OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Bình giảng bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

10/01/2018 998.24 KB 2992 lượt xem 101 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180110/201615316747_20180110_115309.pdf?r=2747
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu bình giảng bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu dưới đây để hiểu sâu sắc hơn tác phẩm này trong chương trình Ngữ văn 8. Chúc các em có thêm tài liệu văn mẫu hay và thú vị. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác để nắm vững những kiến thức về văn bản này.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy bình giảng Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Phan Bội Châu và bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Hoàn cảnh sáng tác: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục trung thư viết bằng chữ Hán, sáng tác năm 1914
    • Thể loại: thất ngôn bát cú
  • Nội dung
    • Hai câu đề:
      • Tinh thần lạc quan của người chiến sĩ kiên trì lí tưởng đến cùng
      • Đồng thời cũng thấp thoáng nụ cười hài hước của một nhà nho
    • Hai câu thực:
      • Mang tính chất tự bạch này tuy trình bày hoàn cảnh dường như vô cùng bi đát của kẻ tử tù đồng thời vừa mang khẩu khí nhà thơ cũng không kém phần ngang tàng ngạo nghễ: không nhà, có tội
      • Rất tự hào, rất tin tưởng ở con đường mình đi, mục đích mà mình theo đuổi, nhưng lại vô cùng đau đớn vì sự nghiệp chưa thành à giọng thơ của ông vừa hào hùng, vừa bi thiết
    • Hai câu luận:
      • Ý chí, khát vọng, bản lĩnh của người hào kiệt càng bộc lộ hơn à giọng thơ sang sảng, hào hùng
      • Dường như, người tù đã lấy lại được tinh thần lạc quan vốn có, lại đau đáu hướng về sự nghiệp à Tầm vóc của người anh hùng ở đây vụt trở nên lớn lao, bao trùm hết thảy è đáng cảm phục
    • Hai câu kết:
      • Niềm tin khiến con người mạnh hơn cái chết. Chính vì niềm tin còn sự nghiệp mà người anh hùng bất chấp bao nhiêu nguy hiểm, bước chân vào tù vẫn giữ tư thế của hào kiệt, phong lưu, vẫn mơ ước có ngày
      • Hai câu cuối bài thơ ý tứ thật đơn giản rõ ràng, nhưng để đi đến một triết lí giản dị “đức tin”, Phan Bội Châu đã trải qua một cuộc đời cách mạng đầy gian khổ, có khi phải đổi bằng máu và nước mắt
    • Nghệ thuật
      • Giọng điệu hào hùng, khoa trương, bút pháp lãng mạn
      • Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú với các phép đối rất chặt chẽ làm cho tầm vóc nhân vật trữ tình trở nên lớn lao kì vĩ.

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận, đánh giá chung về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
  • Mở rộng vấn đề bằng những suy nghĩ và cảm nhận của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Bình giảng bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu

Gợi ý làm bài

Cuối mùa đông năm ngoái Quý Sửu (1 - 1914), đang khi hoạt động ở Trung Quốc, Phan Bội Châu bị chính quyền Quảng Đông bắt hạ ngục, chờ ngày giao trả cho chính phủ Pháp. Kể từ khi xuất dương với tư cách đại biểu một đảng cách mạng (1905), đây là lần thứ nhất nhà chiến sĩ họ Phan rơi vào cảnh tù đày. Đêm đầu tiên trong ngục, Phan Bội Châu ứng tác một bài thơ chữ Hán để an ủi người đồng chí cùng bị bắt, bị giam chung xà lim với ông, và “tự an ủi mình bằng một bài thơ Nôm” sau gọi là Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.

Bài thơ thất ngôn bát cú rất tề chỉnh về niêm luật này đã dồn nén trong khuôn khổ hạn hẹp của nó bao tâm sự của một nhà yêu nước vĩ đại. Vừa bước chân vào chốn lao tù, còn chưa biết sống chết ra sao với cái án tử hình lơ lửng trên đầu Phan Bội Châu vẫn làm thơ, ngâm nga lớn tiếng rồi cả cười, vang động cả bốn vách:

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Khác với cách nói có phần cường điệu, khoa trương ở những câu trên, hai câu cuối bài thơ ý tứ thật đơn giản rõ ràng, nhưng để đi đến một triết lí giản dị như vậy, Phan Bội Châu đã trải qua một cuộc đời cách mạng đầy gian khổ, có khi phải đổi bằng máu và nước mắt.

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ được sáng tác trong tù ngục nhưng âm điệu của nó thật hào hùng. Tính ước lệ của hình tượng thơ và ngôn từ có màu sắc cổ điển ở đây lại thích hợp với việc phô diễn chí khí của bậc đại trượng phu, hào kiệt - Phan Bội Châu. Tuy ra đời cách đây gần một thế kỉ, bài thơ như vẫn còn truyền lại sức nóng trong bầu huyết của nhà yêu nước vĩ đại tự thuở nào.

Mong rằng, tài liệu trên đã giúp các em ôn tập kiến thức trong tâm về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác  một cách hiệu quả và thuận tiện. Chúc các em có thêm một tài liệu văn mẫu hay trong kho tàng văn mẫu ôn tập và củng cố kiến thức Ngữ văn 8.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF