Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 chương 2 Quần xã sinh vật Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 180 SGK Sinh 12
Thế nào là một quần xã sinh vật? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy ví dụ minh hoạ.
-
Bài tập 2 trang 180 SGK Sinh 12
Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
-
Bài tập 3 trang 180 SGK Sinh 12
Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch.
-
Bài tập 4 trang 180 SGK Sinh 12
Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi, có loài có hại. Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho tới hết các mối quan hệ theo nguyên tắc sau:
- Mối quan hệ chỉ có loài có lợi xếp trước.
- Mối quan hệ có loài bị hại xếp sau, loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 180 SGK Sinh 12
Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần làm như thế nào?
-
Bài tập 2 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy cho biết đặc trưng về cấu trúc quần xã sinh vật theo vai trò số lượng và hoạt động chức năng của các nhóm loài?
-
Bài tập 4 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Trong những quần xã phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới thấp thì quần xã nào có mức đa dạng về loài cao hơn? Hãy giải thích.
-
Bài tập 5 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Ốc sống dưới đáy hồ thuộc về:
A. Quần thể sinh vật
B. Quần xã sinh vật
C. Đàn ốc
D. Một nhóm hỗn hợp không phải là quần thể cũng không phải là quần xã
-
Bài tập 2 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy tìm các ví dụ để mô tả đặc điểm từng mối quan hệ giữa hai loài.
-
Bài tập 3 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Tại sao có thể nói cạnh tranh là một trong những động lực chủ yếu của quá trình tiến hóa.
-
Bài tập 4 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Dây tơ hồng trên các tán cây trong rừng là ví dụ về mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh
B. Cạnh tranh
C. Kí sinh
D. Hội sinh
-
Bài tập 3 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy giải thích tại sao tháp sinh khối của thủy sinh vật trong tầng nước lại có dạng khác thường? Trong trường hợp nào tháp số lượng bị đảo ngược.
-
Bài tập 4 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy cho biết, khi đi từ vùng cực đến vùng nhiệt đới thì lưới thức ăn phức tạp hơn hay đơn giản hơn? Hãy giải thích.
-
Bài tập 5 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao "Tò vò mà nuôi con nhện, về sau nó lớn nó quyện nó đi, tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào" là:
A. Quan hệ kí sinh
B. Quan hệ hội sinh
C. Quan hệ con mồi - vật ăn thịt
D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
-
Bài tập 1 trang 139 SBT Sinh học 12
Hãy giải thích vai trò của các loài cộng sinh trong địa y?
-
Bài tập 2 trang 139 SBT Sinh học 12
Hãy giải thích vai trò của động vật đối với thụ phấn và phát tán của thực vật?
-
Bài tập 3 trang 139 SBT Sinh học 12
Hãy trình bày 2 ví dụ về 2 mối quan hệ giữa nấm với các loài khác?
-
Bài tập 4 trang 139 SBT Sinh học 12
Xét về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, các trường hợp sau thuộc mối quan hệ nào?
- Sán lá
- Hiện tượng thắt nghẹt ở các cây đa, si...
- Ong hút mật hoa.
- Chim ăn quả có hạt cứng.
- Địa y sống bám trên thân cây cao.
-
Bài tập 5 trang 140 SBT Sinh học 12
Vì sao nói cạnh tranh là nguyên nhân hình thành ổ sinh thái khác nhau trong quần xã?
-
Bài tập 1 trang 141 SBT Sinh học 12
Hãy nêu ví dụ về một loài chiếm ưu thế trên một vùng, nêu lên ít nhất 3 nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phân bố và số lượng của loài đó. Giải thích sự ảnh hưởng của mỗi nhân tố sinh thái đó?
-
Bài tập 2 trang 141 SBT Sinh học 12
Hình bên mô tả sự thay đổi mật độ sâu ăn lá cây có trên một cây hoa hồng:
Mật độ sâu trên cây bị ống chế ở dưới mức điều linh. Sau thời điểm t, mật độ ta tăng lên nhanh chóng. Mật độ sâu thay đổi có thể là do những nguyên nhân:
a) Do cây ra nhiều lá (lá cây là thức ăn chủ yếu của sâu).
b) Do số lượng chim sâu giảm.
c) Do số lượng ong mắt đỏ giảm (ong mắt đỏ kí sinh làm hỏng trứng của sâu).
Hãy cho biết:
- Trong 3 nguyên nhân a, b và c nêu trên, nguyên nhân nào là chủ yếu làm mg mật độ của quần thể sâu? Hãy giải thích vì sao.
- Hãy nêu tên mối quan hệ sinh thái giữa các sinh vật trên cây hoa hồng nêu nguyên nhân chủ yếu lần lượt là a, b hoặc c.
- Thế nào là mức điều chỉnh của một quần thể sinh vật? Để giữ cho quần iể sinh vật gây hại đối với cây trồng có mật độ dưới mức điều chỉnh, người ta thường dùng phương pháp sinh học nào?
-
Bài tập 3 trang 141 SBT Sinh học 12
Loài dây leo thuộc họ Thiên lí sống bám trên thân cây gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây.
- Hãy kể tên các quan hệ sinh thái giữa các sinh vật là cây gỗ, dây leo và kiến.
- Trình bày khái niệm về các quan hệ sinh thái đó?
-
Bài tập 4 trang 142 SBT Sinh học 12
Nghiên cứu về rừng cây dẻ bị chết, người ta cho rằng chim chuông - loài chim chuyên ăn nhộng và sâu đục thân cây dẻ là nguyên nhân gây chết cây. Ngoài ăn sâu ra, chim chuông còn ăn nhiều vỏ hạt của cây. Số lượng chim chuông phụ thuộc chủ yếu vào số lượng sâu có trong khu rừng.
- Em có cho rằng chim chuông là nguyên nhân làm cho cây dẻ bị chết không? Vì sao?
- Chúng ta cần làm gì với chim chuông để bảo vệ rừng?
-
Bài tập 5 trang 142 SBT Sinh học 12
Trong quá trình sống, động vật cần thực vật, còn thực vật thì ngược lại sẽ phát triển tốt hơn nếu không có động vật. Em có đồng ý với câu nói đó không? Hãy giải thích vì sao?
-
Bài tập 8 trang 143 SBT Sinh học 12
- Vào đầu những năm 1920, xương rồng bà (Opuntia stricta) là loại chịu hạn được nhập vê trông tại bang Queensland và bang New South Well của Ôxtrâylia để làm thức ăn cho loài rệp son dùng sản xuất hoá chất nhuộm màu đỏ trong công nghiệp. Sau đó, người dân địa phương trồng xương rồng bà làm cảnh và làm hàng rào ở nhiều nơi. Không ngờ rằng, những năm sau đó, chúng phát triển quá nhanh chóng lên tới diện tích 8 triệu hecta, làm mất nhiều đất nông nghiệp và gây khô hạn đất.
- Để khắc phục điều đó, người ta buộc phải thực hiện các biện pháp như đào cây, đốt và phun axit để diệt cây nhưng đều không đạt hiệu quả. Năm 1925, người ta phải nhập từ Achentina loài nhậy (Cactoblastỉs cactorum) chuyên ăn cày xương rồng về để khống chế sự phát triển lan rộng của loài cây xương rồng bà đó.
Qua ví dụ trên, theo em khi nhập một loài sinh vật lạ vào hệ sinh thái cần phải chú ý điều gì? Hãy cho một ví dụ mà em biết về tác hại của sinh vật lạ này hại đối với môi trường và đời sống của sinh vật.
-
Bài tập 9 trang 143 SBT Sinh học 12
Hãy cho ít nhất 2 ví dụ về tác động của sinh vật làm thay đổi môi trường sống?
-
Bài tập 1 trang 143 SBT Sinh học 12
Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết
A. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã
B. mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
C. mức độ phân giải hữu cơ của các vi sinh vật
D. con đường trao đổi vật chất trong quần xã
-
Bài tập 2 trang 143 SBT Sinh học 12
Quần xã sinh vật có các đặc trưng cơ bản về
A. khu vực phân bố của quần xã.
B. số lượng các loài và số cá thể của mỗi loài
C. mức độ phong phú về nguồn thức ăn trong quần xã.
D. mối quan hệ gắn bó giữa các cá thể trong quần xã.
-
Bài tập 3 trang 143 SBT Sinh học 12
Chu trình dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết
A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
D. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.
-
Bài tập 4 trang 143 SBT Sinh học 12
Khả năng nào trong số các khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã?
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
D. Tất cả các khả năng trên.
-
Bài tập 5 trang 143 SBT Sinh học 12
Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp?
A. Vật ăn thịt - con mồi. B. Hợp tác
C. Kí sinh. D. Cộng sinh.
-
Bài tập 6 trang 143 SBT Sinh học 12
Quan hệ gần gũi giữa hai loài, trong đó cả hai loài đều có lợi nhưng có một loài có lợi nhiều hơn so với loài kia, đó là quan hệ nào dưới đây ?
A. Kí sinh B. Hội sinh.
C. ức chế - cảm nhiễm. D. Hợp tác