Mời các em học sinh lớp 7 cùng tham khảo:
Nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Môi trường truyền âm môn Vật Lý 7 năm 2021 do Hoc247 tổng hợp và biên soạn với phần phương pháp, ví dụ và bài tập để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.
PHƯƠNG PHÁP VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.
- Chân không, không thể truyền được âm.
- Trong các môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
Vchất rắn > Vchất lỏng > Vchất khí
- Ở 200C, vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s; trong nước là 1500 m/s; trong thép là 6100 m/s.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1: Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Vận tốc truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 340 m/s
B. 170 m/s
C. 6420 m/s
D. 1500 m/s
Giải
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
⇒ vận tốc truyền âm trong nhôm (chất rắn) phải lớn hơn 1500 m/s
⇒ Chọn đáp án C.
Bài 2: Gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời gian âm truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và khoảng cách. Khi so sánh t1, t2, t3 thứ tự tăng dần là:
A. t1 < t2 < t3
B. t3 < t2 < t1
C. t2 < t1 < t3
D. t3 < t1 < t2
Giải
- Vận tốc truyền âm trong các môi trường:
vrắn > vlỏng > vkhí .
- Vì truyền trong cùng một khoảng cách nên khi vận tốc truyền âm càng lớn thì thời gian truyền âm càng nhỏ nên trắn < tlỏng < tkhí
⇒ t1 < t2 < t3.
=> Chọn A
Bài 3: "Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao ?"
Giải
Vì mặt đất (chất rắn) truyền âm thanh nhanh hơn không khí (vận tốc của âm thanh trong không khí nhỏ hơn trong chất rắn) nên khi áp tai xuống đất ta có thể nghe được tiếng vó ngựa ở khoảng cách xa mà tai đặt trong không khí có thể không nghe được.
Bài 4: Nếu em có một một chiếc raddioo nhỏ, một xilanhvaf các dây nối( có thể chọn thêm các đồ dùng khác như bình, hộp , ...) hãy đề xuất một phương án thí nghiệm chứng minh âm thanh không truyền theo đường thẳng
Giải
Nếu bạn muốn có 1 thí nghiệm chứng minh âm thanh không truyền được trong chân không thì bạn cần chuẩn bị các đồ vật sau đây :
- Máy hút chân không
- Bình thủy tinh kín
- Thiết bị phát âm thanh
Cách tiến hành : Bạn cho thiết bị phát ra âm thanh rồi dùng máy hút chân không hút dần không khí trong bình ra thì sau đó bạn sẽ nghe tiếng mà máy phát ra dần dần nhỏ lại đến thì không nghe được nữa thì lúc đó không khí trong bình đã không còn nữa . Kết luận : âm thanh không truyền được trong môi trường chân không !
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Âm không truyền qua môi trường nào sau đây?
A. Tường bê tông
B. Chân không
C. Nước biển
D. Tầng khí quyển
Câu 2: Tại sao ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét?
A. Vì tia chớp có trước tiếng sét
B. Vì ta nhìn tia chớp theo đường thẳng
C. Vì mắt nhìn nhanh hơn tai nghe
D. Vì vận tốc truyền âm trong không khí chậm hơn vận tốc ánh sáng
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng Sở dĩ chó có thể phát ra những tiếng động lạ mà con người không nghe hấy là vì:
A. Tai chó nhạy với hạ âm
B. Tai chó thường hay áp xuống đất do vậy mà phát hiện được âm thanh nhỏ ngay cả khi đang ngủ
C. Tai chó nhạy với cả siêu âm
D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 4: Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể trò chuyện với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Vì:
A. Âm truyền qua môi trường rắn
B. Âm truyền qua môi trường khí
C. Âm không truyền qua môi trường chân không
D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340 km/s.
B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s
C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s
D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s
Câu 6: Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn
B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn
C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí
D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn
Câu 7: Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Độ cao của âm
B. Độ to của âm
C. Biên độ của âm
D. Cả A và B
Câu 8: Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì:
A. Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng
B. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác
C. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác
D. Những người thích câu cá là những người thích sự yên lặng
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng Âm truyền đi được là do môi trường vậy những môi trường nào sau đây không truyền được âm
A. Nước
B. Không khí
C. Chân không
D. Môi trường bên trong thùng gỗ đậy kín nắp
Câu 10: Em hãy chọn câu sai
A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm
B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm
C. Thép truyền âm tốt hơn gỗ
D. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường
Câu 11: Chọn câu trả lời đúng Âm thanh:
A. Chỉ truyền được trong chất khí
B. Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí
C. Truyền được trong chấ rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không
D. Không truyền được trong chất rắn
Câu 12: Trong các môi trường sau môi trường nào truyền âm tốt?
A. Nước
B. Gỗ
C. Tường bê tông
D. Thanh thép
Câu 13: Em hãy chọn câu sai
A. Môi trường càng loãng khi âm truyền đi càng nhanh
B. Môi trường càng dày đặc thì âm truyền đi càng nhanh
C. Để nghe được âm thanh cần có môi trường truyền âm
D. Sự truyền âm là sự lan truyền dao động âm
Câu 14: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa?
A. 1700m B. 170m
C. 340m D. 1360m
ĐÁP ÁN
1 |
B |
3 |
D |
5 |
A |
7 |
A |
9 |
C |
11 |
B |
13 |
A |
2 |
D |
4 |
D |
6 |
B |
8 |
C |
10 |
A |
12 |
D |
14 |
A |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp và bài tập tổng hợp về Môi trường truyền âm môn Vật Lý 7 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231374 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023955 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm