Giải bài 11 tr 80 sách GK Lý lớp 12
Chọn câu đúng:
Đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp có \(\small R = 40 \Omega ; \frac{1}{\omega C} = 20 \Omega ; \omega L = 60 \Omega\). Đặt vào hai đầu mạch điện áp \(\small u = 240\sqrt{2 }cos100 \pi t\) (V). Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là:
A. \(\small i = 3\sqrt{2}cos100 \pi t (A)\)
B. \(\small i = 6cos(100 \pi t + \frac{\pi}{4}) (A)\)
C. \(\small i = 3\sqrt{2}cos(100 \pi t - \frac{\pi}{4}) (A)\)
D. \(\small \small i = 6cos(100 \pi t - \frac{\pi}{4}) (A)\)
Hướng dẫn giải chi tiết
Tương tự bài 5,trang 79 SGK, Với dạng bài tập ở bài 11 này, đề bài cho ta các thông số của R, L, C và biểu thức điện áp 2 đầu mạch \(\small u = U_0cos(\omega t+\varphi )\) , ta thường tiến hành như sau:
- Bước 1: Tính các giá trị Cảm kháng \(Z_L\), dung kháng \(Z_C\), tổng trở Z.
- Bước 2: Từ hiệu điện thế cực đại \(U_0=I_0.Z\) ⇒ \(I_0=\frac{U_0}{Z}\)
- Bước 3: Tính độ lệch pha dựa vào công thức: \(tan\varphi =\frac{Z_L-Z_C}{R}\Rightarrow \varphi\)
- Bước 4: Sau khi đã tính được \(\varphi\) , ta sẽ suy ra :\(\varphi _u=\varphi _i+\varphi\) ⇒ \(\varphi _i=\varphi -\varphi _u\)
- Bước 5: Viết lại Biểu thức Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là: \(i=I_0.cos(\omega t+\varphi _i) (A)\)
Bây giờ, mình sẽ trình bày cho các bạn bài giải chi tiết của bài 11 như sau nhé. Từ các dữ kiện đề bài cho, ta có:
Cảm kháng: \(Z_L=\omega L=60\Omega\)
Dung kháng: \(Z_C=\frac{1}{\omega C}=20\Omega\)
Tổng trở: \(Z=\sqrt{R^{2}+(Z_L-Z_C)^{2}}=\sqrt{40^{2}+(60-20)^{2}}=40\sqrt{2}\Omega\)
Hiệu điện thế cực đại: \(U_0=I_0.Z=240\sqrt{2}(V)\) ⇒ \(I_0=\frac{U_0}{Z}=\frac{240\sqrt{2}}{40\sqrt{2}}= 6(A)\) ⇒ \(I=3\sqrt{2}(A)\)
Độ lệch pha : \(tan\varphi =\frac{Z_L-Z_C}{R}=\frac{60-20}{40}=1\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{4} (rad)\)
Pha ban đầu của HĐT: \(\varphi _u=\varphi _i+\varphi =0\) ⇒ \(\varphi _i=\varphi -\varphi _u\) = \(0-\frac{\pi }{4}=-\frac{\pi }{4}\)
⇒ Biểu thức tức thời điện áp của hai đầu mạch: \(\small i = 3\sqrt{2}cos(100 \pi t - \frac{\pi}{4}) (A)\)
⇒ Chọn đáp án C
Mọi người ai có cách giải nào hay hơn cho bài 11 thì nhớ chia sẻ để cùng tham khảo nhé! Chúc cả nhà học tốt.
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 9 trang 80 SGK Vật lý 12
Bài tập 10 trang 80 SGK Vật lý 12
Bài tập 12 trang 80 SGK Vật lý 12
Bài tập 14.1 trang 38 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.2 trang 38 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.3 trang 38 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.4 trang 39 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.5 trang 39 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.6 trang 39 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.7 trang 39 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.8 trang 40 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.9 trang 40 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.10 trang 40 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.11 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.12 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.13 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.14 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.15 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 1 trang 157 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bài tập 2 trang 157 SGK Vật lý 12 nâng cao
-
Một vòng dây có đường kính 20 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,05T, véc tơ cảm ứng từ\(\vec B\) hợp với mặt phẳng vòng dây một góc 300. Người ta làm cho từ trường đều giảm đều về 0 trong khoảng thời gian 0,01s.
bởi Nguyễn Hạ Lan 09/01/2022
a) Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây.
b) Nếu khung dây có tổng điện trở là 3,14 mΩ thì cường độ dòng điện cảm ứng chạy qua mỗi vòng dây trong khoảng thời gian từ trường biến thiên trên là bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện 5A chạy qua đặt trong không khí. Điểm M nằm cách dòng điện một đoạn 4 cm.
bởi Huong Giang 10/01/2022
a) Xác định cảm ứng từ tại M
b) Đặt dây dẫn thẳng dài vô hạn thứ hai song song với dòng điện trên và cách dòng điện trên một đoạn 10 cm và cách điểm M một đoạn 6 cm. Cho dòng điện I2 = 10A chạy qua dây dẫn thứ hai và cùng chiều với dòng điện trong dây dẫn trên. Tính cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại điểm M.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt) (U0 và ω có giá trị dương, không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên. Trong đó tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết R = 3r, cảm của cuộn dây ZL = 7r và LCω2 > 1. Khi C = C0 và C = 0,5C0 thì điện áp giữa hai đầu M, B có biểu thức tương ứng là u1 = U01cos(ωt + φ) và u2 = U02cos(ωt + φ) (U01 và U02 có giá trị dương). Giá trị của φ là?
bởi Anh Nguyễn 09/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một đoạn mạch xoay chiều gồm một điện trở mắc nối tiếp với một tụ điện. Điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong 3 giờ là 0,15 kW.h. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là 50 V, giữa hai bản tụ điện là 30 V. Hãy tính.
bởi Hong Van 04/01/2022
a) Công suất điện tiêu thụ trong đoạn mạch.
b) Điện trở R.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một đoạn mạch gồm một biến trở mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức \(u = {U_0}\cos \omega t.\)
bởi Nguyễn Lê Tín 05/01/2022
a) Vẽ sơ đồ đoạn mạch điện.
b) Cần phải điều chỉnh điện trở của biến trở đến giá trị nào để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại ? Tính công suất cực đại đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một đoạn mạch RLC nối tiếp có điện trở thuần là \(30\Omega \) . Biết cường độ dòng điện sớm pha \({\pi \over 3}\) so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch, cuộn dây có cảm kháng là \(70\Omega \) . Tìm tổng trở của đoạn mạch và dung kháng của tụ điện.
bởi Đặng Ngọc Trâm 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một đoạn mạch vẽ ở hình bên. Biết điện trở \(R = 60\Omega \) , cuộn dây có độ tự cảm L = 382 mH, tụ điện có điện dung \(C = 53\,\mu F\) . Điện trở cuộn dây không đáng kể. Điện áp giữa A và B có biểu thức : \(u = 90\cos 100\pi t\) (V). Điện trở của các vôn kế rất lớn.
bởi Nguyễn Thị Thanh 05/01/2022
a) Tính tổng trở của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện và điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử của mạch.
c) Vẽ giản đồ Fre-nen cho các điện áp. Dùng giản đồ để tính :
- Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
- Số chỉ của các vôn kế.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu các phần tử trên lần lượt là \({U_R} = 120V;{U_L} = 50V;{U_C} = 100V.\)
bởi Quynh Nhu 04/01/2022
a) Tính điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch.
b) Tính hệ số công suất của đoạn mạch.
c) Nếu mắc thêm một tụ điện có cùng điện dung và song song với tụ điện nói trên thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở bằng bao nhiêu ? Mô tả hiện tượng xảy ra ở trong mạch khi đó. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch được giữ không thay đổi khi mắc thêm tụ điện nói trên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện như hình vẽ. Biết cuộn dây có điện trở không đáng kể và có cảm kháng \({Z_L} = R,\) tụ điện có dung kháng \({Z_C} = 0,5R.\) Nếu khóa K đóng ở a thì cường độ dòng điện tức thời qua cuộn dây có biểu thức \(i = 0,4\cos 100\pi t\) (A). Tìm biểu thức của cường độ dòng điện tức thời qua cuộn dây nếu khóa K đóng ở b.
bởi Bùi Anh Tuấn 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây điện áp một chiều 9 V thì cường độ dòng điện trong cuộn dây là 0,5 A. Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 9 V thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua cuộn dây là 0,3 A. Xác định điện trở thuần và cảm kháng của cuộn dây đối với dòng điện xoay chiều.
bởi Lê Minh Hải 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C = 25 pF và và một cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm \(L = {10^{ - 4}}H\). Giả sử ở thời điểm ban đầu cường độ dòng điện đạt cực đại bằng 40 mA. Tìm công thức xác định cường độ dòng điện, công thức xác định điện tích trên các bản tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.
bởi Hoàng giang 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một máy thu thanh đơn giản có mạch chọn sóng gồm một tụ điện có điện dung bằng 1800 pF và một cuộn cảm có độ tự cảm bằng \({2.10^{ - 6}}H\). Hỏi máy này có thể thu được sóng của đài phát thanh có bước sóng là 113 m không ? Tại sao ?
bởi thi trang 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện như ở hình vẽ: \(C = 500pF;L = 0,2mH;\xi = 1,5V;\) lấy \({\pi ^2} \approx 10\). Tại thời điểm t = 0, khóa K chuyển từ (1) sang (2). Thiết lập công thức biểu diễn sự phụ thuộc của điện tích trên tụ điện C vào thời gian
bởi Cam Ngan 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta mắc một tụ điện với một cuộn cảm thuần thành một mạch dao động LC
bởi Phạm Khánh Linh 05/01/2022
a) Dao động điện từ trong mạch có tắt dần không ? Tại sao ?
b) Tìm sự liện hệ giữa dòng điện cực đại \({I_0}\) với hiệu điện thế cực đại \({U_0}\) giữa hai bản cực tụ điện.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mạch dao động của một máy thu thanh gồm cuộn dây có độ tự cảm \(L = {5.10^{ - 6}}H\), tụ điện có điện dung \(C = {2.10^{ - 8}}F\), điện trở thuần R = 0. Hãy cho biết máy đó thu được sóng điện từ có bước sóng bằng bao nhiêu ? Trường hợp có dao động trong mạch, khi hiệu điện thế trên hai bản tụ điện là cực đại và có giá trị bằng 12 V thì năng lượng từ trường trong cuộn dây và tổng năng lượng của mạch có giá trị bằng bao nhiêu ? Cho tốc độ ánh sáng trong chân không bằng \({3.10^8}\,\,m/s;\,\,{\pi ^2} \approx 10\)
bởi Đặng Ngọc Trâm 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bạn A ngồi tại rạp hát để nghe ca nhạc, bạn B ở nhà xem truyền hình trực tiếp buổi ca nhạc đó. Bạn A cho rằng mình nghe được âm nhạc trước bạn B vì bạn A chỉ ngồi cách sân khấu vài chục mét, trong khi bạn B thì cách xa hàng kilomet. Ý kiến của bạn A đúng hay sai ? Tại sao ?
bởi Nguyễn Thị Trang 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi một quả cầu mang điện đang chuyển động tịnh tiến với vận tốc \(\overrightarrow v \) thì có xuất hiện điện từ trường không ? Hãy vẽ các đường sức của điện trường và từ trường nếu có.
bởi Ngọc Trinh 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung \(C = 5\,\mu F\) và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = 50mH\)
bởi nguyen bao anh 05/01/2022
a) Xác định tần số dao động điện từ trong mạch
b) Tính năng lượng của mạch dao động khi biết hiệu điện thế cực đại trên tụ điện là 6 V.
c) Với điều kiện ở câu b, tìm năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch, khi hiệu điện thế trên tụ điện là 4 V. Tìm cường độ dòng điện tại thời điểm đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một mạch dao động gồm một cuộn dây có độ tự cảm \(L = 1,{6.10^{ - 4}}\,H\) và một tụ điện có điện dung \(C = 8\,nF\)
bởi minh thuận 04/01/2022
a) Tính chu kì dao động riêng của mạch và bước sóng của sóng điện từ cộng hưởng với mạch.
b) Vì cuộn dây có điện trở, để duy trì một hiệu điện thế cực đại \({U_0} = 5V\) trên tụ điện, phải cung cấp cho mạch một công suất trung bình P = 6 mW. Tính điện trở của cuộn dây.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một nam châm thẳng đang chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow v \), nó tạo ra xung quanh một từ trường \(\overrightarrow B \) có các đường sức từ như hình. Hãy vẽ các đường sức của điện trường \(\overrightarrow E \) ở gần hai cực nam châm.
bởi May May 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một mạch dao động gồm một cuộn dây có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dụng C thực hiện dao động tự do không tắt. Giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện bằng \({U_0}.\) Giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là?
bởi Huong Giang 04/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một mạch dao động gồm một cuộn dây có độ tự cảm L = 1 mH và một tụ điện có điện dung \(C = 0,1\,\,\mu F\). Tần số riêng của mạch?
bởi cuc trang 05/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện gồm ba phần tử mắc nối tiếp \((H.14.2)\) \({L_1} = \dfrac{{0,1}}{\pi }(H);\) \(R = 40\Omega ;\) \({L_2} = \dfrac{{0,3}}{\pi }(H).\) Điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch \(u = 160\sqrt 2 {\rm{cos100}}\pi {\rm{t(V)}}{\rm{.}}\)?
bởi Anh Thu 30/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện gồm điện trở \(R = 30\Omega \) nốii tiếp với hai tụ điện \({C_1} = \dfrac{1}{{3000\pi }}(F);\) \({C_2} = \dfrac{1}{{1000\pi }}(F)\) nối tiếp nhau (\(H.14.1\)). Điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là \(u = 100\sqrt 2 {\rm{cos100}}\pi {\rm{t(V)}}{\rm{.}}\)?
bởi Ánh tuyết 31/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch gồm điện trở \(R\) nối tiếp với tụ điện \(C = \dfrac{1}{{3000\pi }}F;\) điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch \(u = 120\sqrt 2 {\rm{cos100}}\pi {\rm{t(V)}}{\rm{.}}\) Điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở là \(60V.\)
bởi Bình Nguyen 30/12/2021
a) Xác định R
b) Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời i.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch gồm điện trở \(R = 30\Omega \) nối tiếp với cuộn cảm L, điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch \(u = 120{\rm{cos100}}\pi {\rm{t(V)}}{\rm{.}}\) Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm bằng \(60V.\)
bởi Mai Rừng 31/12/2021
a) Xác định \({Z_L}.\)
b) Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời i
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch gồm điện trở \(R = 40\Omega \) nối tiếp với cuộn cảm thuần có \(L = \dfrac{{0,4}}{\pi }(H);\) điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch \(u = 80{\rm{cos100}}\pi {\rm{t(V)}}{\rm{.}}\)
bởi Huy Tâm 30/12/2021
a) Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong mạch.
b) Xác định điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở \(R\) và ở hai đầu cuộn cảm \(L.\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch gồm điện trở \(R = 30\sqrt 3 \Omega \) nối tiếp với tụ điện \(C = \dfrac{1}{{3000\pi }}(F),\) điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là \(u = 120\sqrt 2 {\rm{cos100}}\pi {\rm{t(V)}}{\rm{.}}\)
bởi Phan Thị Trinh 31/12/2021
a) Viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong mạch.
b) Xác định điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở \(R\) và ở hai đầu tụ điện \(C.\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}{\rm{cos100}}\pi {\rm{t}}\)(\({U_0}\) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở \(50\Omega ,\) cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(0,318H\) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Để cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch đạt giá trị cực đại thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện tới giá trị bằng bao nhiêu?
bởi Khanh Đơn 30/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}{\rm{cos}}\omega {\rm{t}}\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R\), cuộn cảm thuần \(L\) và tụ điện \(C\) mắc nối tiếp. Gọi \(i\) là cường độ dòng điện tức thời trong đoạn mạch; \({u_1},{u_2},{u_3}\) lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở, giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện. Hệ thức tính cường độ dòng điện là gì?
bởi Phan Thiện Hải 31/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 {\rm{cos}}\omega {\rm{t}}\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R,\) cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\) và tụ điện có điện dung \(C\) mắc nối tiếp. Biết \(\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}.\) Tổng trở của đoạn mạch này bằng bao nhiêu?
bởi Trinh Hung 30/12/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời