Phương pháp và bài tập tổng hợp về Chống ô nhiễm tiếng ồn môn Vật Lý 7 năm 2021 là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần ôn tập, củng cố các kiến thức đã học. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.
PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
- Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu do 2 nguyên nhân cơ bản:
+ Do nguồn gốc thiên nhiên:
Do hoạt động của núi lửa và động đất. Tuy nhiên đây chỉ là một nguyên nhân thứ yếu, chỉ lúc nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm về tiếng ồn và chỉ thực sự tác động đến các hộ dân sống gần khu vực núi lửa hoặc động đất. Mặt khác đây không phải là nguyên nhân có tính chu kỳ mà nó xảy ra một cách ngẫu nhiên.
+ Do nguồn gốc nhân tạo:
Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn.
Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ chóng mặt, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn, gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe. Ở Việt Nam, số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố khá nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm về tiếng ồn đáng kể.
Máy bay cũng là một nguồn gây ô nhiễm không thể bỏ qua. Lúc máy bay cất cánh hoặc hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm thanh không nhỏ. Nên có biện pháp di dời sân bay ra xa khu vực đông dân cư để giảm thiểu tiếng ồn.
Hơn nữa, việc sử dụng các loại máy móc trong xây dựng là khá phổ biến. Đây là một nguồn góp phần gây ô nhiễm tiếng ồn không nhỏ.
Hoạt động công nghiệp và sản xuất thì việc sử dụng máy móc được xem là không thể thiếu. Tuy nhiên do ý thức của các cơ sở sản xuất, của một số khu công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng tăng cao.
Để chống ô nhiễm tiếng ồn:
Cần làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác. Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Vào ban đê, bạn Mai thường hay khó chịu bởi tiếng kêu tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường. Có phải vào ban dêm, chiếc đồng hồ kêu to hơn không? Hãy giải thích
Giải
Thực ra tiếng tạo ra bởi đồng hồ không to hơn vì do tai ta nghe vào ban đêm nên ít tạp âm vì thế tiếng tạo ra bởi đồng hồ sẽ to hơn
Bài 2: Có một trường học ở liền kề với một đường giao thông lớn . Ở đây có sự ô nhiễm tiếng ồn không ? Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào?
Giải
Hiện tượng đó có sự ô nhiễm tiếng ồn, vì đường giao thông lớn hay có nhiều phương tiện giao thông : có tiếng còi xe, tiếng động cơ,....Cách chống ô nhiễm tiếng ồn là: trồng cây xanh xung quanh khuôn viên của tường để phân tán đường truyền của chúng,...
Bài 3: Có một thác nước lớn . Nước đổ liên tục từ trên cao xuống, tiếng nước ầm ầm suốt ngày đêm. Ở đây có sự ô nhiễm tiếng ồn không? Hãy giải thích tại sao ?
Giải
Hiện tượng này ko có sự ô nhiễm tiếng ồn, vì: thác nước là phong cảnh có sẵn trong môi trường là hiện tượng tự nhiên.
Bài 4: Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Hãy đề ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên.
Giải
Ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn gây nên:
- Tác động và nguồn âm: Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB hoặc yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ ngơi.
- Ngăn chặn đường tryền âm: Xây tường bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường, đóng kín cửa ...
- Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn
A. Nhà ở cạnh chợ
B. Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ
C. Làm việc cạnh máy xay xát thóc, gạo, ngô,…
D. Đáp án B và C
Câu 2: Em hãy tìm câu đúng
A. Ô nhiễm tiếng ồn thường là do các âm thanh hạ âm gây ra
B. Ô nhiễm tiếng ồn thường là do các âm thanh siêu âm gây ra
C. Ô nhiễm tiếng ồn thường là do các âm thanh trong giới hạn nghe được của con người gây ra
D. Cả ba loại trên
Câu 3: Để chống ô nhiễm tiếng ồn ta cần:
A. Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra
B. Ngăn chặn đường truyền âm
C. Làm cho âm truyền theo hướng khác
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng sấm rền
B. Tiếng xình xịch của bánh tảu hoả đang chạy
C. Tiếng sóng biển ầm ầm
D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài
Câu 5: Vật liệu nào dưới đây thường không được dùng để làm vật cách âm giữa các phòng?
A. Tường bêtông
B. Cửa kính hai lớp
C. Rèm treo tường
D. Cửa gỗ
Câu 6: Theo em những âm thanh nào sau đây không phải là ô nhiễm tiếng ồn?
A. Tiếng học sinh nô đùa trong giờ ra chơi
B. Tiếng xe cộ trong thành phố
C. Tiếng tàu hỏa chạy qua khu đông dân cư ban đêm
D. Tiếng còi xe ban đêm
Câu 7: Để chống tiếng ồn giao thông nơi bệnh viện, trường học bằng cách tác động vào nguồn âm là?
A. Trồng nhiều cây xanh xung quanh
B. Treo biển báo cấm bóp còi
C. Xây phòng có cửa kính
D. Xây dựng bệnh viện, trường học cách xa đường giao thông
Câu 8: Sống trong một khu dân cư bị ô nhiễm tiếng ồn do tàu hỏa gây ra. Để em bé của mình không bị thức giấc mỗi khi tàu hỏa chạy qua bạn Linh đã đề nghị với bố mẹ các cách như sau. Theo em cách làm nào sẽ được bố mẹ Linh tán thành
A. Chuyển nhà đi nơi khác không bị ô nhiễm tiếng ồn
B. Không cho tàu hỏa đi ngang qua nơi mình ở
C. Bịt tai em bé lại mỗi khi có tàu đi qua
D. Xây tường cách âm
Câu 9: Để giảm bớt tiếng ồn trong thành phố theo em nên thực hiện những phương pháp nào sau đây
A. Hạn chế lượng xe máy, xe tải lưu thông trong thành phố giờ cao điểm
B. Nên gắn hệ thống giảm thanh cho các phương tiện giao thông
C. Trồng nhiều cây xanh
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 10: Khi phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn ta nên:
A. Nhét bông gòn vào tai
B. Đeo headphone để nghe nhạc suốt giờ làm việc
C. Gắn hệ thống giảm âm vào các động cơ gây tiếng ồn trong công xưởng
D. A và C đều đúng
Câu 11: Em hãy chọn câu sai
A. Ô nhiễm tiếng ồn là những âm thanh rất to làm cho người nghe điếc tai
B. Những tiếng ồn vừa phải nhưng kéo dài, liên tục làm ảnh hưởng xấu đến sự tập trung của người khác cũng được gọi là ô nhiễm
C. Để làm giảm ô nhiễm tiếng ồn thì phải đóng kín phòng và sử dụng những vật liệu cách âm tốt
D. Để làm giảm ô nhiễm tiếng ồn thì phải sử dụng những vật liệu phản xạ âm tốt
ĐÁP ÁN
1 |
D |
3 |
D |
5 |
C |
7 |
A |
9 |
D |
11 |
D |
2 |
C |
4 |
D |
6 |
A |
8 |
D |
10 |
D |
|
|
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Chống ô nhiễm tiếng ồn môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231374 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023955 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm