Ở chương thứ 3 của chương trình Hóa học 9 HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh khái niệm về các phi kim cơ bản, sơ lược về bảng tuần hoàn, sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng toàn. Giúp các bạn hiểu được các tính chất vật lý, hóa học cơ bản của một số phi kim như clo, cacbon, silic đồng thời tìm hiểu một số ngành công nghiệp cơ bản như công nghiệp silicat... Và đặc biệt tại đây các em có thể thử sức với các bài tập online để có thể tự đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoặc học tập phù hợp. Hi vọng tài liệu là cánh tay đắc lực giúp các em ôn tập thật tốt kiến thức. Mời các em cùng tham khảo!
-
Hoá học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim
Nội dung bài giảng Tính chất của phi kim tìm hiểu về một số tính chất vật lí của phi kim: Phi kim tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí. Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp; Biết những tính chất hoá học chung của phi kim: Tác dụng với oxi, với kim loại và với hiđrô. (KTTT). Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh yếu của 1 số phi kim.- Trắc nghiệm Hoá học 9 Bài 25: Tính chất của phi kim
- Giải bài tập SGK Bài 25 Hóa học 9
- Hỏi đáp về Tính chất của phi kim - Hóa học 9
10 trắc nghiệm 15 bài tập 163 hỏi đáp
-
Hoá học 9 Bài 26: Clo
Bài giảng Clo đi sâu tìm hiểu về Tính chất vật lí của clo; Clo có một số tính chất chung của phi kim (tác dụng với kim loại, với hiđro), clo còn tác dụng với nước và dung dịch bazơ, clo là phi kim hoạt động mạnh; Phương pháp điều chế clo trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm; Một số ứng dụng, thu khí clo trong công nghiệp, trong phòng thí nghiệm.20 trắc nghiệm 27 bài tập 172 hỏi đáp
-
Hoá học 9 Bài 27: Cacbon
Nội dung bài giảng Cacbon tìm hiểu Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình; Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học nhất; Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình; Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: Tác dụng với oxi và một số oxit kim loại, tính chất hóa học đặc biệt của cácbon là tính khử ở nhiệt độ cao; Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cacbon.- Trắc nghiệm Hoá học 9 Bài 27: Cacbon
- Giải bài tập SGK Bài 27 Hóa học 9
- Hỏi đáp về Cacbon - Hóa học 9
10 trắc nghiệm 12 bài tập 61 hỏi đáp
-
Hoá học 9 Bài 28: Các oxit của cacbon
Nội dung bài học Các oxit của cacbon tìm hiểu về hai hợp chất quan trọng là CO và CO2. Hai oxit này thuộc loại nào? Chúng có những tính chất và ứng dụng gì? để trả lời chúng ta sẽ nghiên cứu về tính chất và ứng dụng của các oxit này.- Trắc nghiệm Hoá học 9 Bài 28: Các oxit của cacbon
- Giải bài tập SGK Bài 28 Hóa học 9
- Hỏi đáp về Các oxit của cacbon - Hóa học 9
10 trắc nghiệm 18 bài tập 228 hỏi đáp
-
Hoá học 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
Nội dung bài học Axit cacbonic và muối cacbonat tìm hiểu H2CO3 là axit rất yếu, không bền; Muối cacbonat có những tính chất của muối như tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao và giải phóng khí CO2. Muối cacbonat có ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Chu trình của cacbon trong tự nhiên và vấn để bảo vệ môi trường.- Trắc nghiệm Hoá học 9 Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat
- Giải bài tập SGK Bài 29 Hóa học 9
- Hỏi đáp về Axit cacbonic và muối cacbonat - Hóa học 9
10 trắc nghiệm 15 bài tập 245 hỏi đáp
-
Hoá học 9 Bài 30: Silic và Công nghiệp silicat
Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong vỏ trái đất, ngành công nghiệp liên quan đến silic và hợp chất của nó gọi là công nghiệp silicat rất gần gũi trong đời sống, chúng ta hãy nghiên cứu về silic và ngành công nghiệp này.- Trắc nghiệm Hoá học 9 Bài 30: Silic và Công nghiệp silicat
- Giải bài tập SGK Bài 30 Hóa học 9
- Hỏi đáp về Silic và Công nghiệp silicat - Hóa học 9
10 trắc nghiệm 8 bài tập 118 hỏi đáp
-
Hoá học 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Ngày nay người ta đã phát hiện hơn 110 nguyên tố hoá học. Năm 2016, mới bổ sung thêm 4 nguyên tố 113, 115, 117 và 118 với tên gọi cùng ký hiệu tạm thời lần lượt là ununtrium (Uut), ununpentium (Uup), ununseptium (Uus) và ununoctium (Uuo). Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Vậy chúng được sắp xếp trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc nào? Quy luật biến đổi tính chất của chúng ra sao? Mối quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo và tính chất của nguyên tố như nào? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ngày hôm nay. -
Hoá học 9 Bài 32: Luyện tập chương 3 Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Nội dung bài giảng Luyện tập chương 3: Phi kim - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học giúp học sinh hệ thống hoá lại các kiến thức trong chương như: tính chất của phi kim, tính chất của clo,C, Si, CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat. Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn. -
Hoá học 9 Bài 33: Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
Mục đích của bài Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng là các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao; Nhiệt phân muối NaHCO3; Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể. Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hóa học.