OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hình học 11 Bài 4: Hai mặt phẳng song song


Nội dung bài giảng sẽ giới thiệu đến các em các vị trí tương đối của hai mặt phẳng và những dạng bài tập liên quan đến Hai mặt phẳng song song. Bên cạnh đó là những ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng nắm được nội dung bài học này.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí tương đối của hai mặt phẳng phân biệt

- Cho 2 mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right).\) Căn cứ vào số đường thẳng chung của 2 mặt phẳng ta có ba trường hợp sau:

- Hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) không có đường thẳng chung, tức là:

\(\left( P \right) \cap \left( Q \right) = \emptyset  \Leftrightarrow \left( P \right)\parallel \left( Q \right).\)

- Hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) chỉ có một đường thẳng chung, tức là:

\(\left( P \right) \cap \left( Q \right) = a \Leftrightarrow \left( P \right)\) cắt \(\left( Q \right)\,.\)

- Hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) có 2 đường thẳng chung phân biệt, tức là:

\(\left( P \right) \cap \left( Q \right) = \left\{ {a,\,\,b} \right\} \Leftrightarrow \left( P \right) \equiv \left( Q \right).\)

Vị trí tương đối của hai mặt phẳng phân biệt

1.2. Điều kiện để hai mặt phẳng song song

Định lí 1: Nếu mặt phẳng \(\left( P \right)\) chứa hai đường thẳng \(a,\,\,b\) cắt nhau và cùng song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\) thì \(\left( P \right)\) song song \(\left( Q \right).\)

- Tức là: \(\left\{ \begin{array}{l}a,\,\,b \in \left( P \right)\\a \cap b = \left\{ I \right\}\\a\parallel \left( P \right),\,\,b\parallel \left( Q \right)\end{array} \right. \Rightarrow \,\,\left( P \right)\parallel \left( Q \right).\)

Điều kiện để hai mặt phẳng song song

1.3. Tính chất

Tính chất 1: Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng, có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đó.

- Tức là: \(O \notin \left( P \right) \Rightarrow \,\,\exists !\,\,\left( Q \right):\left\{ \begin{array}{l}O \in \left( Q \right)\\\left( P \right)\parallel \left( Q \right)\end{array} \right.\,.\)

- Cách dựng:  

+ Trong \(\left( P \right)\) dựng \(a,\,\,b\) cắt nhau.

+ Qua \(O\) dựng \({a_1}\parallel a,\;{b_1}\parallel b.\)

+ Mặt phẳng \(\left( {{a_1},\,\,{b_1}} \right)\) là mặt phẳng qua \(O\) và song song với \(\left( P \right).\)

- Hệ quả 1: Nếu đường thẳng \(a\) song song với mặt phẳng \(\left( Q \right)\) thì qua \(a\) có một và chỉ một mặt phẳng \(\left( P \right)\) song song với \(\left( Q \right).\)

- Hệ quả 2: Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau. 

- Tính chất 2: Nếu hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) song song thì mặt phẳng \(\left( R \right)\) đã cắt \(\left( P \right)\) thì phải cắt \(\left( Q \right)\) và các giao tuyến của chúng song song.

- Tức là: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( P \right)\parallel \left( Q \right)\\a = \left( P \right) \cap \left( R \right)\\b = \left( Q \right) \cap \left( R \right)\end{array} \right. \Rightarrow \,\,a\parallel b.\)Mặt phẳng cắt hai mặt phẳng song song

- Định lí Ta  lét trong không gian: Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kì các đoạn thẳng tương ứng tỷ lệ.

- Tức là: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( P \right)\parallel \left( Q \right)\parallel \left( R \right)\\a \cap \left( P \right) = {A_1};\,\,a \cap \left( Q \right) = {B_1};\,\,a \cap \left( R \right) = {C_1}\\b \cap \left( P \right) = {A_2};\,\,b \cap \left( Q \right) = {B_2};\,\,b \cap \left( P \right) = {C_2}\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow \,\,\frac{{{A_1}{B_1}}}{{{B_1}{C_1}}} = \frac{{{A_2}{B_2}}}{{{B_2}{C_2}}}\,.\)

Định lí Ta – lét trong không gian

1.4. Hình lăng trụ và hình hộp

Định nghĩa hình lăng trụ: Hình lăng trụ là một hình đa diện có hai mặt nằm trong hai mặt phẳng song song gọi là hai đáy và tất cả các cạnh không thuộc hai cạnh đáy đều song song với nhau.

- Trong đó:

+ Các mặt khác với hai đáy gọi là các mặt bên của hình lăng trụ.

+ Cạnh chung của hai mặt bên gọi là cạnh bên của hình lăng trụ.

+ Tùy theo đa giác đáy, ta có hình lăng trụ tam giác, lăng trụ tứ giác …

- Từ định nghĩa của hình lăng trụ, ta lần lượt suy ra các tính chất sau:

+ Các cạnh bên song song và bằng nhau.

+ Các mặt bên và các mặt chéo là những hình bình hành.

+ Hai đáy là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau.

Hình lăng trụ

Định nghĩa hình hộp: Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành gọi là hình hộp.

+ Hình hộp có tất cả các mặt bên và các mặt đáy đều là hình chữ nhật gọi là hình hộp chữ nhật.

+ Hình hộp có tất cả các mặt bên và các mặt đáy đều là hình vuông gọi là hình lập phương.

Hình hộp Hình hộp

- Chú ý: Các đường chéo của hình hộp cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

 

1.5. Hình chóp cụt

- Định nghĩa: Cho hình chóp \(S.{A_1}{A_2}...{A_n}.\) Một mặt phẳng \(\left( P \right)\) song song với mặt phẳng chứa đa giác đáy cắt các cạnh \(S{A_1},\,\,S{A_2},\,\,...,\,\,S{A_n}\) theo thứ tự tại \({A'_1},\,\,{A'_2},\,\,...,\,\,{A'_n}\,.\) Hình tạo bởi thiết diện \({A'_1}{A'_2}...{A'_n}\) và đáy \({A_1}{A_2}...{A_n}\) của hình chóp cùng với các mặt bên \({A_1}{A_2}{A'_2}{A'_1},\,\,{A_2}{A_3}{A'_3}{A'_2},\,\,...,\,\,{A_n}{A_1}{A'_1}A'{ _n}\) gọi là một hình chóp cụt. 

Hình chóp cụt

- Trong đó:

+ Đáy của hình chóp gọi là đáy lớn của hình chóp cụt, còn thiết diện gọi là đáy nhỏ của hình chóp cụt. 

+ Các mặt còn lại gọi là các mặt bên của hình chóp cụt.

+ Cạnh chung của hai mặt bên kề nhau như \({A_1}{A'_1},\,\,{A_2}{A'_2},\,\,...,\,\,{A_n}{A'_n}\) gọi là cạnh bên của hình chóp cụt.

+ Tùy theo đáy là tam giác, tứ giác, ngũ giác,… ta có hình chóp cụt tam giác, hình chóp cụt tứ giác, hình chụp cụt ngũ giác,…

- Tính chất: Với hình chóp cụt, ta có các tính chất sau:

+ Hai đáy của hình chóp cụt là hai đa giác đồng dạng.

+ Các mặt bên của hình chóp cụt là các hình thang.

+ Các cạnh bên của hình chóp cụt đồng quy tại một điểm. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài toán 1: CHỨNG MINH HAI MẶT PHẲNG SONG SONG      

- Phương pháp: Để chứng minh hai mặt phẳng song song ta có thể thực hiện theo một trong hai hướng sau:

- Chứng minh trong mặt phẳng này có hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với mặt phẳng kia.

\(\left\{ \begin{array}{l}a \subset \left( \alpha  \right),b \subset \left( \alpha  \right)\\a \cap b = I\\a\parallel \left( \beta  \right)\\b\parallel \left( \beta  \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left( \alpha  \right)\parallel \left( \beta  \right)\).

Chứng minh hai mặt phẳng đó cùng song song với măt mặt phẳng thứ ba.

\(\left\{ \begin{array}{l}\left( \alpha  \right)\parallel \left( \gamma  \right)\\\left( \beta  \right)\parallel \left( \gamma  \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left( \alpha  \right)\parallel \left( \beta  \right)\).  

Ví dụ 1: 

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành tâm \(O\), gọi \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(SA,SD\). Chứng minh \(\left( {OMN} \right)//\left( {SBC} \right)\).

Hướng dẫn:

Ta có \(M,O\) lần lượt là trung điểm của \(SA,AC\) nên \(OM\) là đường trung bình của tam giác \(SAC\) ứng với cạnh \(SC\)do đó \(OM\parallel SC\).

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}OM\parallel SC\\SC \subset \left( {SBC} \right)\end{array} \right. \Rightarrow OM\parallel \left( {SBC} \right){\rm{ }}\left( 1 \right)\).

Tương tự, Ta có \(N,O\) lần lượt là trung điểm của \(SD,BD\) nên \(ON\) là đường trung bình của tam giác \(SBD\) ứng với cạnh \(SB\)do đó \(OM//SB\).

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l}ON\parallel SB\\SB \subset \left( {SBC} \right)\end{array} \right. \Rightarrow OM\parallel \left( {SBC} \right){\rm{ }}\left( 2 \right)\). Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) ta có \(\left\{ \begin{array}{l}OM\parallel \left( {SBC} \right)\\ON\parallel \left( {SBC} \right)\\OM \cap ON = O\end{array} \right. \Rightarrow \left( {OMN} \right)\parallel \left( {SBC} \right)\).

 

Bài toán 2: XÁC ĐỊNH THIẾT DIỆN CỦA \(\left( \alpha  \right)\) VỚI HÌNH CHÓP KHI BIẾT \(\left( \alpha  \right)\) SONG SONG VỚI MỘT MẶT PHẲNG \(\left( \beta  \right)\)CHO TRƯỚC

- Phương pháp: Để xác định thiết diện trong trường hợp này ta sử dụng các tính chất sau.

- Khi \(\left( \alpha  \right)\parallel \left( \beta  \right)\)thì \(\left( \alpha  \right)\) sẽ song song với tất cả các đường thẳng trong \(\left( \beta  \right)\)và ta chuyển về dạng thiết diện song song với đường thẳng (§3)

- Sử dụng \(\left\{ \begin{array}{l}\left( \alpha  \right)\parallel \left( \beta  \right)\\\left( \beta  \right)\parallel \left( \gamma  \right)\\\left( \beta  \right) \cap \left( \gamma  \right) = d\\M \in \left( \alpha  \right) \cap \left( \gamma  \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left( \alpha  \right) \cap \left( \gamma  \right) = d'\parallel d,M \in d'\).

- Tìm đường thẳng \(d\) mằn trong \(\left( \beta  \right)\) và xét các mặt phẳng có trong hình chóp mà chứa \(d\), khi đó \(\left( \alpha  \right)\parallel d\) nên sẽ cắt các mặt phẳng chứa \(d\)( nếu có) theo các giao tuyến song song với \(d\).

Ví dụ 2:

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành và \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(AB,CD\). Xác định thiết diện của hình chóp cắt bởi \(\left( \alpha  \right)\) đi qua \(MN\) và song song với mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\). Thiết diện là hình gì?

Hướng dẫn:

 

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}M \in \left( {SAB} \right) \cap \left( \alpha  \right)\\\left( {SAB} \right) \cap \left( {SAD} \right) = SA\end{array} \right.\)\( \Rightarrow \left( {SAB} \right) \cap \left( \alpha  \right) = MK\parallel SA,K \in SB\).

Tương tự \(\left\{ \begin{array}{l}N \in \left( {SCD} \right) \cap \left( \alpha  \right)\\\left( \alpha  \right)\parallel \left( {SAD} \right)\\\left( {SCD} \right) \cap \left( {SAD} \right) = SD\end{array} \right.\)  \( \Rightarrow \left( {SCD} \right) \cap \left( \alpha  \right) = NH\parallel SD,H \in SC\).

Dễ thấy \(HK = \left( \alpha  \right) \cap \left( {SBC} \right)\). Thiết diện là tứ giác \(MNHK\)

Ba mặt phẳng \(\left( {ABCD} \right),\left( {SBC} \right)\) và \(\left( \alpha  \right)\) đôi một cắt nhau theo các giao tuyến là \(MN,HK,BC\), mà \(MN\parallel BC \Rightarrow MN\parallel HK\).

Vậy thiết diện là một hình thang.

 

Bài toán 3: MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LÍ THALES

Phương pháp:

Định lí Thales thừng được ứng dụng nhiều trong các bài toán tỉ số hay các bài toán chứng minh đường thẳng song song với một mặt phẳng cố định.

Ví dụ 3:

Cho tứ diện \(ABCD\) và \(M,N\) là các điểm thay trên các cạnh \(AB,CD\) sao cho \(\frac{{AM}}{{MB}} = \frac{{CN}}{{ND}}\).

a) Chứng minh \(MN\) luôn luôn song song với một mặt phẳng cố định.

b) Cho \(\frac{{AM}}{{MB}} = \frac{{CN}}{{ND}} > 0\) và \(P\) là một điểm trên cạnh \(AC\). Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi \(\left( {MNP} \right)?\)

c) Tính theo \(k\) tỉ số diện tích tam giác \(MNP\) và diện tích thiết diện.

Hướng dẫn:

 

a) Do \(\frac{{AM}}{{MB}} = \frac{{CN}}{{ND}}\) nên theo định lí Thales thì các đường thẳng \(MN,AC,BD\) cùng song song với một mặt phẳng \(\left( \beta  \right)\).Gọi \(\left( \alpha  \right)\) là mặt phẳng đi qua \(AC\) và song song với \(BD\)thì \(\left( \alpha  \right)\) cố định và \(\left( \alpha  \right)\parallel \left( \beta  \right)\)suy ra \(MN\) luôn song song với \(\left( \alpha  \right)\) cố định.

b) Xét trường hợp \(\frac{{AP}}{{PC}} = k\), lúc này \(MP\parallel BC\) nên \(BC\parallel \left( {MNP} \right)\).

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}N \in \left( {MNP} \right) \cap \left( {BCD} \right)\\BC\parallel \left( {MNP} \right)\\BC \subset \left( {BCD} \right)\end{array} \right. \Rightarrow \left( {BCD} \right) \cap \left( {MNP} \right) = NQ\parallel BC,Q \in BD\).

Thiết diện là tứ giác \(MPNQ.\)c) Xét trường hợp \(\frac{{AP}}{{PC}} \ne k\)

Trong \(\left( {ABC} \right)\)gọi \(R = BC \cap MP\)

Trong \(\left( {BCD} \right)\) gọi \(Q = NR \cap BD\) thì thiết diện là tứ giác \(MPNQ\).

Gọi \(K = MN \cap PQ\)

Ta có \(\frac{{{S_{MNP}}}}{{{S_{MPNQ}}}} = \frac{{PK}}{{PQ}}\).

Do \(\frac{{AM}}{{NB}} = \frac{{CN}}{{ND}}\) nên theo định lí Thales đảo thì \(AC,NM,BD\) lần lượt thuộc ba mặt phẳng song song với nhau và đường thẳng \(PQ\) cắt ba mặt phẳng này tương ứng tại \(P,K,Q\) nên áp dụng định lí Thales ta được: \(\frac{{PK}}{{KQ}} = \frac{{AM}}{{MB}} = \frac{{CN}}{{ND}} = k\)\( \Rightarrow \frac{{PK}}{{PQ}} = \frac{{PK}}{{PK + KQ}} = \frac{{\frac{{PK}}{{KQ}}}}{{\frac{{PK}}{{KQ}} + 1}} = \frac{k}{{k + 1}}\).

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 4 chương 2 hình học 11

Nội dung bài giảng sẽ giới thiệu đến các em các vị trí tương đối của hai mặt phẳng và những dạng bài tập liên quan đến Hai mặt phẳng song song. Bên cạnh đó là những ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng nắm được nội dung bài học này.

3.1 Trắc nghiệm về Hai mặt phẳng song song

Để cũng cố bài học xin mời các em cũng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 11 Chương 2 Bài 4 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

    • A. Hai mặt phẳng không cắt nhau thì song song.
    • B. Hai mặt phẳng cùng song song với một đường thẳng thì cắt nhau.
    • C. Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có duy nhất một mặt phẳng song song với mặt phẳng đó.
    • D. Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có vô số mặt phẳng song song với mặt phẳng đó.
    • A. Nếu hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) song song với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) đều song song với \(\left( \beta  \right).\)
    • B. Nếu hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) song song với nhau thì bất kì đường thẳng nào nằm trong \(\left( \alpha  \right)\) cũng song song với bất kì đường thẳng nào nằm trong \(\left( \beta  \right).\)
    • C. Nếu hai đường thẳng phân biệt \(a\) và \(b\) song song lần lượt nằm trong hai mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) phân biệt thì \(\left( a \right)\parallel \left( \beta  \right).\)
    • D. Nếu đường thẳng \(d\) song song với \(mp\left( \alpha  \right)\) thì nó song song với mọi đường thẳng nằm trong \(mp\left( \alpha  \right).\)
    • A. \(\left( {NOM} \right)\) cắt \(\left( {OPM} \right).\)
    • B. \(\left( {MON} \right)\)//\(\left( {SBC} \right).\)               
    • C. \(\left( {PON} \right) \cap \left( {MNP} \right) = NP.\)                      
    • D. \(\left( {NMP} \right)\)//\(\left( {SBD} \right).\)

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2 Bài tập SGK và Nâng Cao về Hai mặt phẳng song song

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 11 Chương 2 Bài 4 sẽ giúp các em nắm được các phương pháp giải bài tập từ SGK hình học 11 Cơ bản và Nâng cao.

Bài tập 1 trang 71 SGK Hình học 11

Bài tập 2 trang 71 SGK Hình học 11

Bài tập 3 trang 71 SGK Hình học 11

Bài tập 4 trang 71 SGK Hình học 11

Bài tập 2.22 trang 76 SBT Hình học 11

Bài tập 2.23 trang 76 SBT Hình học 11

Bài tập 2.24 trang 77 SBT Hình học 11

Bài tập 2.25 trang 77 SBT Hình học 11

Bài tập 2.26 trang 77 SBT Hình học 11

Bài tập 2.27 trang 77 SBT Hình học 11

Bài tập 2.28 trang 77 SBT Hình học 11

Bài tập 2.29 trang 77 SBT Hình học 11

Bài tập 2.30 trang 78 SBT Hình học 11

Bài tập 2.31 trang 78 SBT Hình học 11

Bài tập 29 trang 67 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 30 trang 67 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 31 trang 68 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 32 trang 68 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 33 trang 68 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 34 trang 68 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 35 trang 68 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 36 trang 68 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 37 trang 68 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 38 trang 68 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 39 trang 68 SGK Hình học 11 NC

4. Hỏi đáp về bài 4 chương 2 hình học 11

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Toán Học 11 HỌC247

NONE
OFF