Giải bài 42 tr 128 SGK Toán lớp 9 Tập 1
Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A, BC là tiếp tuyến chung ngoài. B ∈ (O), C ∈ (O’). Tiếp tuyến chung trong tại A cắt BC ở điểm M. Gọi E là giao điểm của OM và AB, F là giao điểm của O’M và AC. Chứng minh rằng
a) Tứ giác AEMF là hình chữ nhật.
b) ME.MO = MF.MO’
c) OO’ là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính là BC.
d) BC là tiếp tuyến của đường tròn có đường kính là OO’.
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
a) Dùng tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau, chứng minh tứ giác có ba góc vuông.
b) Dùng hệ thức lượng trong tam giác vuông
c) Chứng minh \(OO'\) vuông góc với bán kính của đường tròn đường kính \(BC\) tại tiếp điểm.
d) Dùng tính chất của đường trung bình trong tam giác.
Chứng minh \(BC'\) vuông góc với bán kính của đường tròn đường kính \(OO'\) tại tiếp điểm.
Lời giải chi tiết
a) \(MA, MB\) là các tiếp tuyến của đường tròn (O) (gt).
Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có \(MA = MB\), MO là tia phân giác \(\widehat {AMB}\)
Ta có: \(∆MAB\) cân tại \(M (do\,MA = MB)\)
Có MO là đường phân giác nên MO đồng thời là đường cao
\(\Rightarrow MO \bot AB \Rightarrow \widehat {ME{\rm{A}}} = {90^0}\)
Lại có \(MA, MC\) là các tiếp tuyến của đường tròn (O') (gt).
Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có \(MA = MC\), MO’ là tia phân giác góc \(\widehat {AMC}\)
Ta có: \(∆MAC\) cân tại \(M (do\,MA = MC)\)
Có MO' là đường phân giác nên MO' đồng thời là đường cao
\(\Rightarrow MO' \bot AC \Rightarrow \widehat {MFA} = 90^0\)
Vì \(MO, MO’\) là tia phân giác của hai góc kề bù \(\widehat {AMB},\widehat {AMC} \Rightarrow \widehat {EMF} = {90^0}\) (hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau)
Tứ giác AEMF là hình chữ nhật (vì \(\widehat {EMF} = \widehat {MEA} = \widehat {MFA} = {90^0}\)
b) \(∆MAO\) vuông tại A có AE là đường cao nên \(ME. MO = MA^2\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
\(∆MAO'\) vuông tại A có AF là đường cao nên \(MF. MO’ = MA^2\) (hệ thức lượng trong tam giác vuông)
Do đó, \(ME. MO = MF. MO’ (= MA^2)\)
c) Theo câu a) ta có \(MA=MB\) và \(MA=MC\)
Suy ra \(MA = MB = MC=\dfrac{BC}2\) nên M là tâm đường tròn đường kính BC có bán kính là MA. Mà \(OO’ ⊥ MA\) tại A.
Do đó OO’ là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC
d)
Gọi K là trung điểm OO’, ta có K là tâm đường tròn có đường kính là OO’
Tam giác OMO' vuông tại M (do theo câu a có \(\widehat {EMF}=90^0\) hay \(\widehat {OMO'}=90^0\) ) có MK là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền OO' nên \(KM=\dfrac{1}2OO'\) (tính chất)
Như vậy, đường tròn tâm K đường kính OO' có bán kính KM.
Ta có \(OB ⊥ BC, O’C ⊥ BC \) (do BC là tiếp tuyến) \(⇒ OB // O'C.\)
Suy ra tứ giác OBCO’ là hình thang có K, M lần lượt là trung điểm các cạnh cạnh bên OO’, BC.
Do đó KM là đường trung bình của hình thang OBCO’ \(⇒ KM // OB\)
Mà \(OB ⊥ BC\) nên \(KM ⊥ BC\)
Ta có \(BC ⊥ KM\) tại M nên BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO’.
-- Mod Toán 9 HỌC247
Bài tập SGK khác
Câu hỏi 10 trang 126 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 41 trang 128 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 43 trang 128 SGK Toán 9 Tập 1
Bài tập 81 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 82 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 83 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 84 trang 171 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 85 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 86 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 87 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 88 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập 88 trang 172 SBT Toán 9 Tập 1
Bài tập II.1 trang 173 SBT Toán 9 Tập 1
-
Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD vuông góc với AB tại K. Gọi M và N theo thứ tự là chân đường vuông góc kẻ từ K đến DA và DB
a) Tứ giác DMKN là hình gì? Vì sao?
b) CM: MN là tiếp tuyến chung của hai đường tròn đường kính KB và đường tròn đường kính KA.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính độ dài đoạn thẳng AB biết A và B là các giao điểm của đường thẳng d và đường tròn (O)
bởi Trần Ngọc Tuân 23/11/2018
Cho đường thẳng d và một điểm O cách d 1cm. Vẽ đường tròn tâm O bán kính 3cm
a/ Đường thẳng d có vị trí như thế nào với đường tròn (O) ? Vì sao ?
b/ Gọi A và B là các giao điểm của đường thẳng dvà đường tròn (O). Tính độ dài đoạn thẳng ABTheo dõi (0) 2 Trả lời -
Chứng minh 2 dây AC và BD của đường tròn (O) bằng nhau biết điểm E nằm ngoài đường tròn
bởi Trần Khánh Linh 12/11/2018
Cho đường tròn (O) và 1 điểm E nằm ngoài đường tròn, ve đường tròn (E) cắt đường tròn (O) tại 2 điểm A và B ; Các đọan EA và EB lần lượt cắt đường tròn (O) tại C và D . Chứng minh rằng 2 dây AC và BD của đường tròn (O) bằng nhau
Gợi ý ; Chứng minh ΔOAE =ΔOBE⇒EO là phân giác với góc AEB
Vậy O cách đều CA và DB ⇒CA=BD
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho tam giác ABC có AB=1, góc \(A=105^0\) , góc \(B=60^0\). Trên cạnh BC lấy điểm E sao cho BE=1. Vẽ ED//AB( D \(\in\) AC). Đường thẳng qua A vuông góc với AC cắt BC tại F. Gọi H là hình chiếu của A trên cạnh BC.
a) Chứng minh tam giác ABE đều. Tính AH.
b) Chứng minh: góc EAD=góc EAF=\(45^0\)
c) Tính các tỉ số lượng giác của góc AED và góc AEF.
d) Chứng minh △AED=△AEF. Từ đó suy ra AD=AF.
e) Chứng minh: \(\dfrac{1}{AD^2}+\dfrac{1}{AF^2}=\dfrac{4}{3}\)
Mọi người giúp em với!!!!!!!!!!!!!
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Tính độ dài DF, DH, EF, HF biết DE=7 cm, EF= 25 cm
bởi sap sua 09/01/2019
Cho tam giác DEF vuông tại D , đường cao DH . Cho biết DE=7 cm , EF= 25 cm .
a) Tính độ dài DF , DH , EF , HF .
b) Kẻ HM vuông góc với DE và HN vuông góc với DF . Tính diện tích tứ giác EMNF ( làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai ) .
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính AH, BH, CH, biết BC=7.5 cm, CA=4.5cm, AB=6cm
bởi Lê Minh Bảo Bảo 09/01/2019
Cho tam giác ABC, BC=7.5 cm, CA=4.5cm, AB=6cm. tính AH,BH,CH (T.giác ABC là tg vuông)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính chu vi và diện tích của hình thang, biết đáy nhỏ AB dài 7cm và đáy lớn CD dài 25cm
bởi An Nhiên 09/01/2019
Cho hình thang cân ABCD có đường chéo AC vuông góc với cạnh bên AD. Tính chu vi và diện tích của hình thang, biết rằng đáy nhỏ AB dài 7cm và đáy lớn CD dài 25cm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho hình thoi ABCD có AB= 5cm, góc BAD=1400. Tính độ dài hai đường chéo AC và BD. ( kết quả làm tròn 2 chữ số thập phân)
Theo dõi (0) 1 Trả lời