Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 27 Cacbon giúp các em học sinh Quan sát thí nghiệm, hình ảnh TN và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của cacbon; Viết pthh của cacbon với oxi, với 1 số oxit kim loại; Tính lượng C và hợp chất của C trong phản ứng hoá học, khối lượng chất bị khử và lượng nhiệt toả ra hoặc tiêu thụ trong phản ứng của C.
-
Bài tập 1 trang 84 SGK Hóa học 9
Dạng thù hình của nguyên tố là gì? Cho hai ví dụ.
-
Bài tập 2 trang 84 SGK Hóa học 9
Viết phương trình hóa học của cacbon với các oxit sau:
a) CuO.
b) PbO.
c) CO2.
d) FeO.
Hãy cho biết loại phản ứng: vai trò của C trong các phản ứng, ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.
-
Bài tập 3 trang 84 SGK Hóa học 9
Hãy xác định công thức hóa học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ bên.
Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hóa học.
-
Bài tập 4 trang 84 SGK Hóa học 9
Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 84 SGK Hóa học 9
Trong công nghiệp, người ta sử dụng cacbon để làm nhiên liệu. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5kg than đá chứa 80% cacbon, biết rằng 1 mol cacbon cháy thì tỏa ra 394kJ.
-
Bài tập 27.1 trang 33 SBT Hóa học 9
Người ta đã căn cứ vào tính chất vật lí và tính chất hoá học của than để sử dụng than trong thực tế đời sống như thế nào ? Cho thí dụ.
-
Bài tập 27.2 trang 33 SBT Hóa học 9
Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau và cho biết tính chất hoá học của cacbon (là chất oxi hoá hay chất khử)
C + CO2 to→ CO (1)
C + Fe2O3 to → Fe + CO (2)
C + CaO to→ CaC2 + CO (3)
C + PbO to→ Pb + CO2 (4)
C + CuO to→ Cu + CO2 (5)
-
Bài tập 27.3 trang 33 SBT Hóa học 9
Trong quá trình luyện quặng sắt thành gang, người ta dùng CO làm chất khử. Hãy tính thể tích khí CO (đktc) có thể thu được từ 1 tấn than chứa 90% cacbon, nếu hiệu suất của cả quá trình phản ứng là 85%.
-
Bài tập 27.4 trang 33 SBT Hóa học 9
Viết phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau:
a) C → CO2 → CaCO3 → CaO → Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
b) Fe2O3 → Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3
Fe → FeCl2 → Fe(OH)2
-
Bài tập 27.5 trang 34 SBT Hóa học 9
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, người ta thu được hỗn hợp khí CO và H2 (hình 3.3).
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính thể tích hỗn hợp khí (đktc) thu được ở phản ứng trên khi dùng hết 1 tấn than chứa 92%
-
Bài tập 27.6 trang 34 SBT Hóa học 9
Cho 268,8 m3 hỗn hợp khí CO và H2 khử sắt(III) oxit ở nhiệt độ cao.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính khối lượng sắt thu được.
-
Bài tập 27.7 trang 34 SBT Hóa học 9
Đem nung hỗn hợp hai oxit CuO và ZnO có tỉ lệ số mol là 1 : 1 với cacbon trong điều kiện thích hợp để oxit kim loại bị khử hết, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 2,24 lít khí (ở đktc). Hãy tính khối lượng mỗi oxit kim loại.