Giải bài 43 tr 128 SGK Toán lớp 9 Tập 1
Cho hai đường tròn(O; R) và (O’; r) cắt nhau tại A và \(B (R > r)\). Gọi I là trung điểm của OO’. Kẻ đường thẳng vuông góc với IA tại A, đường thẳng này cắt cá đường tròn tâm (O; R) và (O’; r) theo thứ tự tại C và D (khác A).
a) Chứng minh rằng AC = AD.
b) Gọi K là điểm đối xứng với điểm A qua điểm I. Chứng minh rằng KB vuông góc với AB
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
a) Áp dụng định lí về đường kính vuông góc với dây thì đi qua trung điểm dây đó và định lí về đường trung bình của hình thang.
b) Áp dụng tính chất hai đường tròn cắt nhau và tính chất đường trung bình trong tam giác để chứng minh.
Lời giải chi tiết
a) Vẽ OM ⊥ AC tại M, O’N ⊥AD tại N.
Xét đường tròn (O), vì \(\displaystyle OM \bot AC \Rightarrow MA = MC = {{AC} \over 2}\) (định lý đường kính vuông góc với dây)
Xét đường tròn (O'), vì \(\displaystyle O’N ⊥AD \Rightarrow NA = N{\rm{D}} = {{A{\rm{D}}} \over 2}\) (định lý đường kính vuông góc với dây)
Mặt khác, ta có \(OM ⊥ CD, IA ⊥ CD, O’N ⊥ CD\)
\(⇒ OM // IA //O’N.\)
Suy ra tứ giác OMNO' là hình thang.
Hình thang OMNO’ có \(IA // OM//O'N; IO = IO’\) nên \(MA = NA\) (đường thẳng song song với hai đáy của hình thang và đi qua trung điểm 1 cạnh bên thì đi qua trung điểm cạnh bên còn lại)
Do vậy \(2.MA=2.NA\) hay \(AC = AD.\)
b) Ta có (O) và (O’) cắt nhau tại A, B
⇒ OO’ là đường trung trực của đoạn thẳng AB (tính chất đường nối tâm của hai đường tròn cắt nhau)
\(⇒ IA = IB\) (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng)
Mặt khác \(IA = IK\) ( vì K đối xứng với A qua I)
Do đó: \(IA = IB = IK\)
Ta có ∆KBA có BI là đường trung tuyến và \(\displaystyle BI = {{AK} \over 2}\) nên ∆KBA vuông tại B
\(⇒ KB ⊥ AB\)
-- Mod Toán 9 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 41 trang 128 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 42 trang 128 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 81 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 82 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 83 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 84 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 85 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 86 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 87 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 88 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 88 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập II.1 trang 173 SBT Toán 9 Tập 1
-
Cho tam giác ABC có AB= 6cm, AC=4,5cm và BC =7,5cm.
a) CM tam giác ABC vuông tại A
b) Tính góc B và đường cao AH của tam giác đó
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh rằng AH là tia phân giác của góc QHP
bởi con cai 19/01/2019
cho tam giác ABC đường cao AH.I là điểm bất kì trên đoạn AH,đường thẳng CI cắt AB tại P.đường thẳng PI cắt AC tại Q.CMR: AH là tia phân giác của góc QHP
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh rằng BC^2=3AM^2+BM^2+CM^2
bởi Nguyễn Thị An 19/01/2019
Cho tam giác ABC vuông tại A, có AM là đường cao
a. CM; \(BC^2=3AM^2+BM^2+CM^2\)
b. Kẻ ME vuông AB tại E và MF vuông AC tại F. CMR;
\(\dfrac{BE}{CF}+\dfrac{AB^3}{AC^3}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính sinα; cosα; cotα, cho tanα = 2
bởi thúy ngọc 19/01/2019
cho \(tan\alpha=2.\) Tính \(sin\alpha;cos\alpha;cot\alpha\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Rút gọn biểu thức tan^2α(2cos^2α+sin^2α−1)
bởi Anh Nguyễn 21/01/2019
Rút gọn biểu thức
\(\tan^2\alpha\left(2\cos^2\alpha+\sin^2\alpha-1\right)\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh 1/AC^2+1/AD^2=4/3
bởi bach hao 26/01/2019
cho tam giác ABC có AB=1 góc B =60 đọ góc A=105 đọ trên BC lấy điểm E sao cho BE=1 vẽ ED//AB ( D thuộc AC ) cm
\(\dfrac{1}{AC^2}+\dfrac{1}{AD^2}=\dfrac{4}{3}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Biết sin.cos = 0,48, tính sin^3 + cos^3
bởi Nguyễn Bảo Trâm 21/01/2019
Biết sin.cos = 0,48. Tinh \(sin^3+cos^3\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính AH, biết AB = 9, AC = 12
bởi Naru to 21/01/2019
Cho tam giác ABC vuông A, đường cao AH biết AB = 9,AC = 12
a) Giải tam giác
b) Tinh AH
Theo dõi (0) 1 Trả lời