Giải bài 7 tr 223 sách GK Hóa lớp 12 Nâng cao
Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3; FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.
Gợi ý trả lời bài 7
Lấy chất trong từng lọ đem hòa tan bằng dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp có chứa FeO và Fe2O3 và tan nhưng không sinh ra khí, 2 hỗn hợp kia tan và kèm theo hiện tượng thoát khí:
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2\(^{\uparrow}\)
Lấy phần dung dịch của hai hỗn hợp chưa nhận được, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào
- Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO do tạo dung dịch FeCl2 khi tác dụng với NaOH tạo kết tủa màu trắng xanh
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
- Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3 do tạo dung dịch hỗn hợp FeCl2 và FeCl3 khi tác dụng với NaOH tạo kết tủa màu trắng xanh lẫn nâu đỏ
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2\(^{\downarrow}\) + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3\(^{\downarrow}\) nâu đỏ + 3NaCl
-- Mod Hóa Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 5 trang 222 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 6 trang 223 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 8 trang 223 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 9 trang 223 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 37.1 trang 90 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.2 trang 90 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.3 trang 90 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.4 trang 91 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.5 trang 91 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.6 trang 91 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.7 trang 91 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.8 trang 92 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.9 trang 92 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.10 trang 92 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.11 trang 92 SBT Hóa học 12
Bài tập 37.12 trang 92 SBT Hóa học 12
-
Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ ,sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catot và một lượng khí X ở anot .Hấp thụ hoàn toàn khí X vào 200ml dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường .Sau phản ứng nồng độ dung dịch NaOH còn lại 0,05M.Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là?
bởi Lê Tấn Vũ 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân 400ml NaCl 1M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, khi tổng thể tích khí thu được ở 2 điện cực bằng 6,72 lít (đktc) thì dừng điện phân. Thêm 100ml AlCl3 0,85M vào dung dịch sau điện phân thu được m gam kết tủa. Giá trị m là?
bởi Hy Vũ 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hòa tan 1,17g NaCl vào nước rồi đem điện phân có màng ngăn , thu được 500ml dd cò pH = 12. Hiệu suất điện phân là?
bởi Lê Văn Duyệt 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi điện phân 500ml dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn xốp thì khối lượng dung dịch giảm 5,475 gam thì ngừng điện phân, thu được dung dịch A. pH của dung dịch A là?
bởi Bánh Mì 17/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Khi điện phân dung dịch K2SO4 ở catot thu được V1 lít khí, ở anot thu được V2 lít khí (các thể tích đo cùng điều kiện). Mối quan hệ giữa V1 và V2 là?
bởi Suong dem 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
. Điện phân hoàn toàn 1 lít dung dịch AgNO3 với 2 điên cực trơ thu được một dung dịch có pH= 2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catod là?
bởi Spider man 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân đến hết 0,1 mol Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, thì sau điện phân khối lượng dung dịch đã giảm bao nhiêu gam?
bởi Trần Phương Khanh 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 (d=1,25g/ml) thu được dung dịch B có khối lượng giảm đi 8 gam so với dung dịch ban đầu. Mặt khác để làm kết tủa hết lượng CuSO4 còn lại trong B phải dùng vừa đủ 1,12 lit H2S (đktc). Nồng độ % của dung dịch CuSO4 trước khi điện phân là?
bởi Quế Anh 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hoà tan 1,28 gam CuSO4 vào nước rồi đem điện phân tới hoàn toàn, sau một thời gian thu được 800 ml dung dịch có pH = 2. Hiệu suất phản ứng điện phân là?
bởi Tram Anh 18/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2. (b) Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
bởi bich thu 08/07/2021
(c) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(d) Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(e) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Ba(AlO2)2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo kết tủa rồi kết tủa tan hết là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho hỗn hợp gồm Ba và Al (tỉ lệ mol tương ứng 1: 1) vào nước dư. (b) Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 1) vào dung dịch HCl dư.
bởi Anh Tuyet 09/07/2021
(c) Cho hỗn hợp gồm Na và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 1)
(d) Cho Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào dung dịch HCl dư, sản phẩm khử NO duy nhất.
(e) Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 1) vào dung dịch H2SO4 loãng dư.
Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được chất rắn?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Mg vào dung dịch \(Fe_2(SO_4)_3\) dư. (b) Dẫn khí \(H_2\) dư qua bột CuO nung nóng.
bởi Quynh Anh 09/07/2021
(c) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(d) Nhiệt phân AgNO3.
(e) Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong các thí nghiệm sau: (a) Cho \(SiO_2\) tác dụng với axit HF. (b) Cho khí \(NH_3\) tác dụng với CuO đun nóng.
bởi Bo Bo 08/07/2021
(c) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH.
(d) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
(e) Cho khí NH3 tác dụng với khí O2, đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường): (a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt(III) clorua. (b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng(II) sunfat. (c) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch sắt(III) clorua. (d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân. (e) Cho crom(III) oxit vào dung dịch natri hiđroxit loãng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
bởi Nguyễn Hồng Tiến 09/07/2021
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời