Bài tập 15 trang 89 SGK Hình học 12 NC
Trong mỗi trường hợp sau, viết phương trình mặt phẳng:
a) Đi qua ba điểm M(2; 0; −1); N(1; −2; 3); P(0; 1; 2)
b) Đi qua hai điểm A(1; 1; −1); B(5; 2; 1) và song song với trục Oz ;
c) Đi qua điểm (3; 2; -1) và song song với mặt phẳng có phương trình x –5y + z = 0;
d) Đi qua hai điểm A(0 ; 1 ; 1), B(- 1 ; 0 ; 2) và vuông góc với mặt phẳng x – y + z – 1 = 0 ;
e) Đi qua điểm M(a ; b ; c) (với abc ≠ 0) và song song với một mặt phẳng toạ độ ;
g) Đi qua điểm G(1 ; 2 ; 3) và cắt các trục toạ độ tại các điểm A, B, C sao cho G là trọng tâm tam giác ABC ;
h) Đi qua điểm H(2 ; 1 ; 1) và cắt các trục toạ độ tại các điểm A, B, C sao cho H là trực tâm của tam giác ABC.
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Ta có: \(\overrightarrow {MN} = \left( { - 1; - 2;4} \right),\overrightarrow {MP} = \left( { - 2;1;3} \right)\)
\( \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {MN} ,\overrightarrow {MP} } \right] = \left( { - 10; - 5; - 5} \right) = - 5\left( {2;1;1} \right)\)
Chọn vectơ pháp tuyến của mp(MNP) là \(\overrightarrow n = (2;1;1)\).
Mp(MNP) đi qua M(2; 0; −1) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = (2;1;1)\) nên có phương trình là:
\(\begin{array}{l}
2(x - 2) + 1(y - 0) + 1(z + 1) = 0\\
\Leftrightarrow 2x + y + z - 3 = 0
\end{array}\)
b) Mp(P) đi qua A, B và song song với trục Oz có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \) vuông góc với \(\overrightarrow {AB} = (4;1;2)\) và vuông góc với \(\vec k = \left( {0;0;1} \right)\) nên:
\(\begin{array}{l}
\vec n = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\vec k} \right]\\
= \left( {\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
1&2\\
0&1
\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
2&4\\
1&0
\end{array}} \right|;\left| {\begin{array}{*{20}{c}}
4&1\\
0&0
\end{array}} \right|} \right) = \left( {1; - 4;0} \right)
\end{array}\)
(P) qua A(1;1;−1) và có vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n = (1; - 4;0)\) nên (P) có phương trình:
\(\begin{array}{l}
1(x - 1) - 4(y - 1) + 0(z + 1) = 0\\
\Leftrightarrow x - 4y + 3 = 0
\end{array}\)
c) Mặt phẳng (α): x − 5y + z = 0 có vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {1; - 5;1} \right)\)
Mp(β) qua A(3; 2; −1) song song với mp(α) nên (β) có cùng vectơ pháp tuyến .
Do đó: \(\left( \beta \right):(x - 3) - 5(y - 2) + (z + 1) = 0 \Leftrightarrow x - 5y + z + 8 = 0\)
d) Ta có: \(\overrightarrow {AB} = ( - 1; - 1;1)\)
Mp(α): x − y + z + 1 = 0 có vectơ pháp tuyến \(\vec m = \left( {1; - 1;1} \right)\)
Mp(β) đi qua A, B và vuông góc với mp(α) nên vectơ pháp tuyến của (β) vuông góc với \(\overrightarrow {AB} \) và vuông góc với \(\overrightarrow m \) nên ta có thể chọn:
\(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {AB} ;\overrightarrow m } \right] = (0;2;2)\)
Vậy (P): 2(y−1) + 2(z−1) = 0 ⇔ y + z − 2 = 0
e) Mặt phẳng đi qua M(a, b, c) song song với mp(Oxy) có vectơ pháp tuyến là \(\vec k = \left( {0;0;1} \right)\) nên có phương trình: 1(z − c) = 0 ⇔ z − c = 0
Tương tự mặt phẳng đi qua M(a, b, c) song song với mp(Oyz) có phương trình x – a = 0; mặt phẳng đi qua M(a, b, c) song song với mp(Oxz) có phương trình y – b = 0.
g) Giả sử A(a; 0; 0), B(0, b, 0), C(0, 0, c).
Vì G là trọng tâm của tam giác ABC nên:
\(\begin{array}{l}
\frac{{a + 0 + 0}}{3} = 1;\frac{{0 + b + 0}}{3} = 2;\\
\frac{{0 + 0 + c}}{3} = 3\\
\Rightarrow a = 3;b = 6;c = 9
\end{array}\)
Vậy mp(ABC): \(\frac{x}{3} + \frac{y}{6} + \frac{z}{9} = 1\)
h) Tứ diện OABC có các cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc nên H là trực tâm ΔABC khi và chỉ khi OH ⊥ mp(ABC).
Vậy mp(ABC) đi qua H va có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow {OH} = (2;1;1)\) nên có phương trình
2(x−2) + (y−1) + (z−1) = 0 ⇔ 2x + y + z − 6 = 0
-- Mod Toán 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 3.29 trang 114 SBT Hình học 12
Bài tập 3.30 trang 114 SBT Hình học 12
Bài tập 16 trang 89 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 17 trang 89 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 18 trang 90 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 19 trang 90 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 20 trang 90 SGK Hình học 12 NC
Bài tập 21 trang 90 SGK Hình học 12 NC
-
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm A(-2;1;5), mặt phẳng (P) : \(2x-2y+z-1=0\) và đường thẳng (d)\(\frac{x-1}{2}=\frac{y-2}{3}=\frac{z}{1}\). Tính khoảng cách từ A đến (P). Viết phương trình mặt phẳng (Q) đi qua A, vuông góc với (P) và song song với d.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua H(1;2;1) và cắt Ox, Oy, Oz tại A, B, C
bởi Huong Duong 11/10/2018
Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua H(1;2;1) và lần lượt cắt Ox, Oy, Oz tại A, B, C sao cho H là trực tâm của tam giác ABC
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm G(1;2;3) và lần lượt cắt Ox, Oy, Oz tại A, B, C sao cho G là trọng tâm của tam giác ABC
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết phương trình mặt phẳng đi qua M(1;2;3) chắn trên ba trục tọa độ các đoạn thẳng có độ dài dương bằng nhau.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz,qua 2 điểm M(1;-1;1) và N(0;-1;0) lập phương trình mặt phẳng \(\alpha\) cắt mặt cầu \(\left(S\right)\left(x+2\right)^2+\left(y+1\right)^2+\left(z-1\right)^2=5\) một thiết diện đường tròn mà diện tích hình tròn sinh bởi đường tròn có diện tích \(S=\pi\)
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Viết phương trình mặt cầu tâm O tiếp xúc với mp (P) biết A(2;0;0) và B(1;1;-1)
bởi Nguyễn Thanh Thảo 11/10/2018
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho 2 điểm A(2;0;0) và B(1;1;-1). Viết phương trình mặt phẳng trung trực (P) của đoạn thẳng AB và phương trình mặt cầu tâm 0, tiếp xúc với (P)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết pt mặt phẳng đi qua 3 điểm A, B, C biết A(1;0;0),B(0;2;0) và C(0;0;3)
bởi Nguyễn Sơn Ca 11/10/2018
viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua ba điểm A(1;0;0),B(0;2;0) và C(0;0;3)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
viết phương trình mặt phẳng(P)đi qua điểm M(1,2,3) và vuông góc với trục hoành
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho 2 điểm A(1;2;3) và B(5;6;7). Viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn AB
Theo dõi (0) 1 Trả lời