OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT năm 2022-2023

24/10/2022 1011.41 KB 975 lượt xem 3 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221024/670683929994_20221024_142203.pdf?r=7057
ADMICRO/
Banner-Video

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT năm 2022-2023 được HOC247 biên soạn chi tiết nhằm phục vụ cho các em học sinh trong quá trình ôn thi môn Khoa học tự nhiên 7 KNTTNội dung tài liệu gồm tóm tắt các kiến thức trọng tâm và các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức đã học sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng và chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

 

 
 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KNTT
NĂM HỌC 2022-2023

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. NGUYÊN TỬ

Nguyên tử là những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện, cấu tạo nên chất.

Cấu tạo nguyên tử

- Vỏ nguyên tử (gồm các hạt electron mang điện tích âm sắp xếp thành từng lớp.)

- Hạt nhân nguyên tử (gồm các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện)

Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, được coi bằng khối lượng của hạt nhân và có đơn vị là amu.

1.2. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Nguyên tố hoá học: là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.

Tên nguyên tố hóa học: Mỗi nguyên tố hoá học đều có tên gọi riêng.

Kí hiệu hóa học: được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.

1.3. TỐC ĐỘ

Tốc độ cho biết một vật chuyển động nhanh hay chậm. 

- Đơn vị đo tốc độ: m/s và km/h.

- Công thức tính tốc độ: v = s/t

Đo tốc độ

- Bằng đồng hồ bấm giây

- Bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

- Thiết bị "bắng tốc độ": thường được dùng để xác định tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

Tốc độ và an toàn giao thông

- Cần phải tuân thủ các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn.

- Người tham gia giao thông vừa phải có ý thức thực hiện an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

1.4. ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG THỜI GIAN

Đồ thị quãng đường - thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó

Sử dụng đồ thị quãng đường - thời gian

- Mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi, vị trí của vật ở những thời điểm xác định.

- Biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi.

1.5. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Khái niệm

Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại môi trường các chất thải.

- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Vai trò: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động.

1.6. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Quá trình quang hợp

Vai trò của lá với chức năng quang hợp:

- Lá cây là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp.

- Bên trong lá có nhiều lục lạp, có khả năng hấp thu và biến đổi năng lượng ánh sáng.

Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp: chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

- Ánh sáng

- Carbon dioxide

- Nước

- Nhiệt độ

1.7. HÔ HẤP TẾ BÀO

Hô hấp tế bào

Glucose + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (ATP và nhiệt)

Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào: có biểu hiện trái ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Nhiệt độ

- Nồng độ khí oxygen

- Nồng độ khí carbon dioxide

- Nước

Vận dụng hô hấp tế bào trong thực tiễn

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn sản xuất (cày, bừa, xới xáo, ... làm tăng hàm lượng O2 trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp) và bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng các biện pháp phơi/ sấy khô, giữ lạnh hay bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

2. BÀI TẬP

Câu 1: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên được thực hiện qua các bước:

(1) Hình thành giả thuyết 

(2) Rút ra kết luận

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết

(4) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu

(5) Thực hiện kế hoạch

Em hãy sắp xếp các bước trên cho đúng thứ tự của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:

A. 1-2-3-4-5

B. 5-4-3-2-1

C. 4-1-3-5-2

D. 3-4-1-5-2

Câu 2: Những hạt nào được tìm thấy trong hạt nhân của nguyên tử?

A. Các hạt mang điện tích âm (electron).

B. Các hạt neutron và hạt proton.

C. Các hạt neutron không mang điện.

D. Hạt nhân nguyên tử không chứa hạt nào bên trong.

Câu 3: Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton?

A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm.

B. Proton là một hạt mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.

C. Proton là một hạt không mang điện và được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử.

D. Proton là một hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử.

Câu 4: Một đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu) theo định nghĩa có giá trị bằng

A. 1/16 khối lượng của nguyên tử oxygen.

B. 1/32 khối lượng của nguyên tử sulfur.

C. 1/12 khối lượng của nguyên tử carbon.

D. 1/10 khối lượng của nguyên tử boron.

Câu 5: Trong các nguyên tử sau, nguyên tử nào có khối lượng nguyên tử lớn nhất?

A. Na.

B. O.

C. Ca.

D. H.

Câu 6: Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị

A. gam.

B. amu.

C. mL.

D. kg.

Câu 7: Điền từ phù hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”.

A. electron.

B. proton.

C. neutron.

D. neutron và electron.

Câu 8: Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là

A. 110.

B. 102

C. 98.

D. 82.

Câu 9: Kí hiệu hóa học của kim loại calcium là

A. Ca.

B. Zn.

C. Al.

D. C.

Câu 10: Nguyên tố hóa học là tập hợp nguyên tử cùng loại có …

A. cùng số neutron trong hạt nhân.

B. cùng số proton trong hạt nhân.

C. cùng số electron trong hạt nhân.

D. cùng số proton và số neutron trong hạt nhân.

Câu 11: Đơn vị đo tốc độ thường dùng là:

A. km/s                            B. km/h                            C. m/h                        D. m/min

Câu 12: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian

(1) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

(2) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

(3) Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.

Thứ tự đúng của các bước là

A. (1), (3), (2).

B. (3), (2), (1).

C. (1), (2), (3).

D. (3), (1), (2).

Câu 13: Hình dưới là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động.

Dựa vào hình vẽ, hãy kiểm tra các thông tin sau đây là sai.

A. Tốc độ của vật là 2 m/s.

B. Sau 2s, vật đi được 4 m.

C. Từ giây thứ 4 đến giây thứ 6, vật đi được 12 m.

D. Thời gian để vật đi được 8 m là 4 s.

Câu 14: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với:

A. Sự chuyển hóa của sinh vật.

B. Sự biến đổi các chất.

C. Sự trao đổi năng lượng.

D. Sự sống của sinh vật.

Câu 15: Sản phẩm của quang hợp là

A. Nước, carbon dioxide.

B. Ánh sáng, diệp lục.

C. Oxygen, glucose.

D. Glucose, nước.

Câu 16: Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là

A. Nước, hàm lượng khí cacbon dioxide, hàm lượng khí oxygen.

B. Nước, hàm lượng khí cacbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ.

C. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng.

D. Nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ.

Câu 17: Trong tế bào của hầu hết các sinh vật nhân thực,quá trình hô hấp xảy ra trong loại bào quan nào?

A. Ti thể.

B. Lục nạp.

C. Không bào.

D. Nhân tế bào.

Câu 18: Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp của tế bào để giúp hạt nảy mầm là

A. Nước, khí oxygen.

B. Khí oxygen, khí cacbon dioxide

C. Khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

D. Nước, khí oxygen, khí cacbon dioxide, nhiệt độ.

Câu 19: Trình bày khái niệm về nguyên tố hóa học? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ trái đất?

Câu 20: Quan sát hình dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

a) Số hạt proton trong các nguyên tử có trong hình trên là bao nhiêu hạt?

b) Các nguyên tử khác nhau sẽ có số hạt nào khác nhau?

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

C

B

D

C

C

B

B

C

A

10

11

12

13

14

15

16

17

18

B

B

A

C

D

C

B

A

D

 

Câu 19 

- Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là nguyên tố hóa học.

- Nguyên tố phổ biến nhất trong lớp vỏ Trái đất là oxygen, Kí hiệu hóa học là O.

Câu 20

a)

Nguyên tử

Carbon

Nitrogen

Oxygen

Số hạt proton

6

7

8

 

b) Các nguyên tử khác nhau có số hạt proton khác nhau.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Khoa học tự nhiên 7 KNTT năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.  

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF