OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12

Banner-Video

Hướng dẫn soạn bài Người lái đò sông Đà giúp các em học sinh cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình cùng hình ảnh giản dị mà kì vĩ của người lái đò trên dòng sông ấy và thực hành bài luyện tập trong SGK Ngữ Văn 12. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận tiện và dễ dàng hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp.

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

2. Tóm tắt nội dung bài học 

2.1. Nội dung

  • Người lái đó sông Đà thể hiện rõ lòng yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và con người lao động Việt Nam của Nguyễn Tuân.
  • Tác giả tập trung khắc họa hai hình tượng nghệ thuật chính:
    • Hình tượng con sông Đà với hai nét tính cách trái ngược: hùng vĩ, hung bạo và thơ mộng, trữ tình.
    • Hình tượng người lái đò sông Đà ngoan cường, tài trí – người nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác được thể hiện qua ba cuộc thủy chiến với thác dữ trên sông Đà.

2.2. Nghệ thuật

  • Khám phá con người và thiên nhiên ở phương diện thẩm mỹ, chú ý những tượng gây cảm giác mãnh liệt.
  • Sáng tạo: ngôn từ, các biện pháp tu từ độc đáo.
  • Huy động kiến thức ở nhiều lĩnh vực để xây dựng hình tượng văn học.

3. Soạn bài Người lái đò sông Đà chương trình chuẩn

3.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.

  • Bằng sự quan sát công phu, tinh tế, sự tìm hiểu kĩ lưỡng, Nguyễn Tuân đã viết về sông Đà và người lái đò sông Đà đầy sinh động, tài hoa, độc đáo.
  • Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, sông Đà như một nhân vật có hai tính cách mâu thuẫn nhau: hung bạo và trữ tình. Sông Đà được cảm nhận như một sinh thể sống, có những tính cách, tâm trạng giống như một con người với hai mặt đối lập trong một chỉnh thể thống nhất. Con sông Đà không chỉ dữ dằn, hung bạo, hiểm nguy mà còn tràn trề vẻ thơ mộng, trữ tình, duyên dáng, đáng yêu. Đặc sắc ở chỗ, người ta kinh ngạc trước cái dữ dội, hung bạo của dòng sông để rồi lại say mê, đắm đuối trước nét thơ mộng, trữ tình của nó.
  • Người đọc ngỡ như gặp một sông Đà gắt gỏng rồi lại đối diện với một sông Đà dịu dàng, dưới ngòi bút tài hoa, tinh tế, dưới cái nhìn phong phú đa diện của Nguyễn Tuân.
  • Hình tượng người lái đò sông Đà vừa là một anh hùng trên sông nước khi dũng cảm, táo bạo vượt qua sự dữ dằn, hiểm nguy của sông Đà trong cuộc chiến mưu sinh vừa là một con người nghệ sĩ tài hoa, thông minh tiêu biểu cho vẻ đẹp của người dân lao động vùng Tây Bắc tổ quốc.
  • Tác giả đã vận dụng nhiều tri thức của các ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau để miểu tả về sông Đà và người lái đò sông Đà. Những thủ pháp của hội họa, điện ảnh, âm nhạc,…được ông vận dụng linh hoạt, khéo léo.  Những kiến thức của ngành văn hóa như: văn học, địa lí, lịch sử, thể thao, quân sự,…được ông phô bày và trình diễn một cách điêu luyện. Chính vì vậy mà trang văn Nguyễn Tuân khi mềm mại, đằm thắm chất thơ, khi sinh động như một thước phim quay cận cảnh khi tràn đầy sắc màu, không gian như một bức tranh độc đáo.
  • Vốn kiến thức sâu rộng, uyên bác của Nguyễn Tuân đã tạo ra một hiệu quả thẩm mỹ vô cùng mạnh mẽ, khi nó tác động trực tiếp đến người đọc, khiến người đọc luôn ngỡ ngàng, say đắm khám phá những trang viết của ông.

Câu 2: Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng những cách thức nghệ thuật nào để tái tạo hình ảnh của một con sông Đà hung bạo?

  • Con sông Đà hung bạo thấm vào từng chi tiết rất nhỏ như cái hút nước, tiếng thác, thạch trận,…Ngòi bút của Nguyễn Tuân đã vô cùng điêu luyện và tài nghệ để làm nổi bật sự kì vĩ, dữ dằn của dòng sông Tây Bắc.
  • Miêu tả thác đá, tác giả chọn cách so sánh “mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời" → giúp người đọc hình dung đầy đủ về sự kì vĩ của thác đá.
  • Miêu tả cảnh đá bờ sông dựng vách thành, Nguyễn Tuân dựng nên một không gian cao vút, sâu thẳm mà lại thật nhỏ, thật hẹp.
  • Tác giả không chỉ miêu tả bằng thị giác mà còn vận dụng tối đa các giác quan để thu nhận nét kì vĩ của thác đá.
  • Cảnh ghềnh Hát Loóng được tác giả miêu tả bằng việc miêu tả đưa ra hàng loạt mệnh đề “nước xô đá, đá xô sóng…nợ xuýt”.
  • Cách miêu tả cái hút nước của Nguyễn Tuân khiến người đọc cảm nhận đây không phải là một vật thể mà như một sinh thể sống động cựa mình, vận động mạnh mẽ, dữ dội.
  • Thác và thác nước cũng được Nguyễn Tuân miêu tả ở những cung bậc khác nhau nhưng đồng điệu với cung bậc tính cách và tâm trạng của con người: oán trách, van xin, khiêu khích, gằn, chế nhạo…Độ âm vang của tiếng thác nước từ xa đến gần được miêu tả sinh động, lúc mơ hồ, réo rắt như là oán trách, van xin, khi mạnh mẽ, gầm rú, kêu những tiếng kêu khiêu khích, hằn học, chế nhạo.

Câu 3: Cách viết của nhà văn đã thay đổi như thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình.

  • Diễn đạt vẻ đẹp trữ tình của sông Đà, tác giả đã dùng những trang văn đậm chất thơ, lắng sâu cảm xúc trữ tình. Thiên nhiên dữ dội nhưng cũng thật hiền hòa.
  • Hình dáng: “Tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc… xuân” → Đẹp như một người thiếu nữ.
  • Màu nước sông Đà: thay đổi theo mùa: mùa xuân màu xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, chưa bao giờ nước sông Đà màu đen cả đẹp độc đáo
  • Sông Đà gợi cảm:
    • Dòng sông Đà trở về với dòng chảy êm đềm, miên man, thơ mộng đầy quyến rũ.
    • Sông Đà được nhìn như một cố nhân, thể hiện mối tri âm, tri kỉ của tác giả với con sông.
    • Bờ sông Đà được miêu tả bằng những câu văn đậm cảm xúc hoài niệm: “hoang dại…cổ tích xưa”. Sông Đà đẹp vẻ đẹp cổ kính, gần gũi, thân thiết. Cái hoang dại của dòng sông được so sánh với nét hoang sơ của bờ tiền sử, cái trẻ trung của dòng sông được so sánh với niềm vui hồn nhiên của cổ tích.
  • Bằng trí tưởng tưởng phong phú, bằng biện pháp so sánh, ẩn dụ đầy tài hoa, ngôn ngữ điêu luyện, cách diễn đạt độc đáo, những câu văn giàu nhạc điệu, bút pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn, trữ tình tạo vẻ đẹp rực rỡ, cuốn hút của sông Đà.

Câu 4: Phân tích hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật sự xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.

  • Người lái đò là hình ảnh của người lao động bình dị mà cao cả. Những nét vẽ về người lái đò gắn bó, hòa quyện với công việc của mình hiện lên rất đặc sắc “tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh khuỳnh”. Công việc của ông rất bình thường, lặng thầm giống như bao nhiêu công việc lao động khác của con người rất vất vả, nhọc nhằn, gian khó, khổ luyện, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng ông rất yêu nghề, say mê, gắn bó với công việc của mình.
  • Chân dung của người lao động bình dị, khỏe khoắn trong cuộc sống hiện tại của đất nước: con người đẹp, có tâm hồn lạc quan, yêu đời, gắn bó sâu sắc với sự sống.
  • Người lái đò còn được miêu tả giống như một người anh hùng trên sông nước. Đó không phải là người anh hùng trong chiến trận mà là người anh hùng trong chính cuộc sống lao động, sinh hoạt, sản xuất, kết tinh vẻ đẹp tâm hồn, khí phách mạnh mẽ của con người Việt Nam. Người lái đò chính là anh hùng trong công việc lái đò của mình với lòng dũng cảm, kiên cường.
  • Người lái đò với tài năng và trí thông minh của mình vượt thác như cưỡi lên thác ghềnh, xé toang hết lớp này đến lớp khác của trùng vi thạch trận, nắm chặt cái bờm sóng mà vượt qua, mà chinh phục sự hung hãn của dòng sông.
  • Người lái đò còn được miêu tả như một nghệ sĩ tài hoa. Người lái đò chính là nghệ sĩ trong nghề nghiệp của minh. Lái đò là một nghệ thuật và người lái đò là một nghệ sĩ.

⇒ Cuộc đời của ông lái đò vô danh nơi ngọn thác hoang vu khuất nẻo kia là cả một thiên anh hùng ca, là cả một pho nghệ thuật tuyệt vời. Thiên nhiên Tây Bắc đẹp đẽ, kì thú nhưng con người Tây Bắc thực sự mới là thứ vàng mười của đất nước, xứng đáng được tôn vinh, ngợi ca. Phải có những con người dũng cảm, tài hoa như vậy mới “trị” được con sông này, bắt nó phục vụ cho cuộc sống của mình.

Câu 5: Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

  • "Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hang cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cồn cuộn luồn gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xúyt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đây".

→ Những từ ngữ ngắn được đặt liên tiếp, ngăn cách bởi dấu phẩy, cùng phép lặp từ “xô” được sử dụng liên tiếp. Âm thanh của câu văn như hòa cùng cái dữ dội, cuộn trào của thác nước, mà sôi réo rắt người ta, thúc giục người ta.

  • "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hổn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa".

→ Bờ sông Đà được miêu tả bằng những câu văn đậm xúc cảm hoài niệm. Cái hoang dại của dòng sông được so sánh với nét hoang sơ của bờ tiền sử, cái trẻ trung của dòng sông được so sánh với nỗi niềm hồn nhiên của cổ tích. Nguyễn Tuân rất có tài khi sử dụng các biện pháp so sánh. Câu văn đưa người đọc trở về với một thời quá vãng xa xưa, sông Đà được khoác lên tấm áo lung linh, huyền ảo, gợi lên một nét đẹp yên bình, tho mộng, gần gũi và thân thiết.

  • "Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân".

→ Vế A của phép so sánh là dòng sông Đà thông qua từ so sánh như, so sánh với vế B là một sự vật vô hình trừu tượng “áng tóc trữ tình". Nếu áng tóc là sự vật cụ thể thì áng tóc trữ tình lại là một khái niệm trừu tượng. Tác giả đã dùng hình ảnh áng tóc trữ tình để nói lên vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông. Nhìn con sông Đà tuôn dài, nhà văn có cảm tưởng đó như một áng tóc. Phép so sánh độc đáo này đã tôn lên vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng và hiền hoà của dòng sông. Dòng sông ấy hiền hoà, thơ mộng gợi bao cảm hứng trữ tình, cảm hứng thơ với các du khách.

Trên đây là những gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp các em soạn bài Người lái đò sông Đà được thuận lợi hơn. Và để củng cố kiến thức đã học và làm bài tập tốt hơn, HỌC247 mời các em tham khảo thêm bài giảng Người lái đò sông Đà.

4. Hướng dẫn luyện tập

Phân tích và phát biểu cảm nghĩ về một đoạn văn khiến anh chị thấy yêu thích, say mê nhất trong thiên tùy bút.

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

"Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo  đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về".

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà được thể hiện qua đoạn văn trên.

b. Thân bài

  • Hình ảnh sông Đà nhìn trong tổng thể dòng sông.
    • Vẻ đẹp trữ tình của con sông:
      • Hình dáng mượt mà, đầy nữ tính thấp thóang ẩn hiện trong mây trời huyền ảo, diễm lệ của núi rừng Tây Bắc.
      • Màu sắc rất độc đáo và đặc sắc của con sông: con sông mỗi mùa có sắc màu riêng và rất khác biệt với màu sắc của những dòng sông khác. Màu xanh của nó là màu xanh ngọc bích, khác với màu xanh canh hến của sông Gâm, sông Lô. Màu đỏ của con sông là màu lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn, bực bội vào mỗi độ thu về. Đó là thứ màu sắc gợi cảm, đầy ấn tượng.
  • Cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân:
    • Đó là cái tôi nghệ sĩ, rung cảm với vẻ đẹp đầy màu sắc, óng ả của nước sông Đà. Nhà văn đã nhìn con sông bằng con mắt của một người họa sĩ.
    • Đó là cái tôi tài hoa, nhìn sự vật dưới góc độ thẩm mĩ. Sông Đà, cái sợi dây thừng ngoằn ngoèo trên đại dương đá, trở thành áng tóc trữ tình tuôn dài, tuôn dài của một người thiếu nữ thấp thóang trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa gạo, hoa ban và cuồn cuộn khói núi mèo đốt nương xuân.
  • Đó là cái tôi uyên bác biểu lộ qua sự phong phú về tri thức trước đối tượng miêu tả: sông Đà và núi rừng Tây Bắc.

c. Kết bài

  • Khái quát lại sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Đà trong đoạn văn trên cũng trong cả đoạn trích.

5. Một số bài văn mẫu về văn bản Người lái đò sông Đà

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là thành quả tốt đẹp mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng với miền Tây Bắc năm 1958. “Người lái đò sông Đà” được in trong tập “Sông Đà” (1960), của Nguyễn Tuân, tất cả gồm 15 bài tùy bút. Để nắm được những nội dung kiến thức cũng như biết cách trình bày một bài văn viết hoàn chỉnh, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

OFF