OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn luyện về dấu câu - Ngữ văn 8


Qua bài học giúp các em củng cố và hệ thống hóa kiến thức về dấu câu, nhận ra và biết cách chữa các lỗi thường gặp về dấu câu, biết vận dụng để làm các bài tập về dấu câu.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tổng kết dấu câu

Dựa vào các bài đã học về dấu câu ở các lớp 6,7,8 lập bảng tổng kết về dấu câu theo mẫu dưới đây.

STT Dấu câu Công dụng

1
Dấu chấm, kí hiệu (.) Thường dùng ở cối câu trần thuật, báo hiệu hết câu. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm tương đối dài
2 Dấu chấm hỏi, kí hiệu ( ?) Thường dùng ở cuối câu hỏi (câu nghi vấn). Khi đọc phải ngắt câu ở dấu chấm hỏi với ngữ điệu hỏi (thường lên giọng ở cuối câu)
3 Dấu chấm lửng, kí hiệu (…)
  • Dấu câu dưới dạng 3 chấm (…) đặt cạnh nhau theo chiều ngang. Dấu chấm lửng dùng để:
    • Biểu thị lời nói đứt quãng vì xúc động.
    • Biểu thị chỗ ngắt dài dòng với ý châm biếm, hài hước.
    • Ghi lại chỗ kéo dài âm thanh.
    • Để chỉ rằng lời dẫn trực tiếp bị lược bớt một số câu. Trường hợp này dấu chấm lửng thường đặt trong dấu ngoặc đơn (…) hoặc trong dấu ngoặc vuông […]
    • Để chỉ ra rằng người viết chưa nói hết (đặc biệt khi nêu ví dụ).
4 Dấu chấm phẩy, kí hiệu ( ;)
  • Dấu câu gồm một dấu chấm ở trên, dấu phẩy ở dưới (;) dùng để phân biệt các thành phần tương đối độc lập trong câu:
  • Trong câu ghép, khi các vế câu có sự đối xứng về hình thức.
  • Khi các câu có tác dụng bổ sung cho nhau.
  • Ngắt vế câu trong một liên hợp song song bao gồm nhiều yếu tố. Khi đọc, phải ngắt câu ở dấu chấm phẩy, quãng ngắt dài hơn so với dấu phẩy, nhưng ngắn hơn so với dấu chấm.
5 Dấu chấm than, kí hiệu ( !) Dấu câu đặt cuối câu cảm thán hoặc cuối câu khiến, báo hiệu khi đọc phải ngắt câu và có ngữ điệu (cảm hoặc cầu khiến) phù hợp từng hoàn cảnh cụ thể.
6 Dấu ngạch ngang kí hiệu (-)
  • Dấu câu dưới dạng một nét gạch ngang (-), dùng để:
    • Phân biệt phần chêm, xen.
    • Đặt trước những lời đối thoại hay đặt giữa câu để giới thiệu người nói.
    • Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận được trình bày riêng một dòng.
    • Đặt giữa ba bốn tên riêng hay ở giữa con số để chỉ sự liên kết. Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu ngang nối. (Dấu ngang nối không phải là dấu câu). Dấu ngang nối dùng để nối các tiếng (âm tiết) trong tên phiên âm nước ngoài.
    • Độ dài của dấu ngang cách dài hơn dấu ngang nối.
    • Khoảng cách đôi bên của dấu ngang cách lớn hơn khoảng cách hai bên dấu ngang nối.
7 Dấu hai chấm, kí hiệu (:)
  • Dấu câu dưới dạng hai chấm theo chiều thẳng đứng, chấm này dưới chấm kia ( :) dùng để báo trước điều trình bày tiếp theo mang ý nghĩa giải thích, thuyết minh.
  • Dấu ngoặc đơn, kí hiệu (  ) 
  • Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
8 Dấu ngoặc đơn, kí hiệu () Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
9 Dấu ngoặc kép, kí hiệu (‘’  ‘’)
  • Dấu ngoặc kép dùng để :
    • Đánh dấu từ ngữ, câu đoạn dẫn trực tiếp.
    • Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
    • Đánh dấu tên tác phẩm, tên tờ báo, tập san.
10 Dấu phẩy, kí hiệu (,)
  • Dấu câu dùng để tách các từ, cụm từ về câu như sau:
    • Tách các phần cùng loại của câu.
    • Tách các vế của câu ghép không có liên từ. Tách vế câu chính và vế câu phụ hoặc các vế câu phụ trong câu ghép.
    • Tách thành phần biệt lập của câu.
    • Tách các từ, ngữ về mặt ngữ pháp không liên quan đến các thành phần câu (từ cảm, từ hỏi, từ chêm xen, từ khẳng định, phủ định, từ hô gọi). 
    • Dùng tạo nhịp điệu biểu cảm cho câu.2. Xưng hô trong hội thoại

1.2. Các lỗi thường gặp về dấu câu

a. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc

Xét ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

Tác Phẩm "Lão Hạc" làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như Lão Hạc.

Ví dụ trên thiếu dấu ngắt ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó.

  • Lời văn ở đoạn văn thiếu dấu ngắt câu sau từ "xúc động ".
  • Phải dùng dấu chấm để ngắt câu và viết hoa chữ T ở đầu câu.

b. Dùng dấu ngắt khi câu chưa kết thúc

Xét ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất.

Dùng dấu chấm sau từ này đúng hay sai? Vì sao? Ở chỗ này nên dùng dấu gì?

  • Dùng dấu ngắt câu sau từ "này" là sai vì câu chưa kết thúc.

c. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết

Xét ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này.

Câu này thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức?

  • Câu thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết.
  • Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.

d. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu

Xét ví dụ sau và trả lời câu hỏi.

Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nòa và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đùng bỏ mặc tôi lúc này.

Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? Ở các vị trí đó nên dùng dấu gì?

  • Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
  • Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 dùng sai vì đây không phải là câu hỏi.
  • Đó là câu trần thuật, phải dùng dấu chấm.
  • Dấu câu ở cuối thứ hai là sai, vì đây là câu hỏi, phải dùng dấu chấm hỏi.

1.3. Ghi nhớ

  • Khi viết, cần tránh các lỗi sau đây về dấu câu:
    • Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
    • Dùng dấu ngứt câu khi chưa có kết thúc.
    • Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
    • Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Soạn bài Ôn luyện về dấu câu

Để củng cố và hệ thống hóa kiến thức về dấu câu, nhận ra và biết cách chữa các lỗi thường gặp về dấu câu, biết vận dụng để làm các bài tập về dấu câu, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ôn luyện về dấu câu.

3. Hỏi đáp Bài Ôn luyện về dấu câu

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF