Giải bài 2 tr 30 sách GK Toán GT lớp 12
Tìm các tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số:
a) \(y=\frac{2-x}{9-x^2}\) ;
b) \(y=\frac{x^2+x+1}{3-2x-5x^2}\);
c) \(y=\frac{x^2-3x+2}{x+1}\);
d) \(y=\frac{\sqrt {x}+1}{\sqrt {x}-1}\);
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2
Trước khi giải bài 2 ta cùng nhắc lại về điều kiện sự tồn tại tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số:
Đường thẳng \(y=b\) được gọi là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = f(x)\) nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- \(\lim_{x\rightarrow -\infty } f(x) = b\)
- \(\lim_{x\rightarrow +\infty } f(x) = b\)
Đường thẳng \(x=a\) được gọi là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = f(x)\) nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
- \(\lim_{x\rightarrow a^+} f(x) = \pm \infty\)
- \(\lim_{x\rightarrow a^-} f(x) = \pm \infty\)
Với hàm số \(y=f(x) = \frac{{h(x)}}{{g(x)}}\) để tìm tiệm cận đứng ta tiến hành giải phương trình g(x) = 0. Giả sử nếu x0 là nghiệm của phương trình g(x) = 0, nếu h(x0) khác 0, thì đường thẳng x = x0 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y = f(x).
Lời giải chi tiết câu a, b, c, d bài 2 như sau:
Câu a:
\(\lim_{x\rightarrow (-3)^-}\frac{2-x}{9-x^2}=+\infty\);\(\lim_{x\rightarrow (-3)^+}\frac{2-x}{9-x^2}=+\infty\)
nên đường thẳng x = -3 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
\(\lim_{x\rightarrow 3^-}\frac{2-x}{9-x^2}=-\infty\);
\(\lim_{x\rightarrow 3^+}\frac{2-x}{9-x^2}=-\infty\) nên đường thẳng x = 3 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
\(\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{2-x}{9-x^2}=0\);
\(\lim_{x\rightarrow -\infty }\frac{2-x}{9-x^2}=0\) nên đường thẳng y = 0 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
Câu b:
Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \frac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = + \infty ;\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \frac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = - \infty\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{3}{5}} \right)}^ + }} \frac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = - \infty ;\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\frac{3}{5}} \right)}^ - }} \frac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = + \infty\)
Nên đồ thị hàm số có hai tiệm cận đứng là các đường thẳng: \(x=-1;x=\frac{3}{5}\).
Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = - \frac{1}{5};\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = - \frac{1}{5}\)
Nên đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=-\frac{1}{5}\).
Câu c:
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( - 1)}^ - }} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x + 1}} = - \infty ;\)
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( - 1)}^ +}} \frac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x + 1}} = + \infty\) nên đường thẳng x = -1 là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
\(\underset{x\rightarrow -\infty }{\lim}\frac{x^{2}-3x+2}{x+1}=\underset{x\rightarrow -\infty }{\lim}\frac{x^2(1-\frac{3}{x}+\frac{2}{x^{2}})}{x(1+\frac{1}{x})}=-\infty\) và \(\underset{x\rightarrow -\infty }{\lim}\frac{x^{2}-3x+2}{x+1}=+\infty\) nên đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang.
Câu d:
Hàm số xác định khi: \(\left\{\begin{matrix} x\geq 0\\ \sqrt{x}-1\neq 0 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq 0\\ x\neq 1 \end{matrix}\right.\)
Vì \(\lim_{x\rightarrow 1^-}\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}=-\infty\)
(hoặc \(\lim_{x\rightarrow 1^+}\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}=+\infty\) ) nên đường thẳng x = 1 là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Vì \(\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}=\lim_{x\rightarrow +\infty }\frac{\sqrt{x}(1+\frac{1}{\sqrt{x}})}{\sqrt{x}(1-\frac{1}{\sqrt{x}})}=1\)
nên đường thẳng y = 1 là một tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
-- Mod Toán 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 30 SGK Giải tích 12
Bài tập 1.47 trang 24 SBT Toán 12
Bài tập 1.48 trang 24 SBT Toán 12
Bài tập 1.49 trang 24 SBT Toán 12
Bài tập 1.50 trang 25 SBT Toán 12
Bài tập 1.51 trang 25 SBT Toán 12
Bài tập 1.52 trang 25 SBT Toán 12
Bài tập 1.53 trang 25 SBT Toán 12
-
Thực hiện tìm các tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số cho sau: \(y = \dfrac{{2 - x}}{{{x^2} - 4x + 3}}\);
bởi Đặng Ngọc Trâm
22/09/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện tìm các tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số cho sau: \(y = \dfrac{{{x^2} + 3x}}{{{x^2} - 4}}\)
bởi My Le
21/09/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện tìm các tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số cho sau: \(y = \dfrac{{{x^2} - x - 2}}{{{{(x - 1)}^2}}}\)
bởi Huong Hoa Hồng
21/09/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện tìm các tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số cho sau: (y = dfrac{{ - 4}}{{x + 1}})
bởi Bảo Anh
21/09/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Thực hiện tìm các tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số cho sau: (y = dfrac{5}{{2 - 3x}});
bởi Anh Nguyễn
21/09/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện tìm các tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số cho sau: (y = dfrac{{3 - 2x}}{{3x + 1}});
bởi My Hien
22/09/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện tìm các tiệm cận đứng và ngang của đồ thị hàm số cho sau: (y = dfrac{{2x - 1}}{{x + 2}})
bởi Mai Linh
21/09/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các hệ số m, n sao cho hàm số sau \(y = - {x^3} + mx + n\) Đạt cực tiểu tại điểm x = -1 và đồ thị của nó đi qua điểm (1;4).
bởi Hoai Hoai
03/06/2021
Tìm các hệ số m, n sao cho hàm số sau \(y = - {x^3} + mx + n\) Đạt cực tiểu tại điểm x = -1 và đồ thị của nó đi qua điểm (1;4).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các hệ số a, b, c sao cho đồ thị hàm số \(f(x) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\). Cắt trục tung tại điểm có tung độ là 2 và tiếp xúc với đường thẳng y = 1 tại điểm có hoành độ là –1.
bởi thu trang
03/06/2021
Tìm các hệ số a, b, c sao cho đồ thị hàm số \(f(x) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\). Cắt trục tung tại điểm có tung độ là 2 và tiếp xúc với đường thẳng y = 1 tại điểm có hoành độ là –1.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xác định giao điểm I của hai đường tiệm cận của đường cong \(y = {{2{x^2} - 3x - 3} \over {x - 2}}\) (C).
bởi Anh Thu
03/06/2021
Xác định giao điểm I của hai đường tiệm cận của đường cong \(y = {{2{x^2} - 3x - 3} \over {x - 2}}\) (C).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xác định giao điểm I của hai đường tiệm cận của đường cong \(y = {{x - 5} \over {2x + 3}}\) (H).
bởi Hong Van
03/06/2021
Xác định giao điểm I của hai đường tiệm cận của đường cong \(y = {{x - 5} \over {2x + 3}}\) (H).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số: \(y = x + {2 \over {\sqrt x }}\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số: \(y = \sqrt {{x^2} + 3} \)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số: \(y = x + \sqrt {{x^2} + 2x} \)
bởi Nguyễn Lê Thảo Trang
02/06/2021
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số: \(y = x + \sqrt {{x^2} + 2x} \)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số: \(y = \sqrt {{x^2} - x + 1} \).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số sau: \(y = {{\sqrt x } \over {4 - {x^2}}}\)
bởi Nhi Nhi
02/06/2021
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số sau: \(y = {{\sqrt x } \over {4 - {x^2}}}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số sau: \(y = {{{x^3}} \over {{x^2} - 1}}\)
bởi Bo Bo
03/06/2021
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số sau: \(y = {{{x^3}} \over {{x^2} - 1}}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số sau: \(y = {x \over {1 - {x^2}}}\).
bởi Nguyễn Quang Minh Tú
03/06/2021
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số sau: \(y = {x \over {1 - {x^2}}}\).
Theo dõi (1) 1 Trả lời -
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số sau: \(y = {{2{x^2} + 1} \over {{x^2} - 2x}}\).
bởi thùy trang
03/06/2021
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số sau: \(y = {{2{x^2} + 1} \over {{x^2} - 2x}}\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số: \(y = {{2{x^3} - {x^2}} \over {{x^2} + 1}}\).
bởi Nguyễn Tiểu Ly
02/06/2021
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số: \(y = {{2{x^3} - {x^2}} \over {{x^2} + 1}}\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số: \(y = x - 3 + {1 \over {2{{(x - 1)}^2}}}\).
bởi Minh Thắng
03/06/2021
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số: \(y = x - 3 + {1 \over {2{{(x - 1)}^2}}}\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số: \(y = {{{x^2} + 2x} \over {x - 3}}\).
bởi Hương Tràm
03/06/2021
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số: \(y = {{{x^2} + 2x} \over {x - 3}}\).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số: \(y = 2x - 1 + {1 \over x}\).
bởi Sam sung
03/06/2021
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số: \(y = 2x - 1 + {1 \over x}\).
Theo dõi (1) 1 Trả lời