OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu - Ngữ văn 8


Qua bài học giúp học sinh thấy được khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù, thấy được cảm hứng hào hùng, lãng mạn giọng điệu mạnh mẽ trong bài thơ.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Tên: Phan Bội Châu (1867 - 1940), hiệu Sào Nam.
  • Quê quán: Đan Nhiệm, Nam Hòa, Nam Đàn, Nghệ An.
  • Cuộc đời:
    • 33 tuổi ông đõ Giải nguyên.
    • Ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc
    • Ông đi rất nhiều nơi, tới nhiều các nước để học hỏi tìm tòi sự nghiệp cứu nước.
    • Ông là một nhà thơ, nhà văn lớn.
  • Tác phẩm:nhiều thể loại thể hiện lòng yêu nước, thương dân như: Hải ngoại huyết thư, Sào Nam thi tập, Trùng Quang tâm sử,...

b. Tác phẩm

  • Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư viết bằng chữ Hán, sáng tác năm 1914.

c. Bố cục

Bài văn được chia làm 4 phần: 

  • Hai câu đề
  • Hai câu thực
  • Hai câu luận
  • Hai câu kết

d. Thể loại

  • Thơ thất ngôn bát cú đường luật.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Hai câu đề

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

  • Con người có tài, có chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung, đàng hoàng.
  • Điệp từ "vẫn": sang trọng của bậc anh hùng không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.
  • Nhịp thơ 3/4 coi nhà tù là nơi dùng chân trong con đường cứu nước.
  • Phan Bội Châu đã biến nhà tù thành trường học cách mạng, quan niệm sống và đấu tranh của các nhà cách mạng nói chung.

b. Hai câu thực

  • Nghệ thuật đối cả thanh lẫn ý
    • Khách không nhà: người tự do
    • Trong bốn biển: trong thế gian rộng lớn.
  • Tác gải tự nhận mình là người tự do, đi giữa thế gian. Ông đã từng đi khắp bốn phương.
  • Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật, sống không hợp pháp ở Trung Quốc, bị thực dân Pháp kết án tử hình khi vắng mặt.
  • Không khuất phục, tin mình là người yêu nước chân chính, lạc quan, kiên cường, chấp nhận nguy nan trên đường tranh đấu.
  • Giọng thơ trầm tĩnh, thống thiết, nỗi đau đớn của người anh hùng đầy khí phách.

c. Hai câu luận

  • Bủa tay: mở rộng vòng tay để ôm lấy.
  • Kinh tế: kinh tế bang tế thế - trị nước cứu đời, công việc của người quân tử, người anh hùng.
  • Hai câu thơ đối xứng cả ý và thanh.
  • Giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn, cách nói khoa trương nhưng vẫn quen thuộc.

⇒ Gợi tả khí phách hiên nganh, không khuất phục của người yêu nước.

d. Hai câu kết

  • Còn sống, còn đấu tranh giải phóng dân tộc, thể hiện quan niệm sống của nhà yêu nước.
  • Ý chí gang thép, tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, bất chấp thử thách gian nan.
  • Điệp từ "còn" ở giữa câu thơ buộc người đọc phải ngắt nhịp một cách mạnh mẽ, lời nói dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho câu thơ.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Vẻ đẹp của chiến sĩ yêu nước của Phan Bội Châu, dù ở cảnh tù đầy vẫn dữ phong thái ung dung, hiên ngang bất khuất với niềm tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
    • Nghệ thuật

      • Khí phách hào hùng.
      • Điệp từ
      • Giọng thơ khẩu khí ngang tàng.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Đề: Phân tích bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu về Phan Bội Châu và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
  • Nói vài nét về tình cảm yêu nước của người anh hùng cách mạng.

2. Thân bài

  • Hai câu đề : " Vẫn là hào kiệt... hãy ở tù"
    • Hào kiệt, phong lưu : người có tài có chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung, đàng hoàng, sang trọng.
    • Điệp từ " vẫn ": cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng vẫn không thay đổi trong bất kì hoàn cảnh nào.
    • Lời thơ " chạy mỏi chân thì hãy ở tù ": coi công việc cứu nước là đường dài vs nhiều chông gai, nhà tù chỉ như chạm nghỉ chân trên con đường dài ấy.
    • Giọng điệu mạnh mẽ pha chút đùa cợt

⇒ Cặp câu đề nói lên tính cách con người: bình tĩnh, tự chủ ngay cả trong nguy nan.

  • Hai câu thực:
    • Tác giả tự nhận mình là người tự do đi đây đi đó giữa thế gian rộng lớn → tác giả là người ung dung lạc quan
    • Nghệ thuật: Phép đối: làm nổi bật khí phách hiên ngang của người làm cách mạng , tạo điệu nhạc nhịp nhàng cho lời thơ.
    • Vẻ đẹp của người tù yêu nước: lạc quan, ung dung, kiên cường.
  • Hai câu luận:
    • Con người này vẫn ôm hoài bão trị nước cứu người. 
    • Tiếng cười của người tù yêu nước trong cảnh tù đày có sức mạnh chiến thắng âm mưu của kẻ thù. Đồng thời tiếng cười ấy thể hiện tinh thần lạc quan của Phan Bội Châu.
    • Nghệ thuật nói quá "bủa tay ôm chặt .... mở miệng cười tan".
    • Phép đối câu trên với câu dưới 
      • Tạo giọng điệu cứng cỏi, hùng hồn cho câu thơ.
      • Gợi tả khí phách hiên ngang không khuất phục
  • Hai câu kết:
    • Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp: còn sống, còn đấu tranh đến hơi thở cuối cùng.
    • Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu: Thừa nhận con đường yêu nc đầy nguy nan nhưng không có hoàn cảnh khắc nghiệt nào làm nhụt ý chí đấu tranh của ng` làm cách mạng
    • Nêu ý nghĩa bài thơ, cảm nghĩ của bản thân (hợp )

3. Kết bài

  • Chốt lại vấn đề, nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ
ADMICRO

3. Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Ngày 19-1-1914, Phan Bội Châu bị bắt giam vào ngục Quảng Đông. Trước đó, thực dân Pháp đã kết án tử hình vắng mặt đối với ông. Bài thơ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông nằm trong Ngục trung thư - một huyết tâm thư tuyệt mệnh. Để nắm được nội dung bài học này, các em có thể tham khảo thêm Bài soạn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.

4. Hỏi đáp Bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu về Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Cuối thế kỷ XIX, khi các phong trào đấu tranh chống Pháp lần lượt bị thất bại, đất nước chìm ngập trong đau thương. Bước sang đầu thế kỷ XX, hưởng ứng luồng gió mới từ phương Tây thổi tới, những con người yêu nước, quyết chí dành tự do cho dân tộc lại náo nức bước vào một cuộc đấu tranh mới, theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Để cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF