OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chứng minh rằng các phép tịnh tiến, đối xứng trục, đối xứng tâm là những phép dời hình.

Chứng minh rằng các phép tịnh tiến, đối xứng trục, đối xứng tâm là những phép dời hình.

  bởi Đan Nguyên 06/06/2021
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • * Phép tịnh tiến

    Giả sử \({T_{\overrightarrow v }}\) là phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow v \)

    \(\eqalign{
    & {T_{\overrightarrow v }}:\,M \to M' \cr 
    & \,\,\,\,\,\,\,\,N \to N' \cr} \)

    Ta có \(\overrightarrow {MM'}  = \overrightarrow {NN'}  = \overrightarrow v\) nên MM'N'N là hình bình hành

    \(  \Rightarrow \overrightarrow {MN}  = \overrightarrow {M'N'}  \Rightarrow MN = M'N'\)
    Vậy phép tịnh tiến là một phép dời hình.
    * Phép đối xứng trục

    Giả sử \({\tilde N_d}\) là phép đối xứng qua đường thẳng \(d\)
    Giả sử

    \({{\tilde N}_d}:M \to M'\)

    \(N \to N'\)

    Gọi \(H\) và \(K\) lần lượt là trung điểm của \(MM’\) và \(NN’\).
    Ta có:

    \(\eqalign{
    & \overrightarrow {MN} + \overrightarrow {M'N'}\cr & = \left( {\overrightarrow {MH} + \overrightarrow {HK} + \overrightarrow {KN} } \right) \cr & + \left( {\overrightarrow {M'H} + \overrightarrow {HK} + \overrightarrow {KN'} } \right) \cr & = \left( {\overrightarrow {MH}  + \overrightarrow {M'H} } \right) + \left( {\overrightarrow {KN}  + \overrightarrow {KN'} } \right) \cr & + \left( {\overrightarrow {HK}  + \overrightarrow {HK} } \right) \cr &  = \overrightarrow 0  + \overrightarrow 0  + 2\overrightarrow {HK} \cr &= 2\overrightarrow {HK} \cr 
    & \overrightarrow {MN} - \overrightarrow {M'N'}\cr & = (\overrightarrow {HN} - \overrightarrow {HM} )- ( \overrightarrow {HN'} - \overrightarrow {HM'} )\cr & = \left( {\overrightarrow {HN}  - \overrightarrow {HN'} } \right) + \left( {\overrightarrow {HM'}  - \overrightarrow {HM} } \right)\cr &= \overrightarrow {N'N} + \overrightarrow {MM'} \cr} \)

    Vì \(\overrightarrow {MM'}  \bot \overrightarrow {HK} \) và \(\overrightarrow {N'N}  \bot  \overrightarrow {HK} \) nên 

    \(\eqalign{
    & {\overrightarrow {MN} ^2} - {\overrightarrow {M'N'} ^2} \cr &= \left( {\overrightarrow {MN} + \overrightarrow {M'N'} } \right)\left( {\overrightarrow {MN} - \overrightarrow {M'N'} } \right) \cr &= 2\overrightarrow {HK} \left( {\overrightarrow {N'N} + \overrightarrow {MM'} } \right) \cr &= 2\overrightarrow {HK} .\overrightarrow {N'N}  + 2\overrightarrow {HK} .\overrightarrow {MM'}  \cr &= 2.0 + 2.0 = 0 \cr 
    & \Rightarrow M{N^2} = M'N{'^2} \Rightarrow MN = M'N' \cr} \)

    Vậy phép đối xứng qua \(d\) là phép dời hình.

    Cách khác:

    Giả sử phép đối xứng qua đường thẳng d biến M thành M’, N thành N’

    Gọi (P) là mặt phẳng chứa NM’ và (P) // MM’

    \({M_1},{M_1}'\) lần lượt là hình chiếu của M, M’ trên (P); O = ∩(P).

    Ta có d ⊥ (P) nên O đồng thời là trung điểm của \({M_1}{M_1}'\) và NN'.

    Vậy phép đối xứng tâm O biến \(M_1\) thành \(M_1'\), N thành N’ nên \({M_1},{M_1}'\) nên \(M_1 N=M_1'N'\).

    Mặt khác \(M_1 N,M_1'N'\) lần lượt là hình chiếu của MN, M’N’ trên (P), MM’ // (P) nên MN = M’N’.

    Vậy phép đối xứng qua đường thẳng là phép dời hình.

    * Phép đối xứng tâm
    Nếu phép đối xứng qua tâm \(O\) biến hai điểm \(M, N\) lần lượt thành hai điểm \(M’, N’\) thì \(\overrightarrow {OM'}  =  - \overrightarrow {OM} ;\overrightarrow {ON'}  =  - \overrightarrow {ON} \)
    suy ra \(\overrightarrow {M'N'}  = \overrightarrow {ON'}  - \overrightarrow {OM'}  \) \(  =  - \overrightarrow {ON}  + \overrightarrow {OM} = \overrightarrow {NM}  \) \(\Rightarrow M'N' = MN\)
    Vậy phép đối xứng tâm \(O\) là một phép dời hình.

      bởi An Nhiên 06/06/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF