Bài tập 5 trang 222 SGK Hóa học 12 nâng cao
Sự ăn mòn sắt, thép là một quá trình oxi hóa – khử.
a. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi sắt thép bị ăn mòn.
b. Kẽm hoặc thiếc tráng ngoài vật bằng sắt, thép có tác dụng bảo vệ chống ăn mòn. Hãy giải thích một thực tế là sau một thời gian sử dụng thì vật được tráng bằng kẽm lại có hiệu quả bảo vệ tốt hơn
c. Vì sao thiếc lại được dùng nhiều hơn kẽm để bảo vệ những đồ hộp đựng thực phẩm. Còn lại kẽm lại được dùng nhiều hơn để bảo vệ ống dẫn nước, xô, chậu...?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 5
Câu a:
Sự ăn mòn sắt thép là quá trình ăn mòn điện hóa với anot bị ăn mòn là sắt, catot là cacbon
Tại anot Fe → Fe2+ + 2e
Fe2+→ Fe3+ + e
Tại catot 2H2O + 2e → 2OH- + H2
Sau đó Fe2+ + 2OH-→ Fe(OH)2
Fe3+ + 32OH- → Fe(OH)3
Fe(OH)2, Fe (OH)3 → Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)
Câu b:
Tráng kẽm, thiếc ngoài vật bằng sắt, thép thì kẽm có hiệu quả bảo vệ tốt hơn do:
- Kẽm là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì kẽm bị ăn mòn trước
- Thiếc là kim loại có tính khử yếu hơn sẳt, nếu xảy ra hiện tượng ăn mòn thì sắt bị ăn mòn trước.
Câu c:
Thiếc được dùng nhiều hơn kẽm trong việc sản xuất đồ hộp thực phẩm bởi vì các hợp chất của thiếc an toàn hơn, không gây độc cho con người như hợp chất của kẽm. Tuy nhiên để bảo vệ ông nước, xô, chậu, mái tôn thì kẽm được ưu tiên hơn thiếc vì kẽm bảo vệ sắt chống ăn mòn điện hóa tốt hơn thiếc.
-- Mod Hóa Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 222 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 222 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 6 trang 223 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 7 trang 223 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 8 trang 223 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 9 trang 223 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 37.1 trang 90 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.2 trang 90 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.3 trang 90 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.4 trang 91 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.5 trang 91 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.6 trang 91 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.7 trang 91 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.8 trang 92 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.9 trang 92 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.10 trang 92 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.11 trang 92 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.12 trang 92 SBT Hóa học 12
-
Điện phân 500ml dung dịch Cu(NO¬3)2 xM, với điện cực trơ, sau một thời gian ngừng điện phân và không tháo điện cực khỏi bình. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy Catot tăng 3,2 gam so với trước khi điện phân. Nếu nhúng thanh Fe vào dung dịch ở trên, sau phản ứng hoàn toàn thấy thanh sắt tăng 2 gam so với ban đầu. Giá trị x là?
bởi Khanh Đơn 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân 150 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là?
bởi Lê Thánh Tông 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau một thời gian điện phân 200ml dung dịch CuSO4 với điện cực graphit, khối lượng dung dịch giảm 8,0 gam. Để loại bỏ hết ion Cu2+ còn lại trong dung dịch sau điện phân cần phải dùng vừa hết 8,4 gam bột sắt (phản ứng với hiệu suất 100%). Nồng độ mol/l ban đầu của dung dịch CuSO4 là?
bởi Truc Ly 17/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân (với điện cực trơ) 500ml dung dịch CuSO4 nồng độ x(M), sau một thời gian thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 4,0 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Cho 36,4 gam bột sắt vào dung dịch Y đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 38,2 gam kim loại. Giá trị của x là?
bởi Nhật Duy 17/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Điện phân với điện cực trơ 500ml dung dịch CuSO4 đến khi thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot thì dừng lại. Ngâm một lá sắt vào dung dịch sau điện phân đến khi phản ứng hoàn toàn thì thấy lá sắt tăng 0,8 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là?
bởi Huy Hạnh 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối clorua của một kim loại hóa trị II với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây, thấy khối lượng catot tăng 1.92 gam. Kim loại trong muối clorua ở trên là kim loại nào dưới đây.
bởi An Nhiên 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân nóng chảy hoàn toàn 1,9g muối clorua của một kim loại hóa trị II, được 0,48g kim loại ở catôt. Kim loại đã cho là?
bởi Nguyễn Thủy 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy ,người ta thu được 0,896lit khí (đktc) ở một điện cực và 3,12g kim loại kiềm ở điện cực còn lại . Công thức hóa học của muối điện phân?
bởi Nguyễn Lệ Diễm 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân nóng chảy a gam một muối X tạo bởi kim loại M và một halogen thu được 0,224 lít khí nguyên chất (đktc). Cũng a gam X trên nếu hòa tan vào 100 ml dd HCl 0,5M rồi cho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 10,935 gam kết tủa .tên của halogen đó là?
bởi Lê Vinh 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân dung dịch muối sunfat của kim loại M hóa trị II. Khi ở anot thu được 0,448 lít khí (đktc) thì khối lượng catot tăng 2,368 gam. M là kim loại nào?
bởi Phan Quân 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân 200 ml dung dịch muối M(NO3)2 0,1M trong bình điện phân với điện cực trơ đến khi có khí thoát ra trên catốt thì ngừng điện phân thấy thu được 1,28g kim loại trên catốt. Khối lượng nguyên tử của kim loại M là ?
bởi Mai Đào 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân dung dịch muối clorua của kim loại M với điện cực trơ, catot thu được 16 gam kim loại M,ở anod thu được 5,6 lít khí (đktc). Xác định kim loại M?
bởi Lê Vinh 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân nóng chảy a gam một muối X tạo bởi kim loại M và một halogen thu được 0,896 lít khí nguyên chất (đktc). Cũng a gam X trên nếu hòa tan vào 100 ml dd HCl 1M rồi cho tác dụng với AgNO3 dư thì thu được 25,83 gam kết tủa .Tên của halogen đó là?
bởi Nguyễn Hạ Lan 17/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân nóng chảy 33,3 gam muối clorua của một kim loại M có hóa trị II thu được kim loại M ở catot và 6,72 lít khí duy nhất (đktc) ở anot. Vậy kim loại M là?
bởi Nguyễn Thủy Tiên 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời