầu điện trở R là 30V thì điện áp tức thời ở 2 đầu mạch là:
    A:42,43V

    B:81,96V

    C:60V

    D:90V

    Theo dõi (0) 3 Trả lời
  • Lê Tấn Thanh

    Một máy phát điện mà phần cảm gồm hai cặp cực và phần ứng gồm hai cặp cuộn dây mắc nối tiếp có suất điện động hiệu dụng 220 V và tần số 50 Hz. Biết từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5 mWb, số vòng dây của mỗi cuộn dây trong phần ứng là bao nhiêu ?

    A. 198 vòng.                  

    B. 50 vòng.                    

    C. 14 vòng.                    

    D. 3,5 vòng.      

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Trung Thành

    Đặt một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi và tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Khi f = 40 Hz và f = 90 Hz thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R như nhau. Để xảy ra cộng hưởng trong mạch thì tần số phải bằng

    A. 27,7 Hz.                       

    B. 60 Hz.                          

    C. 50 Hz.                          

    D. 130 Hz.                          

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Bảo Trâm

    Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm gồm hai cặp cực và phần ứng gồm hai cặp cuộn dây mắc nối tiếp. Suất điện động hiệu dụng của máy là 220V và tần số 50 Hz.  Cho biết từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 4mWb. Tính số vòng dây của mỗi cuộn trong phần ứng?           

    A. 62 vòng.                     

    B. 175 vòng.                    

    C. 44 vòng.                      

    D. 248 vòng.                  

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lan Anh

    Một mạch điện gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp, trong đó điện dung của tụ điện có thể thay đổi được. Đặt vào mạch điện một điện áp xoay chiều, khi đó điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử lần lượt là UR = 60 V, UL = 120 V, UC = 40 V. Nếu thay đổi điện dung của tụ C để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu C là 60 V thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở R bằng

    A. 57,1 V.                     

    B. 67,1 V.                           

    C. 80 V.                           

    D. 40 V.                                                

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Quang Minh Tú
    Mạch nối tiếp L, R, C trong đó cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L=1,99H, tụ C= 6,63.10-5F. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch có tần số góc \(\omega\) thay đổi được. Khi \(\omega=\omega_1=266,6\) rad/s và \(\omega=\omega_2=355,4\) rad/s thì điện áp hai đầu cuộn dây có cùng giá trị. Tìm điện trở R.

    A. \(150\Omega\)

    B. \(150\sqrt{2}\Omega\)

    C. \(100\sqrt{2}\Omega\) 

    D. \(50\sqrt{2}\Omega\)

    (Câu hỏi của bạn Trường Giang )   

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thu thủy

    Hai cuộn dây (R1, L1) và (R2, L2) mắc nối tiếp nhau và đặt vào một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng U. Gọi U1 và U2 là hiệu điện thế hiệu dụng tương ứng giữa hai đầu cuộn (R1, L1) và (R2, L2). Để U=U1+U2 thì:
    A. L1/ R1 = L2 / R2.
    B. L1 . L2 = R1.R2.
    C. L1 + L2 = R1 + R2.
    D. L1/ R2 = L2 / R1.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Thanh Trà

    Một dòng điện xoay chiều đi qua điện trở R = 25 \(\Omega\). Trong thời gian 2 phút thì nhiệt lượng toả ra là Q = 6000J. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là

    A. 3A.                                     

    B. 2A.                                    

    C. \(\sqrt{3}\)A.                     

    D. \(\sqrt{2}\)A.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Vàng

    Trong một máy phát điện xoay chiều một pha, nếu tốc độ quay của roto tăng thêm 60 vòng/phút thì tần số của dòng điện xoay chiều do máy phát ra tăng từ 50 Hz lên  60 Hz và suất điện động hiệu dụng của máy thay đổi 40 V so với ban đầu. Nếu tiếp tục tăng tốc độ quay của roto thêm 60 vòng/phút nữa thì suất điện động hiệu dụng do máy phát ra khi đó là bao nhiêu?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Bin Nguyễn

    Một máy biến áp, cuộn sơ cấp có 500 vòng dây, cuộn thứ cấp có 50 vòng dây. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp là 100V. Hiệu suất của máy biến áp là 95%. Mạch thứ cấp là một bóng đèn dây tóc tiêu thụ công suất 25W. Cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp bằng bao nhiêu?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Tuấn Huy

    Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới điện áp (ở 2 đầu đường dây tải) là 20 kV, hiệu suất qúa trình tải điện là H =82%. Khi công suất truyền đi không đổi, nếu tăng điện áp (ở 2 đầu đường dây tải) lên thêm 10 kV thì hiệu suất lúc này sẽ đạt giá trị là?

    A.88%

    B.90%

    C.94%

    D.92 %

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Bi do

    Đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R mắc nối tiếp với một hộp kín X. Khi đặt vào 2 đầu mạch một điện áp xoay chiều có gtrị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng 2 đầu R và hộp X lần lượt là 0,8U và 0,5U. Hệ số công suất của mạch là:
    A. 0,87
    B. 0,67
    C. 0,50
    D. 0,71

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Ha Ku

    Thầy cô cho em hỏi: Tại sao lại tạo máy phát điện xoay chiều 3 pha, động cơ không đồng bộ 3 pha mà không phải là 4, 5 hay một số pha nào khác?

    Theo em hiểu ở máy phát 3 pha là 3 cuộn dây cuốn lệch nhau 120o trên vòng tròn stato. Nếu có 4, 5 cuộn dây trên stato thì khi roto quay vẫn tạo ra dòng cảm ứng xoay chiều trong các cuộn này với độ lệch pha tương ứng với cách bố trí cuộn dây trên vòng tròn. Thế có đúng không ạ?

    Em cảm ơn.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Trang

    Máy phát điện xoay chiều 3 pha mắc hình sao có điện áp dây là 350 V, các tải giống nhau có điện trở mỗi tải là 125 \(\Omega\), khi 1 trong 3 dây nối liền đến tải bị đứt thì cường độ dòng điện qua tải bằng
    A 1,4(A) 
    \(1,4\sqrt{3}\) (A)
    \(\frac{1,4}{\sqrt{3}}\)(A)
    \(\frac{14}{15}\) (A)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lan Ha

    Đặt điện áp u = Uocos(ωt) (giá trị không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L=L1 và L=L2; điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị; độ lệch pha của điện áp ở hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện lần lượt là 0,56 rad và 0,98 rad. Khi L=L0; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại; hệ số công suất của đoạn mạch lúc này có giá trị xấp xỉ bằng
    A. 0,58
    B. 0,72
    C. 0,83
    D. 0,67

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Nguyen Ngoc

    Cho mạch điện gồm hai phần tử gồm cuộn thuần cảm và tụ điện mắc nối tiếp. Dùng một vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu cuộn cảm thì vôn kế chỉ 80V, đặt vôn kế vào hai đầu tụ điện chỉ 60V. Khi đặt vôn kế vào hai đầu đoạn mạch vôn kế chỉ

    A. 140V. 

    B. 20V. 

    C. 70V.

    D. 100V.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thu phương

    cho đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R=60ôm ,tụ điện c và cuộn dây có đọ tự cảm thay đổi được theo đúng thứ tự trên.đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có U=180 ,f=50Hz .khi thay đổi đọ tự cảm của cuộn dây tới giá trị mà cảm kháng của cuộn dây la 30 ôm thì công suất đạt giá trị lớn nhất ,và URC vuông pha với U dây,tính công suất lớn nhất đó

    A.432

    B.192

    C.576

    D.216

    Theo dõi (0) 5 Trả lời
  • Tra xanh

    Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có điện dung 0,05 μF. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC với hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện bằng 6 V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4 V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng

    A.\(0,4\mu J.\)

    B.\(0,5\mu J.\)

    C.\(0,9\mu J.\)

    D.\(0,1\mu J.\)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF