OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Bình luận về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong Người lái đò sông Đà

21/05/2017 917.44 KB 9035 lượt xem 117 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170521/568231267198_20170521_201759.pdf?r=4566
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hình tượng ông lái đò Lai Châu trong tác phẩm Người lái đò sông Đà là một hình tượng nghệ thuật về người lao động bình dị mang vẻ đẹp tài hoa của nghệ sĩ. Chính vì vậy, ông lái đò Lai Châu đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc và đem đến những ý kiến khác nhau. Học 247 xin giới thiệu tài liệu dưới đây bình luận về những nhận xét, ý kiến về về hình tượng nghệ thuật này. Chúc các em có thêm một tài liệu ôn thi hay!

 

 
 

Trước khi bước sang bài văn mẫu bình luận về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân mời các em tham khảo video bài giảng phân tích hình tượng người lái đò sông Đà của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng giúp các em nắm được vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà rất mực tài hoa như chất vàng mười đã qua thử lửa của người dân lao động nơi đây được thể hiện trực tiếp thông qua hình tượng người lái đò sông Đà. Bài giảng nhằm cung cấp cho các em hệ thống cơ sở lý luận để tiến hành viết bài văn hoàn chỉnh và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Bình luận về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm: Người lái đò sông Đà
  • Dẫn dắt vào vấn đề cần bình luận và trích dẫn hai ý kiến trên

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác, nội dung
    • Giới thiệu nhân vật ông lái đò Lai Châu. ( Cuộc đời gắn bó máu thịt với nghề nghiệp, tuổi đã 70, vóc dáng khỏe mạnh)
  • Những nội dung cần làm rõ
    • Ông lái đò với vẻ đẹp tài hoa trí dũng:
      • Ông lái đò có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với thử thách, mạo hiểm, gian nguy.
      • Ông nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá như một nghệ sĩ điêu luyện, cao cường. Cuộc băng ghềnh, vượt thác ngoạn mục đã khẳng định vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của một “tay lái ra hoa
    • Ông cũng gây ấn tượng bằng sự ung dung, bình dị:
      • Ông lái đò sinh ra bên bờ sông Đà và gắn bó với nghề sông nước như bao người lái đò khác nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo.
      • Đời sống tâm hồn giản dị: không nói nhiều về chiến công; dù đi đâu cũng luôn nhớ về  nương ruộng, bản mường.
  • Nhận xét
    • Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa trên sông nước, đồng thời cũng là một người lao động giản dị, bình thường với nét điềm tĩnh, ung dung, bình dị. Vẻ đẹp của ông lái đò  tiêu biểu cho vẻ  đẹp của người dân lao động vùng Tây Bắc tổ quốc.
    • Hai ý kiến trên không đối lập mà bổ sung cho nhau đem đến một cái nhìn đầy đủ, toàn diện về nhân vật.

c. Kết bài

  • Nêu đánh giá về nhận định và cảm nghĩ về nhân vật ông lái đò Lai Châu
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Bình luận về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Nhận xét về nhân vật Người lái đò sông Đà trong đoạn trích cùng tên của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: Đặc điểm nổi bật của nhân vật này chính là vẻ đẹp tài hoa trí dũng. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Nhân vật này gây ấn tượng bởi sự ung dung, bình dị.

 Bằng cảm nhận về hình tượng này, anh (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.

Gợi ý làm bài

Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông cũng là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tùy bút. Tác phẩm này được in trong tập tùy bút Sông Đà, xuất bản lần đầu năm 1960, tất cả gồm mười lăm bài tùy bút. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại cho tác giả nguồn cảm hứng sáng tạo để viết nên thiên tùy bút đặc sắc này nhằm ca ngợi những người lao động mới đang cống hiến cho công cuộc tái thiết, dựng xây đất nước. Tuỳ bút Người lái đò sông Đà dược in trong tập tuỳ bút "Sông Đà", gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng Chủ nghia Xã hội ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Với sự quan sát tinh tường; trí tưởng tượng phong phú; những liên tưởng, so sánh bất ngờ, độc đáo kết hợp cùng vốn kiến thức uyên bác, ngòi bút tài hoa và những cảm xúc dạt dào, say đắm thiết tha danh cho đất nước; Nguyễn Tuân đã tạo nên một áng văn trác tuyệt tác ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tây Bắc trong ngày mới dựng xây. Đó đều là chất vàng mà tác giả tìm kiếm và khai phá; lấp lánh, sáng ngời quí giá như chính gương mặt của tác giả trong lịch sử văn học nước nhà.

Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà. Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.

Trên đây là tài liệu mà Học 247 đã giới thiệu với các em bao gồm dàn ý chi tiết sơ đồ tư duy kiến thức và bài văn mẫu bình luận về vẻ đẹp hình tượng người lái đò Lai Châu. Chúc các em vận dụng tư liệu hiệu quả trong quá trình học. Ngoài ra để củng cố toàn bộ kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Người lái đò sông Đà. Chúc các em có một kì thi THPT Quốc gia thành công!

 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF