OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Tổng ôn kiến thức dạng bài tập Môi trường truyền âm Vật lý 7

27/11/2021 551.3 KB 435 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211127/7492119688_20211127_235513.pdf?r=8228
ADMICRO/
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức dạng bài tập Môi trường truyền âm Vật lý 7 bao gồm phần phương pháp giải và các bài tập vận dụng có đáp án sẽ giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về âm học trong chương trình Vật lý 7. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

1. Phương pháp giải

- Âm có thể truyền được qua các môi trường rắn, lỏng, khí. Âm không truyền qua được chân không.

- Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau thì khác nhau. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào bản chất môi trường và nhiệt độ.

- Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.

- Khi âm truyền trong môi trường, âm bị môi trường hấp thụ dần, càng ra xa nguồn âm thì âm nghe được càng nhỏ và mất dần.

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: Vận tốc truyền âm trong không khí vào khoảng:

 A. 340 m/s

 B. 20,4 km/phút

 C. 1224 km/giờ

 D. Tất cả các giá trị trên đều đúng

Hướng dẫn giải:

Vận tốc truyền âm trong không khí vào khoảng 340 m/s

Chọn A

Câu 2: Hãy chọn câu sai:

 A. Chất rắn luôn truyền âm thanh tốt hơn chất lỏng và chất khí.

 B. Âm thanh có thể truyền trong các môi trường chất lỏng, rắn và khí.

 C. Chân không là môi trường không thể truyền âm.

 D. Hầu hết các chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất khí.

Hướng dẫn giải:

Âm có thể truyền được qua các môi trường rắn, lỏng, khí. Âm không truyền qua được chân không.

Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau thì khác nhau. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào bản chất môi trường và nhiệt độ.

Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.

Tuy nhiên không phải mọi chất rắn đều truyền âm thanh tốt hơn chất lỏng, chất khí.

Chọn A

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là sai khi nói về các môi trường truyền âm?

 A. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.

 B. Trong những điều kiện như nhau, chất rắn truyền âm tốt nhất.

 C. Trong những điều kiện như nhau, chất khí truyền âm kém nhất.

D. Trong những điều kiện như nhau, chất lỏng truyền âm kém nhất.

Hướng dẫn giải:

Vận tốc truyền âm trong các môi trường khác nhau thì khác nhau. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào bản chất môi trường và nhiệt độ.

Nói chung, vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.

Chọn D

Câu 4: Khi gõ vào một đầu ống kim loại dài, người đứng phía đầu kia ống nghe được 2 âm phát ra vì:

 A. Ống kim loại luôn phát ra hai âm khác nhau và truyền đến tai ta.

 B. Âm đầu được kim loại truyền đi, âm sau truyền trong không khí.

 C. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do không khí phát ra.

 D. Âm đầu do kim loại phát ra, âm sau do vọng lại.

 E. Âm có tần số cao truyền trước, âm trầm truyền sau.

Hướng dẫn giải:

Khi gõ vào một đầu ống kim loại dài, người đứng phía đầu kia ống nghe được 2 âm vì vận tốc truyền âm trong kim loại lớn hơn trong chất rắn nên sau khi gõ, âm truyền qua hai môi trường đến tai ta cách nhau một thời gian. Một âm được truyền qua kim loại, ta sẽ nghe thấy trước. Âm sau là âm truyền trong không khí.

Chọn B

Câu 5: Ở trên các núi cao, khi gọi nhau khó nghe hơn ở chân núi vì:

A. Không khí ở trên cao lạnh, nên truyền âm kém hơn.

B. Ở trên cao nắng hơn nên âm thanh truyền đi kém hơn.

C. Không khí ở trên cao loãng hơn, nên truyền âm kém hơn.

 D. Ở trên cao gió cản trở việc truyền âm.

 E. Không khí loãng nên có sự hấp thụ bớt âm thanh.

Hướng dẫn giải:

Ở trên các núi cao, không khí ở trên cao loãng hơn, nên truyền âm kém hơn, vì vật gọi nhau khó nghe hơn ở chân núi.

Chọn C

Câu 6: Tìm những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau:

Âm thanh có thể truyền qua các môi trường ….(1)…, ….(2)….và …….(3)…..nhưng âm không thể truyền qua ….(4)…. Nói chung, các chất rắn truyền âm ….(5)….chất lỏng, các chất lỏng truyền âm ….(6)….chất khí. Khi âm truyền trong một môi trường, âm bị hấp thụ dần nên càng xa….(7)…., âm càng nhỏ dần đi rồi….(8)….

Hướng dẫn giải:

Âm thanh có thể truyền qua các môi trường chất rắn, chất lỏng chất khí, nhưng âm không thể truyền qua chân không. Nói chung, các chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng, các chất lỏng truyền âm tốt hơn chất khí. Khi âm truyền trong một môi trường, âm bị hấp thụ dần nên càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ dần đi rồi tắt hẳn.

(1): chất rắn

(2): chất lỏng

(3): chất khí

(4): chấn không

(5): tốt hơn

(6): tốt hớn

(7): nguồn âm

(8): tắt hẳn.

Câu 7: Tại sao khi xem phim nếu đứng xa màn ảnh ta thường thấy miệng các diễn viên mấp máy sau đó mới nghe tiếng.

Hướng dẫn giải:

Vì vận tốc ánh sáng trong không khí lớn hơn vận tốc âm thanh truyền trong không khí. Nên ta nhìn thấy miệng các diễn viên mấp máy, rồi mới nghe thấy tiếng.

Câu 8: Khi nhai kẹo giòn, cứng, ta nghe thấy tiếng động chói tai, nhưng những người xung quanh ta lại hầu như không nghe thấy gì. Hãy giải thích tại sao?

Hướng dẫn giải:

Xương sọ, xương hàm cũng là những chất rắn, nên nó truyền âm tốt đến màng nhĩ làm tai nghe rõ, còn âm truyền qua không khí sang người bên cạnh không tốt bằng. Vì vậy ta nghe được tiếng động chói tai, còn người bên cạnh hầu như không nghe thấy gì.

Câu 9: Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, để phát hiện xe tăng địch từ xa các chiến sỹ ta thường áp tai vào mặt đất. Tại sao?

Hướng dẫn giải:

Vì chất rắn truyền âm tốt hơn chất khí, nên khi áp tai xuống mặt đất, ta nghe rõ các âm thanh do xe tăng chạy trên mặt đất truyền đến hơn so với âm thanh đó truyền qua không khí.

Câu 10: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích tại sao ?

Hướng dẫn giải:

Do tốc độ truyền ánh sáng là 3000000 km/s, vận tốc truyền âm 340 m/s, do đó ánh sáng (tia chớp) truyền đến ta trước khi âm thanh truyền đến. Nên mặc dù tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức dạng bài tập Môi trường truyền âm Vật lý 7. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em có thể tham khảo thêm nội dung các dạng bài tập khác tại đây:

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF