OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 2 trang 157 SGK Vật lý 12 nâng cao

Bài tập 2 trang 157 SGK Vật lý 12 nâng cao

Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch RLC nối tiếp sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với cường độ dòng điện. Phát biểu nào sau đây đúng đối với đoạn mạch này?

    A. Tần số dòng điện trong đoạn mạch nhỏ hơn giá trị cần để xảy ra cộng hưởng.

    B. Tổng trở của đoạn mạch bằng hau lần điện trở R của mạch.

    C. Hiệu số giữa cảm kháng và dung kháng bằng điện trở thuần của đoạn mạch.

    D. Điện áp giữa hai đầu điện trở sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với điện áp giữa hai bản tụ điện. 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Đoạn mạch RLC nối tiếp có \(u\) sớm pha \(\frac{\pi }{4}\) so với cường độ dòng điện \(i\), do đó:

\(\begin{array}{l}
\tan \varphi  = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \tan \frac{\pi }{4} = 1\\
 \Rightarrow {Z_L} - {Z_C} = R.
\end{array}\)

Chọn đáp án C. 

-- Mod Vật Lý 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 2 trang 157 SGK Vật lý 12 nâng cao HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Vũ Thoa

    cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C = 1/pi (mF) mắc nối tiếp. Biểu thức của hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là u= 50 căn 2.cos(100pi.t -3pi/4), CƯờng độ dòng điện trong mạch khi t=0.01s là:
    A. -5 A
    B. +5 A
    C. + 5 căn 2 A
    D. -5 căn 2 A

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Trần Hoàng Hà Anh

    Mạch điện xoay chiều gồm tụ điện mắc nối tiếp với cuộn dây. điện trở thuần và cảm kháng cuộn dây có giá trị bằng nhau. điện áp hiệu dụng ở 2 đầu tụ điện là 40sqrt2 V và trễ pha so với điện áp của mạch là pi/4. điện áp hiệu dụng ở 2 đầu mạch là:

    A. 40sqrt2

    B. 40

    C. 60sqrt2

    D. 60

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Hoàng Mai Hương

    Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp mộ điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi bằng 220V. Gọi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R, hai đầu cuộn dây, giữa hai bản tụ lần lượt là UR,UL,Uc. Khi điện áp giữa 2 đầu đoạn mạch chậm pha 0,25\pi so với dòng điện thì biểu thức nào đúng

    A. UR= Uc - UL=110\sqrt{}2

    B. UR = U- UL =220

    C. UR = UL -U = 110\sqrt{}2

    D. UR = UC - UL =75\sqrt{}2

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Phạm Khánh Ngọc

    Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L, C lần lượt bằng 30v; 50v; 90v. Khi thay C bằng tụ C' để mạch có cộng hưởng thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng ?

    Mọi người giúp em với ạ

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Nguyễn Quang Minh Tú

    CHo mình hỏi câu này với. Trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch và hai đầu tụ điện lần lượt là u=UoCos(omega.t-pi/6), uc=UocCos(omega.t-pi/6). Hệ số công suất có giá trị:

    A.1/2 B. căn(2)/2 C. căn(3)/2 D. 1

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Thủy

    Một đoạn mạch nối tiếp gồm 1 biến trở R, 1 cuộn dây r = 10Ω và độ tự cảm L, 1 tụ điện có điện dung C. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều ổn định. Khi biến trở có giá trị R1 = 5Ω và R2 = 26Ω thì công suất tiêu thụ như nhau và bằng 208 W khi biến trở có giá trị R0 thì công suất của biến trở R đạt cực đại. Giá trị cực đại của công suất đó bằng

    A. 150,2W

    B. 168,4W

    C. 182,6W

    D. 226,3W

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Rừng

    Trong mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp với Cos(fi)=0 thì câu trả lời nào sau đây là sai

    A. Z/R=1

    B.P=UI

    C. U# U r

    D. 1/ L(omega) = C (omega)

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Tran Chau

    Cho một cuộn cảm thuần L và hai tụ điện C1, C2 với C1>C2. Khi majhc dao động gồm cuộn cảm với C1 và C2 mắc nối tiếp thì tần số dao động của mạch là 50MHz, khi mạch gồm cuộn cảm với C1 mắc song song C2 thì tần số dao động của mạch là 24MHz. Khi mạch dao động gồm cuộn cảm với C1 thì tần số dao động của mạch là?

    A. 25MHz

    B. 35MHz

    C. 30MHz

    D. 40MHz

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Xuan Xuan

    cho mạch điện xoay chiều có tụ điện C=\(\dfrac{1}{\Pi}\) .10-4 , điện trở R và cuộn dây thuần cảm có L thay đổi được. Hiệu điện thế xoay chiều đặt vào 2 đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 100V , tần số 50Hz. Khi L=\(\dfrac{5}{\Pi4}\) H thì hiệu điệnt hế hiệu dụng trên cuộn dây cực đại . khi L thay đổi công suất cực đại là

    A: 100W

    B:200W

    C:400W

    D:50W

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • trang lan

    Một đoạn mạch điện xoay chiều có tổng trở gấp đôi tổng các điện trở thuần trong mạch thì có hệ số công suất là : ( ai giúp mình giải câu này với ! )

    Theo dõi (0) 8 Trả lời
  • Quynh Nhu

    một đoạn mạch gồm RLC mắc nối tiếp điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch là u=Ucăn2omega*t. khi cho C thay đổi thì điện áp giữa 2 bản tụ đạt cực đại bằng Ucăn2. Quan hệ của cảm kháng và điện trở thuần là

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thùy Nguyễn

    Mạch RLC nối tiếp có C= \(\frac{10^{-4}}{\pi}\) F, L=\(\frac{1}{\pi}\) H. Mạch điện trên được mắc vào dòng điện trong mạch xoay chiều có f thay đổi . Tìm f để dòng điện trong mạch có giá trị cực đại

    A:100Hz

    B:60Hz

    C:50Hz

    D:120Hz

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Anh Nguyễn

    cho mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp có R=30, C=10^-4/pi. L thay đổi được cho HĐT 2 đầu mạch là u=100căn2cos100pit . để u nhanh pha hơn i góc pi/6 thì ZL và i là

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Thuy

    Đoạn mạch xoay chiều gồm RLC măc nối tiếp, với R = 215,5, khi tần số dòng điện là 50 hz thì cảm kháng của cuộn cảm là ZL=156,25, ZC = 400. để công suất của mạch bằng 1 thì tần số của dòng điện bằng bao nhiêu

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Tiểu Ly

    31. Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch
    A. không thay đổi.  B. tăng.  C. giảm.   D. bằng 1.
    32. Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính dung kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch
    A. không thay đổi.  B. tăng.  C. giảm.  D. bằng 0.
    33. Chọn câu Đúng. Trong các máy phát điện xoay chiều một pha:
    A. phần tạo ra từ trường là rôto.

    B. phần tạo ra suất điện động cảm ứng là stato.
    C. Bộ góp điện được nối với hai đầu của cuộn dây stato.
    D. suất điện động của máy tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.
    34. Phát biểu nào sau đây Đúng đối với máy phát điện xoay chiều?
    A. Biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp của nam châm.
    B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.
    C. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.
    D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi hoàn toàn thành điện năng.
    35. Máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha giống nhau ở điểm nào?
    A. Đều có phần ứng quang, phần cảm cố định.
    B. Đều có bộ góp điện để dẫn điện ra mạch ngoài.
    C. đều có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
    D. Trong mỗi vòng dây của rôto, suất điện động của máy đều biến thiên tuần hoàn hai lần.
    36. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào
    A. hiện tượng tự cảm.

    B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
    C. khung dây quay trong điện trường.

    D. khung dây chuyển động trong từ trường.
    37. Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ra dòng điện xoay chiều một pha?
    A. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm.
    B. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động quay trong lòng nam châm.
    C. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động tịnh tiến so với cuộn dây.
    D. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động quay trong lòng stato có cuốn các cuộn dây.
    38. Phát biểu nào sau đây đúng đối với máy phát điện xoay chiều một pha?
    A. Dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện ở các cuộn dây của phần ứng.
    B. Tần số của suất điện động tỉ lệ với số vòng dây của phần ứng.
    C. Biên độ của suất điện động tỉ lệ với số cặp cực từ của phần cảm.
    D. Cơ năng cung cấp cho máy được biến đổi tuần hoàn thành điện năng.
    39. Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thống ba dòng điện xoay chiều một pha gây ra bởi ba suất điện động có đặc điểm nào sau đây?
    A. Cùng tần số.               B. Cùng biên độ.
    C. Lệch pha nhau 1200.   D. Cả ba đặc điểm trên.
    40. Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng không đúng?
    A. Dòng điện trong dây trung hoà bằng không.
    B. Dòng điện trong mỗi pha bằng dòng điện trong mỗi dây pha.
    C. Hiệu điện thế pha bằng √ 3 lần hiệu điện thế giữa hai dây pha.
    D. Truyền tải điện năng bằng 4 dây dẫn, dây trung hoà có tiết diện nhỏ nhất.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Ha Ku

    21. Chọn câu Đúng. Công suất của dòng điện xoay chiều trên một đoạn mạch RLC nối tiếp nhỏ hơn tích UI là do:
    A. một phần điện năng tiêu thụ trong tụ điện.

    B. trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng.
    C. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện lệch pha không đổi với nhau.
    D. Có hiện tượng cộng hưởng điện trên đoạn mạch.
    22. Công suất của dòng điện xoay chiều trên đoạn mạch RLC nối tiếp không phụ thuộc vào đại lượng nào sau đây?
    A. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch.

    B. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
    C. Độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
    D. Tỉ số giữa điện trở thuần và tổng trở của mạch.
    23. Chọn câu Đúng. Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 (cos = 0), khi:
    A. đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.

    B. đoạn mạch có điện trở bằng không.
    C. đoạn mạch không có tụ điện.

    D. đoạn mạch không có cuộn cảm.
    24. Công suất của một đoạn mạch xoay chiều được tính bằng công thức nào dưới đây:
    A. P = U.I;

    B. P = Z.I²;

    C. P = Z.I² cos φ;

    D. P = R.I.cosφ.
    25. Câu nào dưới đây không đúng?
    A. Công thức tính 25có thể áp dụng cho mọi đoạn mạch điện.
    B. Không thể căn cứ vào hệ số công suất để xác định độ lệch pha giữa điện ỏp và cường độ dòng điện.
    C. Cuộn cảm có thể có hệ số công suất khác không.
    D. Hệ số công suất phụ thuộc vào hiệu điện thế xoay chiều ở hai đầu mạch.
    26. Công suất toả nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức nào sau đây?
    A. P = u.i.cosφ . B. P = u.i.sinφ. C. P = U.I.cosφ. D. P = U.I.sinφ.
    27. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
    A. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.
    B. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
    C. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào bản chất của mạch điện và tần số dòng điện .
    D. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào công suất hao phí trên đường dây tải điện.
    28. Đại lượng nào sau đây được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều?
    A. k = sinφ. B. k = cosφ. C. k = tanφ. D. k = cotanφ.
    29. Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?
    A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.

     

    B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
    C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.

    D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
    30. Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
    A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.

    B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
    C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.

    D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Gia Bảo

    11. Cách phát biểu nào sau đây là không đúng?
    A. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên sớm pha π/2 so với hiệu điện thế.
    B. Trong đoạn mạch chỉ chứa tụ điện, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.
    C. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, dòng điện biến thiên chậm pha π/2 so với hiệu điện thế.
    D. Trong đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm, hiệu điện thế biến thiên sớm pha π/2 so với dòng điện .
    12. Cường độ hiệu dụng của dòng điện chạy trên đoạn mạch RLC nối tiếp không có tính chất nào?
    A. Không phụ thuộc vào chu kỳ dòng điện.

    B. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
    C. Phụ thuộc vào tần số điểm điện.

    D. Tỉ lệ nghịch với tổng trở của đoạn mạch.
    13. Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Ta làm thay đổi chỉ một trong các thông số của đoạn mạch bằng cách nêu sau đây. Cách nào có thể làm cho hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra?
    A. Tăng điện dung của tụ điện.

    B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.
    C. Giảm điện trở của đoạn mạch.

    D. Giảm tần số dòng điện.
    14. Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế.
    A. Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm, nhưng có tụ điện.
    B. Hệ số công suất của đoạn mạch có giá trị khác không.
    C. Nếu tăng tần số dòng điện lên thì độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giảm.
    D. Nếu giảm tần số của dòng điện thì cường độ hiệu dụng giảm.
    15. Đoạn mạch RLC nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng. Tăng dần tần số của dòng điện và giữ nguyên các thông số khác của mạch, kết luận nào dưới đây không đúng?
    A. Cường độ dòng điện giảm, cảm kháng của cuộng dây tăng, hiệu điện thế trên cuộn dây không đổi.
    B. Cảm kháng của cuộn dây tăng, hiệu điện thế trên cuộn dây thay đổi.
    C. Hiệu điện thế trên tụ giảm.

    D. Hiệu điện thế trên điện trở giảm.
    16. Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào
    A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.

    B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
    C. cách chọn gốc tính thời gian.

    D. tính chất của mạch điện.
    17. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
    Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện 2015-12-15_093546 thì
    A. cường độ dao động cùng pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
    B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại.
    C. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại.
    D. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại.
    18. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
    Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện 18 thì
    A. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại.
    B. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện và cuộn cảm bằng nhau.
    C. tổng trở của mạch đạt giá trị lớn nhất.

    D. hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt cực đại.
    19. Trong đoạn mạch RLC, mắc nối tiếp đang xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số dòng điện và giữa nguyên các thông số của mạch, kết luận nào sau đây là không đúng?
    A. Hệ số công suất của đoạn mạch giảm.

    B. Cường độ hiệu dụng của dòng điện giảm.
    C. Hiệu điện thế hiệu dụng trên tụ điện tăng.

    D. Hiệu điện thế hiệu dụng trên điện trở giảm.
    20. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu:
    A. cuộn cảm lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
    B. tụ điện lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
    C. điện trở lớn hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
    D. tụ điện bằng hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hai trieu

    Đặt điện áo xoay chiều u=U căn2 coswt ( U khô đổi ,ư thay đổi đc) vào 2 đầu đoạn mạch AB gồm R LC mắc nối tiếp .Biết CR^2 <2L . Khi w=w1 thì điện áp hiệu dụng Ucmax. khi w=w2 thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu cuộn cảm đạt cực đại . Bt gtri hiệu dụng Ucmax=3U . Khi w=w2 thì hệ số cong suất đoạn AB là?

     

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Phương Khanh

    Câu 12: Cho mạch điện RLC mắc nối tiếp. Biết dung kháng ZC= 48. Hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu mạch là U, tần số f. Khi
    R = 36thì u lệch pha so với i góc
    1 và khi R = 144thì u lệch pha so với i góc
    2 . Biết 1 + 2 = 900. Cảm kháng của
    mạch là: A. 180. B. 120. C. 108. D. 54.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thanh duy

    Cho mạch điện xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp

    Biết R = 40\(\Omega\), L =\(\frac{3}{10\pi}\), C =\(\frac{10^{-3}}{6\pi}\) (F)

    hiệu điện thế đặt vào 2 đầu có biểu thức \(u=110\sqrt{2}cos\left(100\pi t+\frac{\pi}{2}\right)\)

    a) Tính cảm kháng \(Z_L\), dung kháng \(Z_C\) và tổng trở của mạch

    b) Cường độ hiệu dung qua mạch

    c) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch

    giải giúp e với

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phan Quân

    Mạch RLC mắc nối tiếp, có R và C có thể điều chỉnh được.Trong đó L=1/2π H được mắc vào mạng điện 150V-50 Hz. Ta phải điều chỉnh Zđến giá trị nào để khi điều chỉnh R thì giá trị của UR không thay đổi?

    giúp mình với

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phan Thiện Hải

    Trên mạch điện RLC mắc nối tiếp , R=10Ω, ZL=10Ω, tụ điện có C thây đổi được. Mắc vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u= U0cos100πt (V). để hiệu điện thế 2 đầu cùng pha với điện áp hai đầu R thì điện dung của tụ điện là:

    A. 0,001π F

    B.2.10-4π F

    C. 0,0001π F

    D. 3,18 μF

    Theo dõi (0) 6 Trả lời
  • Lê Văn Duyệt

    Trong đoạm mạch xoay chiều RLC nối tiếp, cường độ dòng điện chạy qua mạch sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu mạch khi

    A. Z = R 

    B. ZL > ZC 

    C. ZL < ZC

    D. ZL = R

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hành thư

    mạch điện RLC mắc nối tiếp. điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu mạch có giá trị hiệu điện thế U= 120V khi thay đổi C thì thấy điện ấy hiệu dụng giữa hai bảng tụ điện đạt cực đại Ucmax = 120 căn 3V hệ số công suất đoạn mạch là

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • can chu

    đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 100 căn 3 và tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần 40 ôm mắc vào hộp kin X ( chứa hai phân r L c mắc nối tiếp) cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch 3A tại thời điểm t1 nào đó cường độ dòng điện qua mạch bằng 3 căn 2 A đến thời điểm t2 = t1 + 1/300 điện áp hai đầu đoạn mạch bằng 0 và đang giảm.. công suấ tiêu thụ của hộp kín la

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • A La

    Một đoạn mạch RLC không phân nhánh mắc vào nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được. Khi điều chỉnh tần số, người ta thấy rằng với tần số bằng 16Hz và 36Hz thì công suất tiêu thụ trên mạch như nhau. Hỏi muốn mạch xảy ra cộng hưởng thì phải điều chỉnh tần số của điện áp bằng bao nhiêu.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • My Le

    Đặt vào 2 đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều U=Uocoswt thì dòng điện tức thời trong đoạn mạch cùng pha với điện áp tức thời giữa 2 đầu đoạn mạch. Nếu ta giảm điện dung C của tụ một lượng nhỏ thì:                            A. Hệ số công suất của đoạn mạch tăng                                                                  B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần tăng.                                               C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần tăng.                                            D. Điện áp hiệu dụng giữa 3 đầu tụ điện tăng

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Vàng

    Cho một mạch điện RLC nối tiếp. Biết R thay đổi được L=0,8/pi     C=10^(-4)/pi .Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp có biểu thức  

    u = Uocos(100πt). Để uRL lệch pha π/2 so với u thì R có giá trị là

    A. R = 20 Ω. B. R = 40 Ω. C. R = 48 Ω. D. R = 140 Ω.  

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Ban Mai

    Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, trong đó L là cuộn dây thuần cảm, tụ C có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp có giá trị hiệu dụng U và tần số f không đổi. Điều chỉnh giá trị điện dung của tụ người ta thấy ứng với hai giá trị C1 và C2 thì cường độ dòng điện trong mạch lệch pha π/3, điện áp hiệu dụng trên tụ có cùng giá trị 60V. Ứng với giá trị điện dung C3 thì điện áp hiệu dụng trên tụ có độ lớn cực đại, mạch tiêu thụ công suất bằng một nửa công suất cực đại. Tính điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Trà Giang

    trong máy phát điện xoay chiều 1 pha ( mắc với mạch RLC):  với n là tốc độ quay

    n=n1 và n=n2 thì I1 = I2      (I không đổi)

    n=n0     thì I max

    ta có công thức  \(\frac{2}{n_0^2}=\frac{1}{n_1^2}+\frac{1}{n_2^2}\)                                           (  *  )

     

    Vậy thầy cho em hỏi

    n=n1 và n=n2 thì  cos phi1 = cos phi2 ( cos phi không đổi )

    n=n0 thì cos phi max

    thì công thức có phải là   \(n_0^2=n_1\times n_2\)  không ạ                (**)

    em thấy thường thì I và cos phi là 1 nên ta có chung 1 công thức (*)  nhưng nay tình cờ thấy lời giải của

    một bài toán ở dưới lại sử dụng công thức (**)  .   mong thầy xem giúp em ạ

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Tấn Vũ
    A. 24Hz                           B. 8 Hz                            C. 83Hz                       D. 106Hz
    Theo dõi (0) 3 Trả lời
NONE
OFF