Ôn tập Sinh học 9 Chương 5 Di truyền học ở người
Giúp các em học sinh dễ dàng tìm kiếm nguồn tài liệu để ôn tập về kiến thức Di truyền học ở người Hoc247 xin giới thiệu đến các em học sinh bộ tài liệu Ôn tập Sinh học 9 Chương 5. Bộ tài liệu bao gồm các kiến thức cần nhớ trong chương, các câu hỏi ôn tập và các tài liệu dạng file PDF để các em tải về máy . Nội dung chi tiết mời các em xem tại đây.
Đề cương ôn tập Sinh học 9 Chương 5
A. Tóm tắt lý thuyết
I.Khái niệm di truyền y học
- Là 1 bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các cơ chế gây bệnh di truyền và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người
II. Bệnh di truyền phân tử
- Khái niệm : Là những bệnh mà cơ chế gây bệnh phần lớn do đột biến gen gây nên
* Ví dụ : bệnh phêninkêtô- niệu
+ Người bình thường : gen tổng hợp enzim chuyển hoá phêninalanin tirôzin
+Người bị bệnh : gen bị đột biến ko tổng hợp dc enzim này nên phêninalanin tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào
- Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ cho ăn kiêng
III. Hội chứng bệnh liên quan đế đột biến NST
- Các đột biến cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen và gây ra hàng loạt các tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh nên thường gọi là hội chứng bệnh.
- Ví dụ : hội chứng đao.
- Cơ chế : NST 21 giảm phân không bình thường (ở người mẹ ) cho giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử bình thường có 1 NST 21 tạo thành cơ thể mang 3NST 21 gây nên hội chứng đao
- Cách phòng bệnh : Không nên sinh con khi tuổi cao
IV. Bệnh ung thư
- Khái niệm : là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác trong cơ thể tạo các khối u khác nhau
- Nguyên nhân, cơ chế : đột biến gen, đột biến NST
+ Đặc biệt là đột biến xảy ra ở 2 loại gen : - Gen quy đinh yếu tố sinh trưởng
+ Gen ức chế các khối u
- Cách điều trị : - chưa có thuốc điều trị, dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư
- Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành
B. Một số câu hỏi ôn tập chương 5
Câu1. Phân biệt phương pháp phả hệ với phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Phương pháp phả hệ |
Phương pháp NCTĐS |
- Theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ, người ta có thể xác định được đặc điểm di truyền (trội, lặn, do một hay nhiều gen quy định). |
- Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội. |
Câu 2. Nêu những ví dụ để chứng minh loài người cũng tuân theo các quy luật di truyền, biến dị như ở các loài sinh vật.
1. Ví dụ về sự biểu hiện các quy luật di truyền ở người
- Định luật phân li: tóc quăn, môi dầy, mũi cong là trội so với tóc thẳng, môi mỏng, mũi thẳng. F1 đồng loạt tính trội, F2 phân tính 3 trội: lặn.
- Định luật phân li độc lập: sự di truyền màu nhân mắt là độc lập với sự di truyền hình dạng tóc.
- Định luật liên kết gen và hoán vị gen: tật thừa ngón tay và tật đục nhân mắt do 2 gen trên cùng một NST quy định nên thường di truyền cùng nhau nhưng cũng có khi không liên kết với nhau.
- Định luật tương tác gen: chiều cao ở người chịu tác động cộng gộp của nhiều cặp gen cho nên có một dãy dạng trung gian.
- Di truyền giới tính: tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ bằng 1.
- Di truyền liên kết giới tính: bệnh máu khó đông do gen lặn trên nhiễm sắc thể X quy định, di truyền chéo.
2. Ví dụ về sự biểu hiện các quy luật biến dị
Đột biến - bệnh hồng cầu hình liềm do một đột biến gen
- Ung thư máu do đột biến mất đoạn NST 21.
- Hội chứng Đao do 3 NST 21
- Thường biến: thể trọng tăng giảm theo chế độ dinh dưỡng.
Câu 3. Thế nào là phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh? Cho ví dụ vận dụng phương pháp này trong nghiên cứu di truyền người.
1. Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng
- Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen, cùng giới tính
- Dựa vào nhóm trẻ đồng sinh cùng trứng có thể nghiên cứu vai trò của kiểu gen và ảnh hưởng của môi trường đối với từng tính trạng. Ví dụ màu mắt, nhóm máu không chịu ảnh hưởng của môi trường, chiều cao ít chịu ảnh hưởng của môi trường hơn khối lượng cơ thể.
2. Cho ví dụ.
Xem SGK.
Câu 4. Vì sao trong nghiên cứu di truyền phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người?
1. Trong nghiên cứu di truyền người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau là vì:
- Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng, phải phối hợp các phương pháp để có thể xác định chính xác đặc điểm di truyền của loài người trên cơ sở đó mới có thể phòng và chữa một số bệnh di truyền ở người cũng như tư vấn di truyền y học.
Ví dụ: Người ta thường sử dụng phương pháp phân tích tế bào học bộ NST kết hợp với phân tích phả hệ...
2. Tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến ở người?
- Các phương pháp phân tích giống lai, gây đột biến không áp dụng được trên người vì gây nguy hiểm đối với tính mạng, nòi giống, vi phạm các vấn đề về gia đình và xã hội.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 5
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 28: PPNC di truyền người
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 29: Bệnh và tật DT ở người
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 30 DTH với con người
Tài liệu tham khảo
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
- 24 Bài tập nâng cao chuyên đề phả hệ và di truyền học ở người Sinh học 9 có lời giải
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Di truyền học Sinh học 9 có đáp án
- Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao chủ đề Một số vấn đề xã hội của di truyền Sinh học 9 có đáp án
- Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao chủ đề Di truyền học Sinh học 9 có đáp án
Đề kiểm tra Sinh học 9 Chương 5
Đề kiểm tra Sinh học 9 Chương 5 (Tải file)
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.(đang cập nhật)
Trắc nghiệm online Chương 5 Sinh 9 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.(đang cập nhật)
Lý thuyết từng bài chương 5 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết Sinh học 9 Chương 5
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 28: PPNC di truyền người
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 29: Bệnh và tật DT ở người
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 30 DTH với con người
Giải bài tập Sinh học 9 Chương 5
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 5 Bài 28
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 5 Bài 29
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 5 Bài 30
Các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem nội dung chi tiết của tài liệu Ôn tập Sinh học 9 Chương 5 Di truyền học ở người. Hy vọng tài lệu em giúp ích cho các em ôn tập. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247!