OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 2 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Giải bài 2 tr 231 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao

Hãy cho biết đặc trưng về cấu trúc quần xã sinh vật theo vai trò số lượng và hoạt động chức năng của các nhóm loài?

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2

Các đặc trưng về thành phần cấu trúc của quần xã:

* Về vai trò số lượng của các nhóm loài:

Trong quần xã mỗi nhóm loài có vai trò nhất định. Theo đó quần xã gồm nhóm loài: Nhóm loài ưu thế có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối nhóm loài lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. Sau đó là nhóm lài thứ yếu đóng vai trò thay thế nhóm loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó. Nhóm loài ngẫu nhiên có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã.

Vai trò số lượng của các loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số rất quan trọng: tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài, các loài chủ chốt...

- Tần suất xuất hiện hay độ thường gặp của loài: đó là tỉ số (%) của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng các điểm được khảo sát, cỏ lồng vực có ở mặt 60 điểm. Vậy tần suất xuất hiện là 60/80 hay 75%.

- Độ phong phú hay mức giàu có của loài: Là tỉ số phần trăm số cá thể của một loài nào đó so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trogn quần xã:

\(D = \frac{ni}{N} \times 100\)

Trong đó, D là độ phong phú của quần xã (%), ni - số cá thể của loài i trogn quần xã, N - số lượng cá thể của các loài trong quần xã.

Độ phong phú của loài còn được đánh giá các chỉ số định tính khác: hiếm hay ít gặp (+), hay gặp (++), gặp nhiều (+++), gặp rất nhiều (++++)

- Loài chủ chốt là một hoặc một vài loài nào đó (thường là vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài này bị mất khỏi quần xã thì quàn xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn và dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng.

* Về vai trò hoạt động chức năng của các nhóm loài:

Theo chức năng, quần xã gồm sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng.

Sinh vật tự dưỡng: Cây xanh và một số vi sinh vật có màu có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời, tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp.

- Sinh vật dị dưỡng: Động vật và phần lớn vi sinh vật là sinh vật dị dưỡng, sống nhờ vào nguồn thức ăn sơ cấp, trong đó động vật thường được gọi là sinh vật tiêu thụ, còn vi sinh vật là những sinh vật phân giải. Động vật lại gồm nhóm ăn thực vật, nhóm ăn mùn bã hữu cơ, nhóm ăn thịt và nhóm ăn tạp (ăn cả thực vật và động vật)

Tất cả các nhóm sinh vật hoạt động theo chức năng của mình, tương tác với nhau và với môi trường để hình thành một đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ, ở đó các loài có cơ hội để phân hóa và tiến hóa.

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 2 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF