Nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Độ cao của âm môn Vật Lý 7 năm 2021 sẽ giúp các em có thể ôn tập và củng cố các kiến thức bài cũ thật tốt cũng như là giúp các em học sinh có sự chuẩn chu đáo cho bài học mới sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Tần số
- Số dao động trong một giây là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).
2. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.
- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.
Dao động càng nhanh (chậm) tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp).
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Âm cao ( thấp ) phụ thuộc vào yếu tố nào? Khi nào âm phát ra âm cao ( thấp). Âm to ( nhỏ) phụ thuộc vào yếu tố nào? Khi nào âm phát ra to ( nhỏ)
Giải
-Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn.
-Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhỏ.
-Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
-Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ.
-Âm cao, thấp phụ thuộc vào tần số dao động.
-Âm to, nhỏ phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm.
Bài 2: Con muỗi phát ra âm cao hơn con ong đất. Con nào vỗ cánh nhiều hơn? Tại sao?
Giải
Con muỗi vì cánh của nó phải dao động nhanh hơn con ong đất để có thể phát ra âm cao hơn con ông đất.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dảv đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?
A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.
B. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát r2 có tần số càng nhỏ.
C. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.
D. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ.
Câu 2: Có 4 li nước (dạng li cao) giống nhau, được đổ nước vào với các mực nước khác nhau. Dùng thìa gõ vào thành li, ta nghe thấy âm thanh khác nhau phát ra
A. Li có mức nước càng cao âm thanh phát ra càng to
B. Li có mức nước càng thấp phát ra âm thanh càng to
C. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng cao
D. Li có mức nước càng cao phát ra âm thanh càng trầm
Câu 3: Thông thường, tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ :
A. 20Hz đến 20000Hz
B. Dưới 20Hz
C. Lớn hơn 20000Hz
D. 200Hz đến 20000Hz
Câu 4: Tần số là:
A. Các công việc thực hiện trong 1 giây
B. Quãng đường dịch chuyển trong 1 giây
C. Số dao động trong 1 giây
D. Thời gian thực hiện 1 dao động
Câu 5: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?
A. Khi âm phát ra với tần số cao.
B. Khi âm phát ra với tần số thấp.
C. Khi âm nghe to.
D. Khi âm nghe nhỏ.
Câu 6: Hãy so sánh tần số dao động của các ni nhạc “Đồ và Rê”
A. Tần số dao động của âm Đồ lớn hơn tần sô’ dao động của âm Rê.
B. Tần số dao động của âm Đồ nhỏ hơn tần sô’ dao động của âm Rê.
C. Tần số dao động của âm Đồ bằng tần sô’ dao động của âm Rê.
D. Tất cả đều sai
Câu 7: Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn?
A. Vật có tần số dao động 50Hz dao động nhanh hơn
B. Vật có tần số dao động 70Hz dao động nhanh hơn
C. 2 vật dao động bằng nhau
D. Chưa đủ điều kiện để kết luận
Câu 8: Khi vật dao động chậm thì có tần số và âm phát ra như thế nào?
A. Tần số dao động lớn và âm phát ra càng thấp
B. Tần số dao động nhỏ và âm phát ra càng thấp
C. Tần số dao động lớn và âm phát ra càng cao
D. Tần số dao động nhỏ và âm phát ra càng cao
Câu 9: Tính tần số dao động của một vật thực hiện được 360 dao động trong 3 phút.
A. 1Hz B. 4Hz C. 3Hz D. 2Hz
Câu 10: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?
A. Khi vật dao động mạnh hơn
B. Khi vật dao động chậm hơn
C. Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn
D. Khi tần số dao động lớn hơn
Câu 11: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
B. Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
C. Trong 5 giây, mặt trông thực hiện được 500 dao động.
D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động
ĐÁP ÁN
1 |
A |
3 |
A |
5 |
B |
7 |
B |
9 |
D |
11 |
A |
2 |
D |
4 |
C |
6 |
B |
8 |
B |
10 |
D |
|
|
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Độ cao của âm môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231374 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023955 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm