OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hoá học 9 Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học


Ngày nay người ta đã phát hiện hơn 110 nguyên tố hoá học. Năm 2016, mới bổ sung thêm 4 nguyên tố 113, 115, 117 và 118 với tên gọi cùng ký hiệu tạm thời lần lượt là ununtrium (Uut), ununpentium (Uup), ununseptium (Uus) và ununoctium (Uuo). Các nguyên tố được sắp xếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Vậy chúng được sắp xếp trong bảng tuần hoàn theo nguyên tắc nào? Quy luật biến đổi tính chất của chúng ra sao? Mối quan hệ giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo và tính chất của nguyên tố như nào? Chúng ta sẽ nghiên cứu trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học ngày hôm nay.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 

Các nguyên tố trong Bảng hệ thống tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử 

2.2. Cấu tạo bảng tuần hoàn

2.2.1. Ô nguyên tố

Ô nguyên tố

Hình 1: Ô nguyên tố

- Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, Kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

- Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử, số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

2.2.2. Chu kì

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

- Gồm 7 chu kì, chu kì 1,2,3 được gọi là chu kì nhỏ, chu kì 4,5,6,7 được gọi là chu kì lớn 

Chu kì Số nguyên tố thuộc chu kì Thứ tự nguyên tố Số lớp electron Điện tích hạt nhân
1 2 H đến He 1 Tăng từ H (1+) đến He (2+)
2 8 Li đến Ne 2 Tăng từ Li (3+) đến Ne (10+)
3 8 Na đến Ar 3 Tăng từ Na (11+) đến Ar (18+)

2.2.3. Nhóm

Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử 

2.3. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

2.3.1. Trong một chu kì

- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần , đồng thời tính phi kim tăng dần.

- Ví dụ: 

 

Chu kì 2 trong Bảng hệ thống tuần hoàn

Hình 2: Chu kì 2 trong Bảng hệ thống tuần hoàn

+ Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 - 8

+ Đầu dãy là kim loại mạnh (Li), cuối chu kì là phi kim mạnh (F), kết thúc là khí hiếm (Ne)

Chu kì 3 trong Bảng hệ thống tuần hoàn

Hình 3: Chu kì 3 trong Bảng hệ thống tuần hoàn

+ Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 11 - 18

+ Đầu dãy là kim loại mạnh (Na), cuối chu kì là phi kim mạnh (Cl), kết thúc là khí hiếm (Ar)

2.3.2. Trong một nhóm

Trong một nhóm: đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim các nguyên tố giảm dần.

Nhóm I và VII trong Bảng hệ thống tuần hoàn

Hình 3: Nhóm I và VII trong Bảng hệ thống tuần hoàn

Nhóm Số nguyên tố Thứ tự nguyên tố Số lớp electron Số electron lớp ngoài cùng Tính chất
Nhóm I A 6 Li → Fr 2 - 7 1 Từ Li → Fr tính kim loại tăng dần
Nhóm VII A 5 F → At 2 - 6 7 Từ F → At tính phi kim giảm dần

2.4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hình 4: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1:

Cho nguyên tử A có số hiệu nguyên tử bằng 17, chu kì 3, nhóm VII

Cấu trúc của Clo

Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận.

Hướng dẫn:

- Số hiệu nguyên tử là 17 ⇒ Điện tích hạt nhân (17+) và có 17 electron

- Chu kì 3, nhóm VII ⇒ có 3 lớp electron và 7 electron lớp ngoài cùng

- Nguyên tử A ở cuối chi kì 3 nên là Phi kim hoạt động mạnh

... Nhóm VI Nhóm VII
Chu kì 2   F
Chu kì 3 S Cl
Chu kì 4   Br

- Từ vị trí của các nguyên tử ta nhận xét được như sau:

+ Trong một chu kì: Tính phi kim tăng. Như vậy tính phi kim của Cl > tính phi kim của S

+ Trong một nhóm: Tính phi kim giảm. Như vậy so về tính phi kim thì F > Cl > Br

Bài 2:

 Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 6 electron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn

Hướng dẫn:

Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 16+, 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 6 electron nên X ở ô 16, chu kì 3, nhóm VI, là một phi kim vì đứng gần cuối chu kì 3 và gần đầu nhóm VI.

ADMICRO

4. Luyện tập Bài 31 Hóa học 9

Sau bài học cần nắm:

- Ô nguyên tố, về chu kì và nhóm.

- Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) dự đoán vị trí và tính chất hoá học cơ bản của chúng và ngược lại.

- So sánh tính kim loại hoặc tính phi kim của một số nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu tiên). 

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 31 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 31.

Bài tập 1 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 5 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 6 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 7 trang 101 SGK Hóa học 9

Bài tập 31.1 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.2 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.3 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.4 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.5 trang 39 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.6 trang 40 SBT Hóa học 9

Bài tập 31.7 trang 40 SBT Hóa học 9

5. Hỏi đáp về Bài 31 chương 3 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

NONE
OFF