OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Toán 7 Cánh diều Bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch


HOC247 mời các em học sinh tham khảo bài Đại lượng tỉ lệ nghịch bên dưới đây, thông qua bài giảng này các em dễ dàng hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, bên cạnh đó các em còn nắm được phương pháp giải các bài tập và vận dụng vào giải các bài tập tương tự. Chúc các em có một tiết học thật hay và thật vui khi đến lớp!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm

Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức \(y = \frac{a}{x}\) hay xy = a (với a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a.

Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì x cũng tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ a. Ta nói x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau.

Ví dụ: Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 12 thì y = 5.

a) Tìm hệ số lệ.

b) Viết công thức tính y theo x.

c) Tìm số thích hợp cho (?) trong bảng sau:

Giải

a) Ta có xy = 12.5 = 60 nên hệ số tỉ lệ là 60.

b) Do xy = 60 nên \(y = \frac{{60}}{x}\).

c) Khi x = - 15 thì \(y = \frac{{60}}{{ - 15}} =  - 4\).

Khi x = - 2,5 thì \(y = \frac{{60}}{{ - 2,5}} =  - 24\).

Khi x = 6 thì \(y = \frac{{60}}{{ 6}} =  10\).

Khi x = 20 thì \(y = \frac{{60}}{{ 20}} =  3\).

Vậy ta có bảng sau:

1.2. Tính chất

Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:

* Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ);

* Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.

Cụ thể: Giả sử y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a. Với mỗi giá trị \({x_{1,}}{x_2},{x_3},...\) khác 0 của x, ta có một giá trị tương ứng \({y_{1,}}{y_2},{y_3},...\) của y. Khi đó:

* \({x_1}{y_1} = {x_2}{y_2} = {x_3}{y_3} = ... = a\) hay \(\frac{{{x_1}}}{{\frac{1}{{{y_1}}}}} = \frac{{{x_2}}}{{\frac{1}{{{y_2}}}}} = \frac{{{x_3}}}{{\frac{1}{{{y_3}}}}} = ... = a;\)

* \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \frac{{{y_2}}}{{{y_1}}};\frac{{{x_1}}}{{{x_3}}} = \frac{{{y_3}}}{{{y_1}}};...\)

Ví dụ: Theo kế hoạch, một đội sản xuất cần phải hoàn thành công việc trong 12 ngày. Do áp dụng cải tiến kĩ thuật nên năng suất lao động của đội đã tăng lên và bằng \(\frac{3}{2}\) năng suất lao động dự kiến. Hỏi trên thực tế đội đã hoàn thành công việc đó lô trong bao nhiều ngày?

Giải

Gọi t là số ngày thực tế đội sản xuất hoàn thành công việc. Vì năng suất lao động thực tế bằng \(\frac{3}{2}\) năng suất lao động dự kiến nên tỉ lệ giữa năng suất lao động thực tế và năng suất lao động dự kiến là \(\frac{3}{2}\).

Mà năng suất lao động và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên \(\frac{{12}}{t} = \frac{3}{2}\).

Do đó: \(t = \frac{{2.12}}{3} = 8\) (ngày).

Vậy thời gian thực tế đội sản xuất hoàn thành công việc là 8 ngày.

1.3. Một số bài toán

Bài toán 1: Theo kế hoạch, một đội sản xuất có 24 công nhân phải làm xong một công việc trong 15 giờ. Nhưng khi bắt đầu công việc, đội phải điều động 6 công nhân đi làm việc khác. Hỏi đội đã hoàn thành công việc đó trong bao nhiêu giờ? Giả sử năng suất lao động của mỗi công nhân là như nhau.

Giải

Số công nhân làm việc trên thực tế của đội sản xuất là:

24 - 6 = 18 (công nhân).

Gọi x (công nhân), y (giờ) lẫn lượt là số công nhân và thời gian đội sản xuất hoàn thành công việc. Khi đó, mối quan hệ giữa số công nhân (x) và thời gian hoàn thành công việc (y) được cho trone bảng sau:

Ta có thời gian hoàn thành công việc tỉ lệ nghịch với số công nhân làm việc theo hệ số tỉ lệ

\(a = {x_1}.{y_1} = 24.15 = 360.\)

Suy ra \(18.{y_2} = 360.\) Vì thế \({y_2} = 360:18 = 20\) (giờ).

Vậy trên thực tế đội đã hoàn thành công việc trong 20 giờ.

Bài toán 2: Đề tổ chức liên hoan cho gia đình, bác Ngọc dự định mua 2,9 kg thực phẩm gồm: thịt bò, thịt lợn, tôm sú. Số tiên bác Ngọc mua mỗi loại thực phẩm là như nhau. Biết giá thịt bò là 280 nghìn đồng/kg, giá thịt lợn là 160 nghìn đồng/kg và giá tôm sú là 320 nghìn đồng/kg. Mỗi loại thực phẩm bác Ngọc mua được lả bao nhiêu ki-lô-gam?

Giải

Gọi x (kg), y (kg), z (kg) lần lượt là số lượng thịt bò, thịt lợn, tôm ác Ngọc mua được. Khi đó: x + y + z= 2,9.

Vì số tiền mua mỗi loại thực phẩm là như nhau nên:

280 . x = 160 . y  = 320 . z

Hay: 7 . x = 4 . y = 320 . z

Suy ra: \(\frac{x}{{\frac{1}{7}}} = \frac{y}{{\frac{1}{4}}} = \frac{z}{{\frac{1}{8}}} = \frac{{x + y + z}}{{\frac{1}{7} + \frac{1}{4} + \frac{1}{8}}} = \frac{{2,9}}{{\frac{{29}}{{56}}}} = 5,6.\) 

Do đó:

\(\begin{array}{l}
x = 5,6.\frac{1}{7} = 0,8\left( {kg} \right);\\
y = 5,6.\frac{1}{4} = 1,4\left( {kg} \right);\\
z = 5,6.\frac{1}{8} = 0,7\left( {kg} \right).
\end{array}\) 

Vậy số lượng thịt bò, thịt lợn, tôm sú mà bác Ngọc mua được lần lượt là: 0,8 kg; 1.4 kg; 07 kg.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Câu 1: Một công nhân theo kế hoạch cần phải làm 1 000 sản phẩm.

a) Gọi x (h) là thời gian người công nhân đó làm và y là số sản phẩm làm được trong 1 giờ. Viết công thức tính y theo x.

b) Hỏi x và y có phải là hai đại lượng tỉ lệ nghịch hay không? Nếu có hãy xác định hệ số tỉ lệ.

c) Tính giá trị của y khi x = 10; x = 20; x = 25.

Hướng dẫn giải

a) y = \(\frac{{1000}}{x}\)

b) x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch vì x và y liên hệ với nhau theo công thức y = \(\frac{{1000}}{x}\)

Hệ số tỉ lệ là: 1000

c) Khi x = 10 thì y = \(\frac{{1000}}{{10}} = 100\)

Khi x = 20 thì y = \(\frac{{1000}}{{20}} = 50\)

Khi x = 25 thì y = \(\frac{{1000}}{{25}} = 40\)

Câu 2: Cho biết x, y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau:

x

x1 = 20

x2 = 18

x3 = 15

x4 = 5

y

y1 = 9

y2 = ?

y3 = ?

y4 = ?

a) Hãy xác định hệ số tỉ lệ

b) Tìm số thích hợp cho ? trong bảng trên

c) So sánh các tỉ số: x1y1 ; x2y2 ; x3y3 ; x4y4.

d) So sánh các tỉ số: \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) và \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\); \(\frac{{{x_1}}}{{{x_3}}}\) và \(\frac{{{y_3}}}{{{y_1}}}\); \(\frac{{{x_3}}}{{{x_4}}}\) và \(\frac{{{y_4}}}{{{y_3}}}\)

Hướng dẫn giải

a) Hệ số tỉ lệ a = x1.y1 = 20. 9 =180

b) Ta có: y= \(\frac{{180}}{x}\)

Khi x2 = 18 thì y2 = \(\frac{{180}}{{{x_2}}} = \frac{{180}}{{18}} = 10\)

Khi x3 = 15 thì y3 = \(\frac{{180}}{{{x_3}}} = \frac{{180}}{{15}} = 12\)

Khi x4 = 18 thì y4 = \(\frac{{180}}{{{x_4}}} = \frac{{180}}{5} = 36\)

c) Tích x1.y1 = 20. 9 =180

x2.y2 = 18.10 =180

x3.y3 = 15.12 =180

x4.y4 = 5.36 =180

Vậy x1y1 = x2y2 = x3y3 = x4y4 =180

d) Ta có:

\(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) = \(\frac{{20}}{{18}}\)=\(\frac{{10}}{9}\) ; \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\)= \(\frac{{10}}{9}\)

\(\frac{{{x_1}}}{{{x_3}}}\) = \(\frac{{20}}{{15}}\)=\(\frac{4}{3}\) ; \(\frac{{{y_3}}}{{{y_1}}}\) = \(\frac{{12}}{9}\) = \(\frac{4}{3}\)

\(\frac{{{x_3}}}{{{x_4}}}\) = \(\frac{{15}}{5}\) = 3; \(\frac{{{y_4}}}{{{y_3}}}\)= \(\frac{{36}}{{12}}\) = 3

Vậy \(\frac{{{x_1}}}{{{x_2}}}\) = \(\frac{{{y_2}}}{{{y_1}}}\); \(\frac{{{x_1}}}{{{x_3}}}\)= \(\frac{{{y_3}}}{{{y_1}}}\); \(\frac{{{x_3}}}{{{x_4}}}\) = \(\frac{{{y_4}}}{{{y_3}}}\)

Câu 3: Một xưởng may có 56 công nhân dự định hoàn thành một hợp đồng trong 21 ngày. Nhưng bên đặt hàng muốn nhận hàng sớm nên xưởng may cần phải hoàn thành hợp đồng trong 14 ngày. Hỏi xưởng may cần tăng thêm bao nhiêu công nhân? Giả sử năng suất của mỗi công nhân là như nhau.

Hướng dẫn giải

Gọi số công nhân cần để hoàn thành hợp đồng trong 14 ngày là x (x > 0)

Vì khối lượng công việc không đổi và năng suất của mỗi người là như nhau nên số công nhân và thời gian hoàn thành công việc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên theo tính chất của 2 đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có: 56.21 = x.14 nên x = \(\frac{{56.21}}{{14}} = 84\)

Số công nhân cần tăng thêm là:

84 – 56 = 28 (người)

ADMICRO

Luyện tập Chương 2 Bài 8 Toán 7 CD

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch

- Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không.

- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.

- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Chương 2 Bài 8 Toán 7 CD

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 7 Cánh diều Chương 2 Bài 8 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Chương 2 Bài 8 Toán 7 CD

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Cánh diều Chương 2 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi khởi động trang 64 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Hoạt động 1 trang 64 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Luyện tập 1 trang 65 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Hoạt động 2 trang 65 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Luyện tập 2 trang 66 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Luyện tập 3 trang 67 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Luyện tập 4 trang 67 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 1 trang 68 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 2 trang 68 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 3 trang 68 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 4 trang 68 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 5 trang 68 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 6 trang 68 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 7 trang 68 SGK Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 63 trang 63 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 64 trang 63 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 65 trang 63 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 66 trang 63 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 67 trang 63 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 68 trang 63 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 69 trang 63 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 70 trang 63 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Giải bài 71 trang 63 SBT Toán 7 Cánh diều tập 1 - CD

Hỏi đáp Chương 2 Bài 8 Toán 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Toán Học 7 HỌC247

NONE
OFF