OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 8 Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của hiđro


Nội dung bải giảng Tính chất - Ứng dụng của hiđro tìm hiểu về tính chất vật lí hiđrô là chất khí, nhẹ nhất trong các chất khí. Giúp học sinh biết và hiểu khí hiđrô tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất, phản ứng này toả nhiệt; biết hỗn hợp khí hiđrô và oxi là hỗn hợp nổ; Cách đốt cháy hiđrô trong không khí, biết cách thử hiđrô nguyên chất và qui tắc an toàn khi đốt cháy hiđrô, biết viết phương trình hóa học của hiđrô với oxi.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Kí hiệu hóa học: H

Nguyên tử khối: 1

Công thức hóa học: H2

Phân tử khối: 1

1.1. Tính chất vật lí

  • H2 là chất khí không màu, không mùi và không vị.
  • Tan rất ít trong H2O và nhẹ nhất trong các chất khí.
  • 1 lít H2O ở 150C hòa tan được 20 ml khí H2. Vậy H2 là chất tan ít trong nước.

1.2. Tính chất hóa học

1.2.1. Tác dụng với oxi

  • Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. Trên thành lọ xuất hiện những giọt H2O nhỏ. Chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.
  • Phương trình hóa học: 2H2 + O2 → 2H2O
  • Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn \(2{V_{{H_2}}}\) với \(1{V_{{O_2}}}\)

1.2.2. Tác dụng với CuO

  • Các em chú ý quan sát thao tác tiến hành thí nghiệm cũng như hiện tượng của phản ứng ở đoạn phim sau:

Video 1: Phản ứng giữa bột Đồng (II) hidroxit CuO và khí Hidro H2

  • Hiện tượng: Đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H2 đi qua, ta thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và có nước đọng trên thành ống nghiệm.
  • Giải thích: Ở nhiệt độ cao H2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước.

Phương trình hóa học: H2   +   CuO (màu đen)    Cu    +   H2O

  • Kết luận: Khí H2 có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, H2 không những kết hợp được với đơn chất O2  mà còn có thể kết hợp  với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt.

1.3. Ứng dụng

  • Bơm kinh khí cầu
  • Sản xuất nhiên liệu.
  • Hàn cắt kim loại.
  • Sản xuất amoniac, phân đạm....

Ứng dụng của Hidro

Hình 1: Ứng dụng của Hidro

1.4. Tổng kết

Sơ đồ tư duy bài Tính chất - Ứng dụng của Hidro

Hình 2: Sơ đồ tư duy bài Tính chất - Ứng dụng của Hidro

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Cho các cụm từ: Tính khử, tính oxi hóa, chiếm oxi, nhường oxi, nhẹ nhất

Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống cho các câu sau: 

Trong các chất khí, hiđro là khí  …………………………. Khí hiđro có………………………

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có………………………………vì ………………………..của chất khác; CuO có tính………………………..

vì…………………cho chất khác.

Hướng dẫn:

Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất. Khí hiđro có tính khử.

Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính khửchiếm Oxi của chất khác; CuO có tính oxi hóa vì nhường oxi cho chất khác.

Bài 2:

Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O.

a.Tính thể tích (đktc) và khối lượng của oxi cần dùng.

b.Tính khối lượng H2O thu được.

Hướng dẫn:

a) Số mol khí Hidro là: \({n_{{H_2}}} = \frac{{{V_{{H_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{2,8}}{{22,4}} = 0,125(mol)\)

Phương trình hóa học: 

2H2            +    O2 →      2H2O

2 mol               1 mol        2 mol

0,125 mol →      ? mol        ? mol

Số mol Oxi phản ứng là: \({n_{{O_2}}} = \frac{{0,125}}{2} = 0,0625(mol)\) 

Thể tích khí Oxi là: \({V_{{O_2}}} = 22,4.n = 22,4.0,0625 = 1,4(lit)\) 

Khối lượng khí Oxi cần dùng: \({m_{{O_2}}} = n.M = 0,0625.(16 \times 2) = 2(gam)\) 

b) Số mol nước thu được là: 0,125 mol

Khôi lượng nước tạo thành là: \({m_{{H_2}O}} = {n_{{H_2}O}}.M = 0,125.(2 + 16) = 2,25(gam)\) 

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 31 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm:

  • Khí hiđrô tác dụng được với oxi ở dạng đơn chất, phản ứng này toả nhiệt; biết hỗn hợp khí hiđrô và oxi là hỗn hợp nổ
  • Cách đốt cháy hiđrô trong không khí, biết cách thử hiđrô nguyên chất và qui tắc an toàn khi đốt cháy hiđrô, biết viết phương trình hóa học của hiđrô với oxi.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 31 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 31.

Bài tập 1 trang 109 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 109 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 109 SGK Hóa học 8

Bài tập 4 trang 109 SGK Hóa học 8

Bài tập 5 trang 109 SGK Hóa học 8

Bài tập 6 trang 109 SGK Hóa học 8

Bài tập 31.1 trang 43 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.2 trang 43 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.3 trang 43 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.4 trang 43 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.5 trang 44 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.6 trang 44 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.7 trang 44 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.8 trang 44 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.9 trang 44 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.10 trang 44 SBT Hóa học 8

Bài tập 31.11 trang 44 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 31 Chương 5 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF