Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức về nguồn âm HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Phương pháp Nhận biết bộ phận dao động trong nguồn âm Vật lý 7 được HOC247 biên tập và tổng hợp nhằm giúp các em tự luyện tập. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
1. Phương pháp giải
- Một vật rung động hay chuyển động quanh một vị trí (gọi là vị trí cân bằng) được gọi là dao động.
- Từ lúc chuyển động đến khi trở về trạng thái dó, vật thực hiện được một dao động. Thời gian vật thực hiện được một dao động gọi là chu kì của dao động. Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số, nó cho biết vật dao động nhanh hay chậm. Đơn vị của tần số là Héc (kí hiệu là Hz).
- Độ lệch lớn nhất của vật khi dao động gọi là biên độ của dao động.
- Một vật phát ra âm khi nó dao động.
2. Bài tập vận dụng
Câu 1: Những nhạc cụ nào sau đây phát ra âm thanh là nhờ các cột không khí dao động trong nhạc cụ đó?
A. Sáo.
B. Kèn hơi.
C. Khèn.
D. Cả 3 nhạc cụ trên.
Hướng dẫn giải:
Các nhạc cụ thuộc bộ khí thì phát ra âm thanh nhờ các cột không khí bên trong nhạc cụ đó dao động, bao gồm: sáo, khèn, kèn hơi, …
Câu 2: Chọn các từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Khi một vật ………………., các lớp không khí xung quanh vật dao động theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho …………………. Dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên ………………, khiến ta cảm nhận được âm thanh.
Hướng dẫn giải:
Khi một vật dao động, các lớp không khí xung quanh vật dao động theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho màng nhĩ dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên não, khiến ta cảm nhận được âm thanh.
Câu 3: Khi ta đang nghe đài thì:
A. Màng loa của đài bị lộn
B. Màng loa của đài bị căng ra
C. Màng loa của đài bị bẹp
D. Màng loa của đài bị dao động
Hướng dẫn giải:
Màng lòa của đài là bộ phận bị dao động phát ra âm thanh.
Chọn D
Câu 4: Bóp tay vào con chút chít đồ chơi thấy có tiếng kêu . Âm thanh đó gây bởi dao động của bộ phận nào?
A. Bàn tay
B. Bộ phận “lưỡi gà ” của con chút chít
C. Vỏ con chút chít
D. Không khí ở bên trong con chút chít
Hướng dẫn giải:
Bộ phận lưỡi gà của con Chút chít là bộ phận dao động để phát ra âm thanh.
Chọn B
Câu 5: Bộ phận nào sau đây dao động khi cái trống phát ra âm thanh:
A. Mặt trống
B. Dùi trống
C. Bàn tay
D. Vỏ trống
Hướng dẫn giải:
Khi đánh trống, mặt trống dao động và phát ra âm thanh.
Chọn A
Câu 6: Người nghệ sĩ gõ vào các thanh trúc trên đàn Tơ-rưng, ta nghe thấy âm thanh phát ra, bộ phận nào đã dao động phát ra âm thanh?
A. Thanh gõ
B. Lớp không khí xung quanh thanh gõ.
C. Các ống trúc
D. Các thanh đỡ của đàn.
Hướng dẫn giải:
Các ống trúc của cây đàn Tơ - rưng dao động phát ra âm thanh.
Chọn C
Câu 7: Đặt hai tờ giấy mỏng sát vào nhau, thổi vào giữa hai tờ giấy, ta nghe thấy âm phát ra. Chỉ ra bộ phận dao động ở đây?
Hướng dẫn giải:
Khi thổi vào giữa hai từ giấy, lớp không khí ở giữa hai tờ giấy dao động phát ra âm thanh.
Câu 8: Bộ phận nào là bộ phận dao động trong chiếc đàn ghi ta ?
Hướng dẫn giải:
Khi ta dùng tay, gảy vào dây đàn ghi ta, dây đàn dao động phát ra âm thanh.
Câu 9: Khi đóng đinh, ta thường nghe thấy âm thanh phát ra, âm thanh đó do vật nào dao động phát ra?
Hướng dẫn giải:
Khi đóng đinh, đầu của đinh sẽ dao động và phát ra âm thanh.
Câu 10: Khi thổi sáo, bộ phận nào phát ra âm thanh?
Hướng dẫn giải:
Khi thổi sáo, không khí trong ống sáo dao động và phát ra âm thanh.
Câu 11: Khi thổi sáo, bộ phận nào phát ra âm thanh?
Hướng dẫn giải:
Khi thổi sáo, không khí trong ống sáo dao động và phát ra âm thanh.
Câu 12: Tại sao khi một con muỗi bay ngang qua, ta lại nghe thấy tiếng vo ve?
Hướng dẫn giải:
Khi con muỗi bay, cánh của nó dao động và phát ra âm thanh.
Câu 13: Khi nghe đài hay xem tivi thì ta nghe thấy âm thanh, bộ phận nào dao động phát ra các âm thanh đó?
Hướng dẫn giải:
Khi xem ti vi hay nghe đài, loa là nguồn âm, bộ phận màng loa dao động phát ra âm thanh.
Câu 14: Một cái quạt khi quay phát ra âm thanh. Âm thanh đó có phải do cánh quạt quay phát ra hay không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
Âm thanh không phải do cánh quạt quay phát ra, vì cánh quạt quay tròn, không dao động. Âm thanh là do không khí xung quanh cánh quạt dao động phát ra.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Phương pháp Nhận biết bộ phận dao động trong nguồn âm Vật lý 7. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em có thể tham khảo thêm nội dung các dạng bài tập khác tại đây:
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Vật lý 12 năm 2023 - 2024
09/10/20231374 -
Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024
09/10/2023955 -
100 bài tập về Dao động điều hoà tự luyện môn Vật lý lớp 11
14/08/2023338 - Xem thêm