Nhằm giúp các em có thêm bài văn mẫu hay về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu trong chương trinh Ngữ văn 8, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu dưới đây. Hi vọng, các em sẽ có thêm những tài liệu hay. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác để nắm vững những kiến thức về văn bản này.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và tác giả Phan Bội Châu
- Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích: hình ảnh nhà cách mạng yêu nước
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư viết bằng chữ Hán, sáng tác năm 1914.
- Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú đường luật.
- Bố cục: Bài văn được chia làm 4 phần:
- Phân tích
- Hai câu đầu: Khẳng định phong thái ung dung, lạc quan của người có chí khí lớn, nhà cách mạng lớn. Nhà tù là nơi nghỉ chân trên con đường cách mạng, cứu nước.
- Hai câu 3,4: Tự nhận là người tự do đi giữa thế gian mặc dù bị coi là người có tội giữa năm châu. Có thể nói câu thơ thể hiện rất sâu sắc tâm thế vững vàng, thoải mái, sảng khoái với ý chí kiên cường của người anh hùng cách mạng
- Hai câu 5,6: Khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt cho dù ở tình trạng nào thì chí khí cũng không thay đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời, vẫn cười ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.
- Hai câu 7,8: Khẳng định tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể bẻ gãy. Con người ấy còn sống, còn chiến đấu, không quản bất kì một thử thách nào
- Nhận xét:
- Hình ảnh nhà cách mạng đầy ngạo nghễ, tinh thần yêu nước sâu sắc, tâm hồn lạc quan, niềm tin vào cách mạng, vào cuộc sống, vào tương lai
- Hình ảnh về nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ đã thể hiện thật sâu sắc khí phách, tâm hồn và nhân cách vô cùng cao sáng
c. Kết bài
- Nhận xét, đánh giá về hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng cảm nhận của mỗi cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích hình ảnh nhà cách mạng yêu nước qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu
Gợi ý làm bài
Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc Việt Nam trong hơn hai mươi năm đầu thế kỉ XX. Ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn với sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ, gồm nhiều thể loại, thấm đượm tình cảm yêu nước thương dân thống thiết.
Cảm tác vào ngục Quảng Đông là một trong hai bài thơ được ông sáng tác khi bị chính quyền tỉnh Quảng Đông bắt giam năm 1913. Đọc lại bài thơ ta càng hiểu rõ phong thái ung dung của một lãnh tụ cách mạng kiên cường của dân tộc: vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu.
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.
Đã khách không nhà trong bốn bể,
Lại người có tội giữa năm châu.
Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu!
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Tư thế lẫm liệt hiên ngang của người anh hùng một lần nữa được khẳng định bằng những lời đúc kết thật trọn vẹn: coi thường nguy hiểm, kiên trì hoạt động, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng. Lời thơ dõng dạc, dứt khoát càng tăng thêm niềm tin và ý chí gang thép của tác giả.
Tóm lại, bài Cảm tác trong nhà ngục Quảng Đông phong phú về giọng vẻ, thể hiện nét đẹp kì vĩ của một nhà cách mạng lớn của dân tộc với những hoài bão cao cả là sức truyền cảm lớn từ một trái tim yêu nước cháy bỏng. Phan Bội Châu quả rất xứng đáng với lời nhận định của Bác: "Bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập dân tộc, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn kính".
Mong rằng, với tài liệu văn mẫu trên, các em đã có thêm những cảm nhận sâu sắc về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu trong chương trình Ngữ văn 8. Chúc các em học tốt hơn bài thơ với tài liệu này
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024166 - Xem thêm