OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 7 KNTT năm học 2022-2023

21/10/2022 517.8 KB 1144 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221021/556299323776_20221021_164652.pdf?r=7252
ADMICRO/
Banner-Video

Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 7 ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 7 Kết nối tri thức năm học 2022-2023. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các em trong quá trình học tập và ôn thi Toán 7 Kết nối tri thức.

 

 
 

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đại số

a) Số hữu tỉ

- Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ.

- Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ

Nhận biết:

+ Nhận biết được số hữu tỉ và lấy được ví dụ về số hữu tỉ.

+ Nhận biết được tập hợp các số hữu tỉ.

+ Nhận biết được số đối của một số hữu tỉ.

+ Nhận biết được thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ.

- Thông hiểu: Biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số.

- Vận dụng: So sánh được hai số hữu tỉ

b) Các phép tính với số hữu tỉ

Thông hiểu:

+ Mô tả được phép tính luỹ thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ và một số tính chất của phép tính đó (tích và thương của hai luỹ thừa cùng cơ số, luỹ thừa của luỹ thừa).

+ Mô tả được thứ tự thực hiện các phép tính, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế trong tập hợp số hữu tỉ.

Vận dụng:

+ Thực hiện được các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia trong tập hợp số hữu tỉ

+ Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số hữu tỉ trong tính toán (tính viết và tính nhẩm, tính nhanh một cách hợp lí).

+ Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với các phép tính về số hữu tỉ. (ví dụ: các bài toán liên quan đến chuyển động trong Vật lí, trong đo đạc,...).

Vận dụng cao: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với các phép tính về số hữu tỉ.

1.2. Phần Hình học

- Các hình khối trong thực tiễn

- Hình hộp chữ nhật và hình lập phương

Nhận biết:

Mô tả được một số yếu tố cơ bản (đỉnh, cạnh, góc, đường chéo) của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.

Thông hiểu: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính thể tích, diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật, hình lập phương (ví dụ: tính thể tích hoặc diện tích xung quanh của một số đồ vật quen thuộc có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương,...).

- Lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác

Nhận biết

+ Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

+ Mô tả được một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

Vận dụng : Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản) gắn với việc tính chu vi và diện tích của các hình đặc biệt nói trên.

- Góc và đường thẳng song song

- Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc

Nhận biết:

+ Nhận biết được các góc ở vị trí đặc biệt (hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh).

+ Nhận biết được tia phân giác của một góc.

+ Nhận biết được cách vẽ tia phân giác của một góc bằng dụng cụ học tập

2. Bài tập tự luyện

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Trong các câu sau câu nào đúng?

A.  \(\frac{3}{7} \in Q\) 

B. \(\frac{1}{2} \in Z\) 

C. \(\frac{{ - 9}}{5} \notin Q\) 

D.  \(-6 \in Q\) 

Câu 2. Tập hợp các số hữu tỉ kí hiệu là:

A. N;                         

B.\({{N}^{*}}\);                      

C. Q ;                     

D. Z .

Câu 3 .Số đối cùa \(\frac{{ - 2}}{3}\) là:

A. \(\frac{{ 2}}{3}\)                         

B. \(\frac{{ 3}}{2}\)                       

C.  \(\frac{{ -3}}{2}\)                     

D.  \(\frac{{ 2}}{-3}\)  

Câu 4.  Điểm B trên trục số biểu diễn số hữu tỉ nào sau đây:

A. \(\frac{{ -2}}{3}\)                      

B. \(\frac{{ -2}}{5}\)           

C.  \(\frac{{ -1}}{3}\)  

D.  \(\frac{{ 2}}{6}\)  

Câu 5. Phép tính nào sau đây không đúng?

A. \({x^{18}}:{x^6} = {x^{12}}\left( {x \ne 0} \right)\)      

B. \({x^4}.{x^8} = {x^{12}}\)

C. \({x^2}.{x^6} = {x^{12}}\)         

D. \({\left( {{x^3}} \right)^4} = {x^{12}}\)

Câu 6: Cho các số sau \(\frac{4}{6}=0,66...6;\frac{3}{4}=0,75;\frac{20}{15}=1,333....3;\frac{5}{4}=1,25\)số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn?

A. \(\frac{4}{6}=0,66...6;\frac{20}{15}=1,333....3\);                                 

B. \(\frac{3}{4}=0,75;\frac{5}{4}=1,25\);

C. \(\frac{4}{6}=0,66...6;\frac{3}{4}=0,75\);                                         

D. \(\frac{4}{6}=0,66...6;\frac{3}{4}=0,75;\frac{20}{15}=1,333....3\);

Câu 7: Số mặt của hình hộp chữ nhật  là:

A. 3;                    

B.4;                  

C. 5 ;      

D. 6 .

Câu 8: Thể tích của hình hộp chữ nhật bên là:

A. 6 cm3;                

B.8 cm3;             

C. 12 cm3 ;       

D. 24 cm3.

Câu 9. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bên là:

A. 12 cm2;                 

B.24 cm2;           

C. 36 cm2 ;    

D. 42 cm2

Câu 10:  Tiên đề Euclid được phát biểu: 

“ Qua một điểm M nằm ngoài đường thẳng a ....”

A. Có duy nhất một đường thẳng đi qua M và song song với a.    

B. Có hai đường thẳng song song với a.

C. Có ít nhất một đường thẳng song song với a.    

D. Có vô số đường thẳng song song với a.

..........

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 7 KNTT năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF