Nội dung bài giảng Cacbon tìm hiểu Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình; Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học nhất; Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình; Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: Tác dụng với oxi và một số oxit kim loại, tính chất hóa học đặc biệt của cácbon là tính khử ở nhiệt độ cao; Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cacbon.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các dạng thù hình của Cacbon
1.1.1. Dạng thù hình là gì?
Dạng thù hình là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên . Ví dụ: O2 (Oxi) và O3 (Ozon)
1.1.2. Các dạng thù hình của cacbon
Kim cương | Than chì | Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương...) | |
Cấu trúc | |||
Tính chất | Cứng, trong suốt, không dẫn điện | Mềm, dẫn điện | xốp, không dẫn điện. |
1.2. Tính chất của Cacbon
1.2.1.Tính chất hấp phụ
- Than gỗ có tính hấp phụ chất màu tan trong dung dịch.
- Than gỗ có khả năng giữ trên bề mặt của nó các chất khí, chất hơi. Than gỗ có tính hấp phụ
- Than gỗ, than xương ... mới được điều chế có tính hấp phụ cao được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng để làm trắng đường, chế tạo mặt nạ phòng độc...
Video 1: Khả năng lọc màu của than hoạt tính
1.2.2. Tính chất hóa học
- Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu điều kiện xảy ra phản ứng của C với H2 và kim loại rất khó khăn nên ta chỉ xét một số tính chất hóa học có nhiều ứng dụng trong thực tế như sau:
- Cacbon tác dụng với oxi:
C + O2 CO2 + Q
Video 2: Cacbon cháy trong Oxi
- Cacbon tác dụng với oxit kim loại:
CuO (đen) + C (đen) CO2 (không màu) + Cu (đỏ)
- Ngoài ra ở nhiệt độ cao C còn khử được một số oxít kim loại như ZnO, PbO ...
1.3. Ứng dụng của Cacbon
- Than chì làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì.
- Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt kính.
- Than hoạt tính được dùng làm mặt nạ phòng độc, làm chất khử màu , khử mùi.
- Than đá, than gỗ, được dùng làm nhiên liệu, làm chất khử để điều chế một số kim loại
Hình 1: Ứng dụng của kim cương
Hình 2: Ứng dụng của than chì
Hình 3: Ứng dụng của than muội
1.4. Tổng kết
Hình 4: Sơ đồ tư duy bài Cacbon
2. Luyện tập Bài 27 Hóa học 9
Sau bài học cần nắm:
- Đơn chất cacbon có 3 dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và cacbon vô định hình
- Cacbon vô định hình (than gỗ, than xương, mồ hóng…) có tính hấp phụ và hoạt động hóa học nhất
- Sơ lược tính chất vật lí của 3 dạng thù hình
- Cacbon là phi kim hoạt động hóa học yếu: Tác dụng với oxi và một số oxit kim loại, tính chất hóa học đặc biệt của cácbon là tính khử ở nhiệt độ cao
- Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí và tính chất hóa học của cacbon.
2.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 27 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Oxi
- B. Cacbon
- C. Photpho
- D. Lưu huỳnh
-
- A. Cho mỗi loại vào muỗng sắt đun trên ngọn lửa đèn cồn
- B. Cho mỗi loại tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao.
- C. Đun nóng mỗi loại bột trong chén sứ
- D. Cả 3 cách đều đúng
-
- A. Kim cương.
- B. Than chì.
- C. Cacbon vô định hình.
- D. Cả 3 dạng
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 27.
Bài tập 1 trang 84 SGK Hóa học 9
Bài tập 2 trang 84 SGK Hóa học 9
Bài tập 3 trang 84 SGK Hóa học 9
Bài tập 4 trang 84 SGK Hóa học 9
Bài tập 5 trang 84 SGK Hóa học 9
Bài tập 27.1 trang 33 SBT Hóa học 9
Bài tập 27.2 trang 33 SBT Hóa học 9
Bài tập 27.3 trang 33 SBT Hóa học 9
Bài tập 27.4 trang 33 SBT Hóa học 9
Bài tập 27.5 trang 34 SBT Hóa học 9
Bài tập 27.6 trang 34 SBT Hóa học 9
Bài tập 27.7 trang 34 SBT Hóa học 9
3. Hỏi đáp về Bài 27 chương 3 Hóa học 9
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.