Hình tượng ông lái đò Lai Châu là một hình tượng nghệ thuật thuộc kiến thức trọng tâm của bài học Người lái đò sông Đà. Để giúp các em ôn tập kĩ hơn về kiến thức trọng tâm này, chuẩn bị tốt hơn cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đây!
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, HỌC247 mời các em xem thêm video hướng dẫn tìm hiểu hình tượng người lái đò trong bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết và dễ hiểu; giúp các em thấy được vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà rất mực tài hoa như chất vàng mười đã qua thử lửa của người dân lao động nơi đây được thể hiện trực tiếp thông qua hình tượng người lái đò sông Đà. Từ đó giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được phân tích nhân vật được chính xác và hấp dẫn hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân bà tùy bút Người lái đò sông Đà.
- Dẫn dắt vào vấn đề: Hình tượng ông lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng hấp dẫn mang đậm phong cách Nguyễn Tuân. Đó là ông lái đò không chỉ trí dũng tuyệt vời, mà còn là một nghệ sĩ rất mực tài hoa trong công việc lao động sông nước, trong nghệ thuật leo thác vượt ghềnh)
b. Thân bài
- Khái quát chung:
- Hoàn cảnh sáng tác và thể loại tù bút
- Giới thiệu chung về người lái đò: Ông có một cuộc sống sông nước gắn liền với thiên nhiên Tây Bắc. Trong tác phẩm, phẩm chất của người lái đò được bộc lộ một cách rõ nét, thể hiện qua “cuộc chiến đấu gian lao” trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thủy chiến ở mặt trận sông Đà.
- Nội dung cần làm rõ
- Lai lịch, chân dung và ngoại hình
- Ngoại hình đặc biệt ấn tượng: tay ông lêu nghêu, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như mặt ghềnh sông, nhãn giới vòi vọi…;ông lái đò đã gàn 70 tuổi, cái đầu đã bạc nhưng còn “quắc thước” lắm đặt trên một thân hình cao to, gọn quánh như chất sừng, chất mun, …
- Ông lái đò hiện lên là một người từng trải, lão luyện, hiểu biết, thành thạo với nghề sông nước độc đáo của mình.
- Là một người tài trí, dũng cảm trong những chuyến vượt thác đầy nguy hiểm
- Thác Sông Đà bày ra “thạch trận” với ba vòng vây để tiêu diệt con thuyền. Nhưng người lái đò dũng cảm, bình tĩnh, hiên ngang vượt qua từng vòng vây của thác.
- Ở vòng vây thứ nhất: người lái đò đã bị thương nhưng vẫn kiên trì phá thạch trận. à Đối diện với những hiểm nguy, người lái đò vẫn hết sức bình tĩnh, hiên ngang như một tướng soái trước kẻ thù. Trước những đòn thù tàn độc của đối phương, ông đã cố nén vết thương, sẵn sàng đối mặt chiến đấu và chiến thắng lũ giặc đá đông đảo, đầy chủ động, hiểm ác, ranh ma.
- Ở vòng vây thứ hai: trong ông không chút sợ hãi trước kẻ thù vì ông vốn giàu kinh nghiệm và nắm chắc quy luật hoạt động của thác nước cũng như địa hình nơi đây. Và cuối cùng ông đã chiến thắng.
- Vòng vây thứ ba: Người lái đò vẫn anh dũng phóng thẳng thuyền, chọc thủng vào cửa giữa, linh hoạt điều khiển và chiến thắng.
- Vẻ đẹp tài hoa tuyệt vời: Phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ, chủ động trong mọi tình huống
- Lai lịch, chân dung và ngoại hình
- Nhận xét:
- Người lái đò được miêu tả như một người lao động dũng cảm vừa như một nghệ sĩ tài hoa của sông nước, rất mực điệu nghệ trong công việc.
- Thông qua hình tượng người lái đò, tác giả đã tô đậm khúc tráng ca về sự nghiệp lao động vinh quang của những con người vô danh, bình dị - những con người mà tác giả đã dày công tìm kiếm.
c. Kết bài
- Khẳng định vẻ đẹp hình tượng người lái đò
- Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Gợi ý làm bài
Với “Sông Đà" Nguyễn Tuân đã đề thơ vào sông núi Tây Bắc. Và Người lái đò sông Đà là một trong 15 bài tùy bút của kiệt tác “Sông Đà" ngào ngạt hương sắc như một cành hoa lan giữa mùa xuân tươi đẹp. Hai hình tượng đầy chất thơ đồng hiện trong bài tùy bút là hình tượng con sông Đà và hình ảnh người lái đò, đúng là "mười phân vẹn mười".
Từ "Vang bóng một thời" đến “Sông Đà", một hành trình 20 năm có lẻ, cụ Nguyễn đã “xê dịch" để đi tìm thứ vàng mười còn tiềm ẩn trong lòng người đó đây. Và một trong hàng triệu độc giả, ta càng cảm thấy sâu sắc hơn bao giờ hết "một trong những nét phong cách nghệ thuật của Ngyễn Tuân là nhìn coi người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ". Ấn tượng ấy càng rõ nét khi ta tiếp cận tùy bút Người lái đò sông Đà .
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Nguyễn Tuân đã khám phá ra bao vẻ đẹp kì thú trong thiên nhiên và con người, đã nhìn sự vật ở phương diện văn hóa nghệ thuật, nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Mạch văn tự do theo dòng cảm xúc lai láng. ông lái đò trong bài tùy bút là một sáng tạo nghệ thuật sáng bừng lên vẻ đẹp nhân văn. Người lái đò sông Đà
Trên cái mênh mang của "Dải sông Đà bọt nước lênh bênh", và giữa lớp lớp trùng vây thạch trận “đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè", ta thấy ông lái đò người Thái quắc thước và con thuyền sáu tay chèo đang dũng mãnh băng băng lướt qua. ông lái đò là một bài ca về lao động và sự sống. Hình ảnh ông đẹp quá, một vẻ đẹp Tây Bắc như đang “đề thơ vào sông nước” Đà Giang.
Tài liệu trên đây đã giúp các em hệ thống những kiến thức cơ bản và trọng tâm nhất về hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà. Để củng cố và nắm chắc toàn bộ kiến thức đã học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Người lái đò sông Đà. Chúc các em có một kì thi THPT Quốc gia thành công!
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024125 - Xem thêm