OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua Người lái đò sông Đà

21/05/2017 905.21 KB 39390 lượt xem 168 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20170521/12160516830_20170521_224511.pdf?r=2025
ADMICRO/
Banner-Video

Qua tùy bút Người lái đò sông Đà, người đọc nhận thấy rất rõ phong cách nghệ thuật chỉ riêng Nguyễn Tuân và cũng chỉ có Nguyễn Tuân mới đạt đến đô tinh tế, sâu sắc và "dày công" đến vậy khi viết về một đề tài, một hình tượng, hay một vấn đề nào đó. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân cũng là một đề tài cần quan tâm khi các em chuẩn bị ôn bài về tác phẩm Người lái đò sông Đà. Vì vậy, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đầy. Mong rằng tài liệu sẽ đem đến cho các em nhiều kiến thức bổ ích.

 

 
 

Trước khi bước sang bài văn mẫu  cảm nhận phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân qua bài Người lái đò sông Đà, mời các em xem video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Để hiểu và tiến hành viết dạng đề văn này, trước tiên các em cần nắm được những nét chính về phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân  trước khi  bước sang tìm hiểu phong cách của ông được thể hiện cụ thể qua tùy bút Người lái đò sông Đà. Các em cần chú ý ở các phần:  Phong cách sáng tác, giới thiệu chung và đọc - hiểu tùy bút Người lái đò sông Đà trong video bài giảng. Chúc các em có bước củng cố lại kiến thức thật tốt để tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy - Phân tích Người lái đò sông Đà để thấy rõ phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Người lái đò sông Đà
  • Dẫn dắt vấn đề: phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác, thể loại: bút kí
    • Nội dung tác phẩm
    • Phong cách nghệ thuật: là một phạm trù thẫm mĩ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, phương tiện biểu hiện nghệ thuật nói lên cái nhìn độc đáo của nhà văn.
    • Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: Uyên bác, tài hoa; có khả năng liên tưởng phong phú, độc đáo, mới lạ và ngôn ngữ nghệ thuật phong phú.
  • Những nội dung cần làm rõ:
    • Tài hoa, uyên bác
      • Tài hoa
        • Nguyễn Tuân tiếp cận hình tượng sông Đà ở góc độ văn hóa thẫm mĩ. (Sông Đà đẹp trữ tình và thơ mộng: Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình…; Con sông Đà gắn liền với thơ ca.)
        • Nguyễn Tuân tiếp cận sông Đà ở góc độ tài hoa nghệ sĩ (Ông lái đò là một hình tượng người nghệ sĩ trong nghệ thuật chèo đò vượt thác; đối với ông lái đò thì sông Đà như một bản trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc lòng tất cả mọi thứ từ nội dung đến hình thức.
      • Uyên Bác:
        • Nguyễn Tuân đã soi chiếu đối tượng bằng con mắt quan sát của nhiều lĩnh vực khác nhau
        • Hình tượng sông Đà được soi chiếu ở góc độ địa lí, lịch sử và cả điện ảnh
        • Trận thủy chiến giữa ông lái đò với sông Đà được soi chiếu ở góc độ điện ảnh, hội họa, quân sự, võ thuật ….
    • Khả năng liên tưởng phong phú, độc đáo của nhà văn
      • Cảnh vách đá, bờ sông dựng thành vách….là một sự liên tưởng độc đáo, mới lạ. Đây là nhà văn đã so sánh cảnh vật thiên nhiên hoang dại với những điều bình dị ở thành thị biến những thứ quen thuộc trở nên quen thuộc hơn.
      • Cảnh bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa → nhà văn đã lấy cái trừu tượng để diễn tả cái trừu tượng.
    • Ngôn ngữ:
      • Kho từ vựng độc đáo
      • Sử dụng từ mới lạ
      • Câu văn dài, ngắt nhịp hợp lí, uyển chuyển nhịp nhàng, miên man.

c. Kết bài

  • Khẳng định những giá trị và vẻ đẹp trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân.

Bài văn mẫu

​Đề bài:  Phân tích tùy bút người lái đò sông đà để thấy rõ phong cách nghệ thuật nhà văn Nguyễn Tuân.

Gợi ý làm bài

Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ đến cái gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. Thích “xê dịch” nên hay viết về những cái gì liên quan đến “xê dịch” như đường sá, sông nước, xe cộ, tàu thuyền, những người có máu giang hồ, du lịch, những người lái xe lái đò… Ông cũng thích những cái gì gây cảm giác mãnh liệt. Thực ra, chủ nghĩa xê dịch, nói như Nguyễn Tuân, cũng là một cách để luôn luôn “thay thực đơn cho giác quan”. Vì thế ông thích tả những cái gì hoặc dữ dội, hoặc mãnh liệt, hoặc đẹp một cách tuyệt đỉnh, tuyệt vời. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, tả gió, tả bão, tả thác nước dữ dội… Nguyễn Tuân cũng là người yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, cây cỏ trên đất nước mình.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Phong cách Nguyễn Tuân nối chung rất độc đáo và phong phú, nhưng ở mỗi tác phẩm lại phô bày những khía cạnh khác nhau, ở bài Người lái đò sông Đà người ta thấy phong cách nghệ thuật của ông thể hiện rõ nhất ở sự nhọn sắc của giác quan nghệ sĩ đi đôi với một kho chữ nghĩa giàu có và đầy màu sắc, góc cạnh đủ sức diễn tả những cảm giác kia, ở lối văn rất mực tài hoa và lịch lãm thể hiện ở cách nhìn sự vật, con người khiến cho bài kí vừa có giá trị văn học cao, vừa cổ giá trị thông tin văn hoá phong phú.

Vừa rồi là tài liệu về đề tài phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà để làm rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Mong rằng tài liệu sẽ tiếp sức cho các em trong quá trình ôn thi THPT sắp tới. Ngoài ra để củng cố toàn bộ kiến thức đã học bằng cách tham khảo thêm bài giảng Người lái đò sông Đà. Chúc các em có một kế hoạch ôn thi THPT Quốc gia hiệu quả!

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF