OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm 2022-2023​​

22/10/2022 798.14 KB 2057 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20221022/965328192143_20221022_112715.pdf?r=647
ADMICRO/
Banner-Video

thi giữa HK1 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến các em Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm 2022-2023​​. Nội dung bám sát theo chương trình học trong nhà trường giúp các bạn học sinh ôn tập và luyện tập lại kiến thức đã học, đồng thời cũng chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo!

 

 
 

1. Lý thuyết

Phần 1: Truyện ngắn/Thơ 4 chữ, 5 chữ

* Nhận biết:

- Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản; ngôi kể, đặc điểm của lời kể, sự thay đổi ngôi kể; tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

- Nhận biết được đặc điểm của thơ: thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, bố cục, những hình ảnh tiêu biểu; các yếu tự sự, miêu tả được sử dụng trong thơ.

- Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

- Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); các thành phần của câu (thành phần câu được mở rộng)

- Xác định được nghĩa của từ.

* Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện; nêu được chủ đề, thông điệp của văn bản; hiểu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu và cách kể; phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại.

- Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ; rút ra chủ đề, thông điệp của tác phẩm; phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ

- Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ, một số yếu tố Hán Việt; công dụng của dấu chấm lửng…

* Vận dụng:

- Thể hiện được ý kiến, quan điểm về những vấn đề đặt ra trong ngữ liệu.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

- Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

- Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

Phần 2. Viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học.

- Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học

- Thông hiểu: Viết đúng về kiểu bài, về nội dung, hình thức

- Vận dụng: Viết được bài văn phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bố cục rõ ràng, mạch lạc, ngôn ngữ trong sáng, làm sáng tỏ nhân vật phân tích.

- Vận dụng cao: Viết được bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Bài viết có đủ những thông tin về tác giả, tác phẩm, vị trí của nhân vật trong tác phẩm; phân tích được các đặc điểm của nhân vật dựa trên những chi tiết về lời kể, ngôn ngữ, hành động của nhân vật.

2. Đề thi minh họa

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Trong văn bản Bầy chim chìa vôi, Mên hay Mon là nhân vt chính?

A. Mên

B. Mon

C. Cả hai là nhân vật chính

D. Không có nhân vt chính

Câu 2: Văn bản Bầy chim chìa vôi nói về nội dung gì?

A. Câu chuyện về hai cậu bé giàu lòng nhân hậu, tình yêu thương bầy chim nhỏ bé nhưng kiên cường, dũng cảm

B. Viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình

C. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu

D. Một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh. Lúc này, An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích Đi lấy mt là?

A. Kể lại việc lần đầu An gặp tía nuôi

B. Kể lại vic An gặp Võ Tòng

C. Kể lại vic An theo tía nuôi đi lấy mt ong trong rừng U Minh

D. Kể lại cuộc chạm trán với hổ của Võ Tòng

Câu 4: Nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật là một cu bé như thế nào?

A. Nghịch ngợm, phá phách, thích trêu chọc Cò

B. Nghịch ngợm, ham học hỏi, thích khám phá

C. Ngoan ngoãn, nhút nhát, hay sợ st

D. Nhút nhát, thích khám phá

Câu 5: Trạng ngữ là gì?

A. Là phương thức biểu đạt của câu

B. Là biện pháp tu từ trong câu

C. Là thành phần phụ của câu

D. Là thành phần chính của câu

Câu 6: Từ láy là gì?

A. Là những từ có sự đối xứng âm với nhau

B. Là những từ có các tiếng lặp lại hoàn toàn, một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu, giống nhau phần phụ âm đầu hoặc phần vần

C. Là những từ có các tiếng được ghép lại với nhau tạo thành

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ Ngàn sao làm việc như thế nào?

A. Hối hả

B. Mệt mỏi

C. Phấn khích

D. Thong dong

Câu 8: Để trình bày ngắn gọn nội dung chính của một văn bản, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu,… người ta thường sử dụng thao tác gì?

A. Chứng minh

B. Phân tích

C. So sánh

D. Tóm tắt

Câu 9: Khi viết văn bản tóm tắt, cần tuân thủ các bước nào?

A. Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí

B. Dùng lời văn của bản thân kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt

C. Đảm bảo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt

D. Tất cả đáp án trên

Câu 10: Mục đích của tóm tắt một văn bản là gì?

A. Kể lại cốt truyện bằng lời của nhân vật

B. Trình bày ngắn gọn nội dung chính của văn bản

C. Sao chép lại văn bản

D. Chỉnh sửa lại văn bản gốc

Phần II: Viết

Hãy tóm tắt lại một tác phẩm mà em đã học trong cương trình Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức bằng một đoạn văn khoảng 5 – 10 dòng..

ĐÁP ÁN

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1. C

Câu 2. A

Câu 3. C

Câu 4. B

Câu 5. C

Câu 6. B

Câu 7. D

Câu 8. D

Câu 9. D

Câu 10. B

Phần II: Viết

Hãy tóm tắt lại một tác phẩm mà em đã học trong cương trình Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức bằng một đoạn văn khoảng 5 – 10 dòng.

Tóm tắt tác phẩm Bầy chim chìa vôi

Vào một đêm mưa bão, hai anh em Mon và Mên trằn trọc không ngủ được vì lo lắng cho bầy chim chìa vôi, làm tổ ở bãi cát giữa sông. Suy nghĩ lo lắng khiến cả hai anh em không ngủ được, quyết tâm đi đến bờ sông ngay trong đêm để mang những chú chim vào bờ. Khi bình minh lên, dải cát vẫn còn lộ ra trên mặt nước, trong khoảnh khắc cuối cùng, những chú chim non bay lên không trung khiến hai đứa trẻ vui mừng, hạnh phúc.

Tóm tắt tác phẩm Đi lấy mật

Câu chuyện trong văn bản kể về một lần đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Trên đường đi, An đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: ban mai, bầy ong, đàn chim, v.v... Lúc nghỉ mệt, tía nuôi và thằng Cò đã chỉ đàn ong mật cho An. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Chẳng may, thằng Cò bị ong đốt. Tía nuôi An - tía của thằng Cò đã bôi vôi lên trên vết đốt đó và ông chỉ đuổi đàn ong đi để lấy mật. Trước khi ra về, đám người bọn họ đã ăn cơm cho đỡ đói và dự định hôm sau sẽ phải mang gùi to hơn để lấy đc nhiều mật hơn. Lúc ăn cơm, An đã suy nghĩ về cách làm tổ nuôi ong trên thế giới và thấy rằng không nơi nào giống cách đặt kèo ở rừng U Minh.

Tóm tắt tác phẩm Trở gió

Đoạn trích là cuộc hẹn của nhân vật “tôi” cùng với những cơn gió chướng. Đối với tác giả, mỗi lần mùa gió về, tâm trạng của “tôi” lại lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa không rõ ràng. Mặc dù nuối tiếc vì thời gian trôi gấp gáp với nhiều chuyện chưa thể thực hiện, nhưng nhân vật “tôi” vẫn mong gió chướng về, bởi những cơn gió này đã trở thành một phần của cuộc sống, của những kí ức tươi đẹp nơi quê nhà.

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 7 KNTT năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF