OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 30 trang 59 SGK Toán 9 Tập 1

Giải bài 30 tr 59 sách GK Toán 9 Tập 1

a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số sau: \(y =\frac{1}{2} x + 2\); \(y = -x + 2\)

b) Gọi giao điểm của hai đường thẳng \(y =\frac{1}{2} x + 2\) và \(y = -x + 2\) với trục hoành theo thứ tự là A, B và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là C. Tính các góc của tam giác ABC (làm tròn đến độ)

c) Tính chu vi và diện tích của tam giác ABC (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét)

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 30

Dạng toán bài 30 chúng ta kết hợp việc vẽ đồ thị hàm số, tìm tọa độ giao điểm và tính toán các độ lớn để giải quyết bài này.

Câu a:

Đồ thị được vẽ như hình:

                    

Câu b:

Bằng hình vẽ và các phép tính, ta tìm được tọa độ của 3 điểm A, B, C đó là:

\(A(-4;0);B(2;0);C(0;2)\)

Dễ dàng chứng minh được tam giác COB vuông cân tại O (O là gốc tọa độ) nên:

\(\widehat{B}=45^o\)

Dùng công thức lượng giác đối với tam giác AOC vuông tại O, ta có:

\(tanA=\frac{OC}{OA}=\frac{1}{2}\Rightarrow \widehat{A}\approx 26,56^o\)

\(\widehat{C}=180^o-\widehat{A}-\widehat{B}\approx 108,43^o\)

Câu c:

Ta có:

\(AB = 6 (cm)\)

\(AC=\sqrt{AO^2+OC^2}=2\sqrt{5}(cm)\)

\(BC=\sqrt{BO^2+OC^2}=2\sqrt{2}(cm)\)

Chu vi tam giác là:

\(P=AB+BC+AC=2(3+\sqrt{5}+\sqrt{2})(cm)\)

Diện tích tam giác:

\(S=\frac{1}{2}CO.AB=\frac{1}{2}.2.6=6(cm^2)\)

-- Mod Toán 9 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 30 trang 59 SGK Toán 9 Tập 1 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF